28/02/2023 19:45 GMT+7
Trở lại chủ đề

Các tình nguyện viên nước ngoài trong cuộc chiến Nga - Ukraine

Khi Tổng thống Volodymyr Zelensky kêu gọi chiến binh nước ngoài tham gia Quân đoàn phòng vệ quốc tế của Ukraine, khoảng 20.000 tình nguyện viên từ hơn 50 quốc gia đã đến Kiev chỉ trong hai tuần.

Các tình nguyện viên nước ngoài trong cuộc chiến Nga - Ukraine - Ảnh 1.

Các chiến binh nước ngoài đầu tiên đang tham chiến ở Ukraine - Ảnh: BỘ NGOẠI GIAO UKRAINE

Trái ngược với sự vỡ mộng sau các chuyến công tác chiến đấu ở Afghanistan và Iraq, nhiều cựu chiến binh phương Tây đến Ukraine với niềm tin họ sẽ giúp “giảm bớt đau khổ cho Ukraine”. Đồng thời, việc bảo vệ nền dân chủ cũng là động lực mạnh mẽ đưa hàng nghìn tình nguyện viên đến Kiev.

Bom đạn không phải hoa hồng!

Tuy nhiên, phần lớn "khách nước ngoài" đã về nước trước mùa hè năm 2022 vì một số lý do.

Một số thiếu kinh nghiệm chiến trường và bị buộc tội là "khách du lịch chiến tranh", thay vì cống hiến sức lực cho Ukraine.

Ngược lại, người lính tình nguyện phương Tây cũng thấy mình hoạt động mà không có sự hỗ trợ mạnh mẽ của không quân và các lợi thế công nghệ quan trọng khác.

Rào cản ngôn ngữ cũng khiến các tình nguyện viên nước ngoài không thể giao tiếp rõ ràng với các đối tác Ukraine. Các cáo buộc về tội phạm, cả ở nước họ và ở Ukraine, cũng đã được áp dụng cho một số tình nguyện viên nước ngoài.

Toàn cầu hóa chiến tranh

Theo báo Asia Times, hiện nay ước tính còn khoảng 1.000 đến 3.000 tình nguyện viên nước ngoài đang hỗ trợ lực lượng Ukraine, phần lớn phục vụ trong ba tiểu đoàn của Quân đoàn quốc tế.

Hàng trăm tình nguyện viên nước ngoài chuyên nghiệp hơn đang phục vụ trong các đơn vị nhỏ hơn, tách biệt với Quân đoàn quốc tế.

Họ bao gồm các nhóm công dân từ Liên Xô cũ chẳng hạn như Quân đoàn Gruzia, các tiểu đoàn Chechnya và trung đoàn Kalinoŭski, một nhóm các chiến binh Belarus.

Các đơn vị quân đội do phương Tây thống trị bao gồm các nhóm như Alpha, Phalanx và lữ đoàn Norman.

Các công ty quân sự và an ninh tư nhân phương Tây (PMSC) cũng đang hoạt động ở Ukraine.

Nhóm Mozart - đặt theo tên của một nhà soạn nhạc người Đức - là một PMSC của Mỹ. Nhóm này được thiết kế để chống lại nhóm PMSC Wagner của Nga.

Sóng sau có xô sóng trước?

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu, 16.000 chiến binh nước ngoài cho biết họ sẵn sàng chiến đấu bên cạnh lực lượng Nga ở Ukraine, tờ Newsweek cho biết.

Ông Yevgeny Prigozhin, chủ của Tập đoàn Wagner, tuyên bố trên kênh Telegram trong tháng 2: Hơn 10 triệu công dân Mỹ đã đăng ký tham gia để đấu tranh cho Nga.

Nhiều người Serbia cũng phẫn nộ với vai trò lịch sử của phương Tây trong các vấn đề của đất nước họ. Các nhóm nhỏ công dân Serbia đã chiến đấu bên cạnh các lực lượng Nga ở Ukraine kể từ năm 2014.

Các binh sĩ và nhân viên Iran đang ở Ukraine để giúp người Nga vận hành máy bay không người lái do Iran sản xuất.

Khả năng có thêm tình nguyện viên từ các quốc gia khác tham chiến ở cả hai bên vẫn còn cao.

Vào tháng 8-2022, truyền thông Nga gợi ý có tới 100.000 tình nguyện viên Triều Tiên có thể sẽ hỗ trợ chiến dịch của Điện Kremlin ở Ukraine. Ngoài ra, cũng có một số ít công dân Mỹ cùng với các biệt kích Afghanistan do Mỹ huấn luyện đã chiến đấu cho Nga.

Các lực lượng đặc biệt từ Anh, Pháp, Canada, Litva và các đồng minh phương Tây khác cũng đang hoạt động ở Ukraine.

Phản ứng không nhất quán

Sự tham gia của các tình nguyện viên Mỹ ở Ukraine cũng đặt ra câu hỏi về khả năng vi phạm Đạo luật trung lập, được ban hành vào năm 1794. Đạo luật này ngăn chặn công dân Mỹ tham gia vào các cuộc chiến tranh nước ngoài.

Tuy nhiên, trong khi Bộ Ngoại giao Mỹ khuyến nghị không cho người Mỹ đi du lịch đến Ukraine, Washington đã làm rất ít để ngăn cản hàng ngàn công dân của mình đi du lịch ở Ukraine.

Chính phủ Anh tuyên bố việc quân đội Anh và các cựu quân nhân đến Ukraine để chiến đấu là bất hợp pháp. Nhưng chỉ vài ngày sau khi cuộc chiến Ukraine nổ ra vào tháng 2-2022, ngoại trưởng khi đó là bà Liz Truss tuyên bố ủng hộ các cá nhân người Anh đến Ukraine chiến đấu.

Các chính phủ phương Tây khác tuyên bố họ sẽ không khuyến khích từng công dân đi du lịch đến Ukraine, nhưng sẽ không truy tố những người đã làm như vậy.

Cảnh giác với việc xúi giục một cuộc chiến rộng lớn hơn giữa Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương và Nga, các quan chức phương Tây đã kiềm chế không triển khai chính thức. Tuy nhiên, các lực lượng hoạt động đặc biệt của Mỹ đã hoạt động ở Ukraine từ trước chiến tranh đến nay.

Nga - Ukraine giằng co ở Bakhmut

Ukraine đang chuẩn bị cho một đợt tấn công mới của Nga tại khu vực miền đông Donbass, trong khi các nỗ lực ngoại giao đang được tăng tốc sau cột mốc một năm chiến sự bùng nổ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Vì sao một người sinh tại căn cứ Mỹ, có cha mang quốc tịch Mỹ vẫn bị trục xuất về Jamaica?

Một người đàn ông sống ở bang Texas cả đời đã bị trục xuất về Jamaica vì không có quốc tịch Mỹ, dù sinh tại căn cứ quân sự ở Đức.

Vì sao một người sinh tại căn cứ Mỹ, có cha mang quốc tịch Mỹ vẫn bị trục xuất về Jamaica?

Đại tướng Nguyễn Tân Cương hội đàm với Tư lệnh Lực lượng quốc phòng Thái Lan

Chiều 4-7, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Nguyễn Tân Cương - tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, thứ trưởng Bộ Quốc phòng - đã chủ trì lễ đón và hội đàm với Tư lệnh Lực lượng quốc phòng Thái Lan, Đại tướng Songwit Nunphakdee.

Đại tướng Nguyễn Tân Cương hội đàm với Tư lệnh Lực lượng quốc phòng Thái Lan

Campuchia sắp sửa đổi hiến pháp, cho phép tước quốc tịch

Chính phủ Campuchia đề xuất sửa đổi hiến pháp nhằm cho phép tước quốc tịch đối với những công dân bị cáo buộc cấu kết với nước ngoài để chống lại lợi ích quốc gia.

Campuchia sắp sửa đổi hiến pháp, cho phép tước quốc tịch

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Brazil

Chiều 4-7, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân rời Hà Nội, lên đường đến Brazil dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng và có các hoạt động song phương tại Brazil.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Brazil

8 cảnh sát bị thương do nổ trạm xăng ở Rome

Ngày 4-7, một trạm xăng ở thủ đô Rome (Ý) đã phát nổ, khiến ít nhất 8 cảnh sát và 1 lính cứu hỏa bị thương, hư hại nhiều tòa nhà lân cận.

8 cảnh sát bị thương do nổ trạm xăng ở Rome
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar