26/08/2024 09:14 GMT+7
Trở lại chủ đề

Các trường đại học ủng hộ hơn 1,2 tỉ cho học bổng Tiếp sức đến trường

Ngay sau khi Tuổi Trẻ khởi động chương trình học bổng Tiếp sức đến trường năm 2024, hàng loạt trường đại học đã liên hệ ủng hộ tân sinh viên gần 100 suất học bổng với hơn 1,2 tỉ đồng.

Học bổng Tiếp sức đến trường: Các trường đại học ủng hộ hơn 1,2 tỉ đồng - Ảnh 1.

Tân sinh viên làm thủ tục nhập học tại Trường ĐH Công Thương TP.HCM - Ảnh: SƠN THÁI

Trong số các trường đại học ủng hộ học bổng năm nay, có nhiều trường đã đồng hành cùng chương trình Tiếp sức đến trường từ khi học bổng này ra đời.

Không để tân sinh viên không được học vì nghèo

Ngay sau khi chương trình học bổng Tiếp sức đến trường được công bố vào sáng 8-8, TS Phan Hồng Hải - hiệu trưởng Trường đại học Công nghiệp TP.HCM - đã chủ động liên hệ báo Tuổi Trẻ để ủng hộ tân sinh viên của trường.

Đây không phải lần đầu Trường đại học Công nghiệp TP.HCM tham gia chương trình. Những năm trước nhà trường đều ủng hộ học bổng thông qua báo Tuổi Trẻ để giúp đỡ thí sinh trúng tuyển đại học có hoàn cảnh khó khăn.

"Năm nào tôi cũng theo dõi rất kỹ những bài viết về các em học sinh nghèo trúng tuyển đại học trên báo Tuổi Trẻ. Bản thân tôi rất xúc động nên muốn góp một chút để tiếp sức cho các sinh viên nghèo. 

Mùa học bổng năm nay, chúng tôi quyết định tăng lên 20 suất với tổng số tiền 300 triệu đồng ủng hộ tân sinh viên khó khăn của trường", thầy Hải chia sẻ.

Cũng theo thầy Hải, nhà trường còn có nhiều học bổng và chương trình hỗ trợ sinh viên khó khăn. Năm học vừa qua trường dành gần 60 tỉ đồng để cấp học bổng, khen thưởng sinh viên có thành tích học tập tốt hoặc sinh viên có khó khăn đột xuất để các bạn không bị gián đoạn học hành. 

Bên cạnh đó, nhà trường còn có nhiều chương trình hỗ trợ khác: chỗ ở miễn phí trong ký túc xá, giới thiệu việc làm thêm giúp sinh viên trang trải học phí.

"Năm học 2024 - 2025 sắp tới, nhà trường dự kiến tiếp tục dành khoảng 70 tỉ đồng trao học bổng cho sinh viên. Tôi cam kết tuyệt đối sẽ không có thí sinh nào thi đậu vào trường mà không học được vì nghèo", thầy Hải khẳng định.

Học bổng Tiếp sức đến trường: Các trường đại học ủng hộ hơn 1,2 tỉ đồng - Ảnh 2.

Học bổng đầy tính nhân văn

Nhiều trường đại học khác cũng đã thông tin đến Tuổi Trẻ về việc ủng hộ chương trình học bổng Tiếp sức đến trường năm 2024. 

Chia sẻ về quyết định ủng hộ 10 suất học bổng (tổng số tiền 150 triệu đồng), TS Nguyễn Tấn Trần Minh Khang - phó hiệu trưởng Trường đại học Công nghệ thông tin (Đại học Quốc gia TP.HCM) - cho biết: "Cá nhân tôi và tập thể nhà trường đánh giá cao tính nhân văn đẹp đẽ của chương trình Tiếp sức đến trường. 

Đặc biệt, việc xét chọn đối tượng trao học bổng được báo Tuổi Trẻ làm rất cẩn trọng, nhà trường hoàn toàn tin tưởng nên góp kinh phí ủng hộ để giúp đỡ tân sinh viên của trường. Tôi nghĩ học bổng này góp phần đem lại giá trị tốt đẹp trong cuộc sống".

ThS Cù Xuân Tiến - trưởng phòng tuyển sinh và công tác sinh viên Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) - cho rằng trong bối cảnh tự chủ đại học, các trường đều tăng học phí theo quy định của Chính phủ. Do vậy, vấn đề học phí là nỗi lo của không ít tân sinh viên ngay từ khi bước chân vào giảng đường đại học.

"Chương trình Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ đã và đang cố gắng không để bất cứ thí sinh nào đậu đại học mà vì hoàn cảnh ngặt nghèo phải bỏ học. Đây là mục tiêu đầy tính nhân văn và sâu sắc. Đó cũng là lý do để nhà trường đến và đồng hành cùng chương trình này với việc ủng hộ 10 suất học bổng cho tân sinh viên khó khăn của trường" - ông Tiến nói.

ThS Lê Văn Hiển - phụ trách phòng đào tạo Trường đại học Luật TP.HCM - cũng cho biết việc các trường đại học thực hiện lộ trình tăng học phí theo quy định của Chính phủ cũng phần nào khiến cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có thêm áp lực và sẽ ảnh hưởng đến việc học tập.

"Thực tế có những tân sinh viên bước chân vào giảng đường đã đối diện ngay với nỗi lo nếu không thể nộp khoản thu học kỳ đầu tiên, nhiều em bỏ học do khó khăn về tài chính. 

Chúng tôi cho rằng học bổng Tiếp sức đến trường có nhiều ý nghĩa về mặt thời điểm và động viên tinh thần rất lớn cho các bạn trẻ. Vì vậy nhà trường cũng đóng góp ủng hộ chương trình này", thầy Hiển chia sẻ.

Trường đại học Luật TP.HCM đã xây dựng kế hoạch để phát triển về đội ngũ, chất lượng giảng viên, thu hút nhân tài, tăng cường cơ sở vật chất và chăm lo cho người học thông qua việc trích lập nguồn thu học phí để lập các quỹ học bổng, hỗ trợ sinh viên (lên tới gần 28 tỉ đồng/năm); tăng quỹ phát triển hoạt động khoa học công nghệ của giảng viên và sinh viên lên mức 20 tỉ đồng/năm. 

Bên cạnh đó, trường thực hiện cấp bù kinh phí để thực hiện chính sách miễn giảm học phí dành cho các đối tượng chính sách, sinh viên có điều kiện khó khăn; duy trì sự linh hoạt trong thời gian đóng học phí (kéo dài thời gian đóng), gia hạn thời gian nộp học phí cho sinh viên gặp khó khăn. 

Trường còn kêu gọi nguồn lực từ doanh nghiệp và cựu sinh viên để bổ sung cho quỹ hỗ trợ sinh viên nhằm hỗ trợ sinh viên khó khăn (được hình thành từ nguồn lãi gửi tiết kiệm và nguồn tài trợ).

Tạo cơ hội thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

Theo PGS.TS Bùi Quang Hùng - phó giám đốc Đại học Kinh tế TP.HCM, hướng đến ba mục tiêu phát triển bền vững: tạo cơ hội cho người học với hoàn cảnh khác nhau, xây dựng tiếp cận giáo dục công bằng và kết nối cộng đồng vì giáo dục, nhà trường luôn chú trọng xây dựng một chính sách học bổng toàn diện.

"Không chỉ dành riêng cho người học của Đại học Kinh tế TP.HCM, chính sách này đặt mục tiêu lan tỏa rộng rãi và đồng hành cùng người trẻ từ mọi vùng miền có khát vọng về tri thức. Chương trình học bổng Tiếp sức đến trường của báo Tuổi Trẻ đã tạo cơ hội để chúng tôi thực hiện những mục tiêu thiết thực này", thầy Hùng chia sẻ.

Mời bạn đồng hành cùng Tiếp sức đến trường

Chương trình Tiếp sức đến trường 2024 của báo Tuổi Trẻ khởi động ngày 8-8, dự kiến trao 1.100 suất học bổng với tổng kinh phí hơn 20 tỉ đồng (15 triệu đồng cho tân sinh viên khó khăn, 20 suất học bổng đặc biệt trị giá 50 triệu đồng/suất trong suốt 4 năm học và thiết bị học tập, quà tặng…).

Với phương châm “Không để bất kỳ bạn trẻ nào vì nghèo khó mà không thể đến với giảng đường”, “Tân sinh viên gặp khó, có Tuổi Trẻ” - như một lời cam kết sẵn sàng hỗ trợ tân sinh viên trong hành trình 20 năm qua của Tuổi Trẻ.

Tiếp sức đến trường: Mẹ nhận mình cả đời thất học, con gái điểm thi hạng 26 toàn tỉnh Quảng Trị- Ảnh 4.

Mời bạn quét mã QR này để đăng ký, giới thiệu tân sinh viên khó khăn cần tiếp sức đến trường. Chương trình nhận thông tin đến hết ngày 20-9-2024

Tân sinh viên đăng ký trực tuyến ứng tuyển học bổng Tiếp sức đến trường 2024 tại địa chỉ: hoặc quét mã QR.

Chương trình được sự đóng góp, ủng hộ của Quỹ “Đồng hành nhà nông” - Công ty CP phân bón Bình Điền, Quỹ khuyến học Vinacam - Công ty cổ phần Tập đoàn Vinacam và các câu lạc bộ “Nghĩa tình Quảng Trị”, “Nghĩa tình Phú Yên”; các câu lạc bộ “Tiếp sức đến trường” Thừa Thiên Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, Tiền Giang - Bến Tre, Quảng Ngãi và Hội Doanh nhân Tiền Giang - Bến Tre tại TP.HCM, Hội tương trợ và hợp tác Đức - Việt (VSW), Công ty Nam Long, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam… cùng các doanh nghiệp, nhà hảo tâm và đông đảo bạn đọc báo Tuổi Trẻ.

Doanh nghiệp, bạn đọc có thể ủng hộ học bổng cho tân sinh viên vui lòng chuyển vào tài khoản báo Tuổi Trẻ:

113000006100 Ngân hàng Công thương (VietinBank), chi nhánh 3 TP.HCM.

Nội dung: Ủng hộ "Tiếp sức đến trường" cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể tỉnh/thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Bạn đọc, quý doanh nghiệp ở nước ngoài có thể chuyển khoản về báo Tuổi Trẻ:

Tài khoản USD 007.137.0195.845 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM;

Tài khoản EUR 007.114.0373.054 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM

với Swift code BFTVVNVX007.

Nội dung: Ủng hộ "Tiếp sức đến trường" cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể tỉnh/thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.

Ngoài tài trợ kinh phí học bổng, bạn đọc có thể ủng hộ thiết bị học tập, chỗ ở, việc làm... cho tân sinh viên.

Tiếp sức đến trường: Mẹ nhận mình cả đời thất học, con gái điểm thi hạng 26 toàn tỉnh Quảng Trị- Ảnh 5.

Đồ họa: TUẤN ANH

Video hướng dẫn cách đăng ký cho tân sinh viên khó khăn cần giúp đỡ, cũng như cách đóng góp cho chương trình

20 năm CLB Tiếp sức đến trường Quảng Nam - Đà Nẵng: Giúp đỡ 2.194 tân SV với tình thương vô hạn

Đứng đón khách đển dự lễ kỷ niệm, ông Phạm Phú Tâm, chủ nhiệm câu lạc bộ, tâm sự: 'Có người cùng đi đường dài, có người cùng đi đoạn ngắn, chúng tôi đều rất mang ơn'.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tốt nghiệp thủ khoa, nữ SV được cấp học bổng thạc sĩ và sinh hoạt phí 15 triệu đồng/tháng

Lê Thị Mỹ Quyền - cựu học sinh Trường THPT Giồng Ông Tố (TP.HCM) - tốt nghiệp thủ khoa năm 2024 Trường đại học Quốc tế Sài Gòn.

Tốt nghiệp thủ khoa, nữ SV được cấp học bổng thạc sĩ và sinh hoạt phí 15 triệu đồng/tháng

Đại học Quốc gia TP.HCM đề xuất tự xác định học phí chương trình đào tạo mới

Đại học Quốc gia TPHCM đã đề xuất, kiến nghị với Chính phủ và các bộ, ngành cho phép đại học này được thí điểm áp dụng cơ chế đặc thù đặt hàng đào tạo, tự chủ quyết định học phí một số chương trình đào tạo.

Đại học Quốc gia TP.HCM đề xuất tự xác định học phí chương trình đào tạo mới

Học sinh Việt Nam giành 6 giải Khoa học kỹ thuật quốc tế

Đoàn học sinh Việt Nam đạt thành tích cao nhất từ trước đến nay tại Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2025, với 2 giải nhì, 1 giải ba, 3 giải tư và 4 giải đặc biệt từ các nhà tài trợ.

Học sinh Việt Nam giành 6 giải Khoa học kỹ thuật quốc tế

Nghệ sĩ đứng lớp dạy nghệ thuật, trò mê mẩn

Trống hội, Một vòng Việt Nam, Bắc Bling... sân trường tiểu học trở nên náo nhiệt và hào hứng khi các em học sinh hòa mình hát và gõ nhịp theo các nghệ sĩ với những nhạc cụ có trong tay.

Nghệ sĩ đứng lớp dạy nghệ thuật, trò mê mẩn

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng trường học ngay ngắn, dạy học lành mạnh là phải ngăn chặn việc ép học sinh học thêm.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Liên quan vụ nhiều cô giáo mầm non về hưu ở huyện Tây Hòa (Phú Yên) khiếu nại nhiều tháng qua, Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên trả lời đã có hướng dẫn từ năm 2020.

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar