11/02/2018 06:47 GMT+7

Cách mạng chăm sóc sức khoẻ đến cùng công nghệ

HỒNG VÂN
HỒNG VÂN

TTO - Với sự hỗ trợ của công nghệ, mỗi chúng ta có thể làm bác sĩ cho chính mình.

Cách mạng chăm sóc sức khoẻ đến cùng công nghệ - Ảnh 1.

Lưu trữ có hệ thống và toàn bộ lịch sử y tế cá nhân sẽ là xu hướng cùng sự phát triển công nghệ - Ảnh: Internet

Ngày nay bệnh nhân có thể tìm kiếm lời tư vấn y tế phù hợp và hữu ích trên Internet, tự thực hiện những xét nghiệm đơn giản với bộ test mua ở quầy thuốc, sử dụng điện thoại thông minh giám sát sức khoẻ và tích hợp lịch sử y tế cá nhân vào điện thoại… Những việc này giúp tăng cường chất lượng điều trị cho chính chúng ta.

Thông tin lịch sử y tế được tổng hợp trong một thời gian dài có ích theo nhiều cách.

Một là giúp cho việc chẩn đoán bệnh tốt hơn. Ví dụ, nếu lo lắng về bệnh tim, bạn có thể mua chiếc đồng hồ để theo dõi chứng rối loạn nhịp tim. Có rất nhiều ứng dụng hữu ích trên điện thoại để phát hiện nhiều loại bệnh, từ bệnh ung thư da đến cả bệnh Parkinson.

Các nghiên cứu đang được thực hiện đưa ra kết quả phân tích từ mồ hôi thay vì phải làm xét nghiệm máu.

Lợi ích thứ hai của thông tin lịch sử y tế cá nhân là giúp quản lý các căn bệnh phức tạp. Ví dụ ứng dụng về bệnh tiểu đường sẽ giúp giám sát lượng đường máu và lượng thức ăn ăn vào và về lâu dài, có thể hạn chế những tai biến gây mù mắt hoặc hoại tử.

Ba là bệnh nhân có thể nâng cao hiệu quả điều trị của mình. Do tăng cường minh bạch và chia sẻ thông tin trên cơ sở những tiêu chuẩn chung về chia sẻ sử dụng thông tin đúng, bệnh nhân sẽ dễ dàng phát hiện các sai sót có thể có trong hồ sơ y tế của mình.

Việc mỗi người tự tổng hợp thông tin cho bệnh nhân xuất phát từ khả năng đáp ứng của công nghệ. Trí thông minh nhân tạo (AI) đã được lập trình để phát hiện các mô ung thư cũng như các tổn thương võng mạc. Do thông tin y tế cá nhân được tổng hợp từ điện thoại và các thiết bị đeo thông minh, AI sẽ càng hiệu quả hơn. 

Trong tương lai, AI thậm chí có thể còn đưa ra chẩn đoán y tế từ tổng hợp các triệu chứng của chúng ta, nhận ra những hành vi sống hằng ngày có thể dẫn đến trầm cảm hoặc những nguy cơ mắc bệnh tim. Bộ dữ liệu y tế cá nhân sẽ giúp chúng ta dễ dàng hơn trong việc trao đổi với những người cùng hoàn cảnh và tìm hiểu các phản ứng của họ với các phương án điều trị.

Tuy nhiên, không phải ai cũng thích trở thành bác sĩ cho riêng mình. Nhiều người cảm thấy yên tâm hơn khi giao trách nhiệm này cho các chuyên gia. Nếu bạn có dữ liệu y tế của mình, bạn hoàn toàn có thể chia sẻ chúng với người mình/cơ sở y tế mình tin tưởng.

Tuy nhiên, tạp chí The Economist cũng nhấn mạnh những lợi ích của công nghệ mới thường sẽ tập trung vào nhóm người giàu có. Một nguy cơ khác nữa đối với việc mở rộng minh bạch thông tin là có thể khuyến khích những người mạnh khoẻ không mua bảo hiểm và như thế, quỹ bảo hiểm sẽ không đủ để chi trả cho những người mua cần sự hỗ trợ.

Bảo mật là một vấn đề rủi ro khác khi điều này thành hiện thực. Dữ liệu của bệnh nhân được lưu trữ và chia sẻ giữa nhiều cơ sở y tế sẽ có nguy cơ bị tấn công hoặc sử dụng sai mục đích nhiều hơn.

Cách mạng chăm sóc sức khoẻ đến cùng công nghệ - Ảnh 2.

Số hoá hồ sơ y tế là xu hướng tất yếu - Ảnh: Internet.

Liệu lợi ích của việc hệ thống và lưu trữ thông tin y tế có đáng để cân nhắc các rủi ro tiềm ẩn của nó? Câu trả lời - là có. Nhiều quốc gia hiện đang mở rộng hệ thống lưu trữ thông tin y tế của mình - nhất là Thuỵ Điển. Thuỵ Điển đặt mục tiêu cho phép mọi công dân có thể tiếp cận lịch sử y tế của mình vào năm 2020 và hiện hơn 1/3 người dân nước này đã mở tài khoản đăng kí.

Nghiên cứu cho thấy các bệnh nhân được tiếp cận hồ sơ y tế của mình có hiểu biết tốt hơn về tình trạng bệnh của bản thân và việc điều trị cho họ có nhiều khả năng thành công hơn.

Thử nghiệm ở Mỹ và Canada cũng cho thấy ngoài việc làm bệnh nhân hài lòng hơn, lưu trữ lịch sử thông tin y tế còn giúp làm giảm chi phí điều trị do các y bác sĩ ít phải đặt các câu hỏi hơn vì có thể truy xuất từ dữ liệu.

Xu hướng này thành hiện thực chắc chắn sẽ không là điều gây ngạc nhiên bởi chúng ta chính là người quan tâm nhất đến sức khoẻ của mình.

HỒNG VÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Từ 1-7, hơn 500 bệnh mạn tính được cấp thuốc đến 3 tháng/lần, ai cũng mừng

Sau thời gian người bệnh mạn tính 'than trời' về việc xếp hàng dài lấy đơn thuốc cũ, chính thức từ ngày 1-7, hơn 250 bệnh mạn tính điều trị ổn định sẽ được cấp thuốc đến 3 tháng/lần, thay vì tối đa 30 ngày như trước đây.

Từ 1-7, hơn 500 bệnh mạn tính được cấp thuốc đến 3 tháng/lần, ai cũng mừng

Thay đổi thói quen buổi tối thế nào để tăng thời gian tập thể dục?

Một nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa thời gian đi ngủ và mức độ hoạt động thể chất, chỉ ra những điều bạn có thể làm để tập thể dục nhiều hơn.

Thay đổi thói quen buổi tối thế nào để tăng thời gian tập thể dục?

Sản phụ sinh con ngay trên xe đặc chủng cảnh sát giao thông

Ngày 1-7, Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết vừa hỗ trợ một sản phụ sinh con an toàn trên đường đi cấp cứu.

Sản phụ sinh con ngay trên xe đặc chủng cảnh sát giao thông

Bắt giám đốc, phó giám đốc Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực miền núi phía Bắc

Giám đốc và phó giám đốc Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực miền núi phía Bắc cùng một phó trưởng khoa bị công an bắt giữ, với cáo buộc nhận hối lộ để kết luận giám định tâm thần.

Bắt giám đốc, phó giám đốc Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực miền núi phía Bắc

Từ 1-7, người bệnh mạn tính được cấp thuốc ngoại trú trên 30 ngày

Bắt đầu từ ngày 1-7, nhiều bệnh nhân mắc bệnh mạn tính sẽ không còn phải quay lại bệnh viện hằng tháng để lấy thuốc như trước, mà sẽ được cấp thuốc trên 30 ngày.

Từ 1-7, người bệnh mạn tính được cấp thuốc ngoại trú trên 30 ngày

Tập trung tháo gỡ các dự án đầu tư công trong ngành y tế TP.HCM sau sáp nhập

Sau sáp nhập, tổng số các dự án đầu tư công của TP.HCM sẽ tăng lên, ngành y tế TP.HCM sẽ tập trung giải quyết dự án xây mới, kế hoạch sử dụng và tháo gỡ các dự án còn vướng mắc.

Tập trung tháo gỡ các dự án đầu tư công trong ngành y tế TP.HCM sau sáp nhập
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar