26/04/2025 17:02 GMT+7

Các nước nâng chuẩn tiếng Anh cho giáo viên ra sao?

Nhiều quốc gia đã triển khai các chương trình quy mô lớn nhằm nâng cao năng lực tiếng Anh cho đội ngũ giáo viên, không chỉ giới hạn ở giáo viên tiếng Anh.

tiếng Anh - Ảnh 1.

Một lớp học tiếng Anh tại Malaysia - Ảnh: MALAYSIA MAIL

Việc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM thực hiện khảo sát năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) đối với 73.000 giáo viên trên toàn TP.HCM đang thu hút nhiều sự chú ý của dư luận.

Nhìn rộng ra trên thế giới, nhiều nước đã và đang có nhiều bước đi nhằm nâng chuẩn tiếng Anh của đội ngũ giáo viên bản địa.

Siết chuẩn tiếng Anh giáo viên qua các kỳ thi

Malaysia từng áp dụng kỳ thi tiếng Anh Đại học Malaysia (MUET) như một công cụ trọng tâm để chuẩn hóa năng lực giáo viên, kết hợp với lộ trình áp dụng Khung tham chiếu ngôn ngữ chung châu Âu (CEFR) vào hệ thống giáo dục quốc gia.

MUET đánh giá bốn kỹ năng nghe, nói, đọc và viết, với tổng điểm tối đa 360, phân chia từ Band 1 đến Band 5+. Giáo viên tiếng Anh phải đạt tối thiểu Band 5, tương đương trình độ C1 theo CEFR.

Đối với giáo viên chưa đạt yêu cầu, Bộ Giáo dục Malaysia triển khai các chương trình bồi dưỡng miễn phí như khóa học tiếng Anh tăng cường tại các trường đại học, tài liệu học tập trực tuyến và sáng kiến Pro-ELT nhằm phát triển kỹ năng ngôn ngữ và nghiệp vụ sư phạm.

Song song đó, Malaysia cũng áp dụng chuẩn CEFR để xác định năng lực tiếng Anh cho giáo viên các cấp, đồng thời triển khai bài kiểm tra APTIS for Teachers của British Council để đánh giá kỹ năng giảng dạy trong thực tế.

Tuy nhiên, các dự án này cũng đã gặp nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều giáo viên cho rằng cách làm này gây tốn kém nhưng không đem lại kết quả thực tế.

Tại Singapore, Viện Giáo dục quốc gia (NIE) thuộc Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) triển khai chương trình chứng chỉ "Certificate in English Language Subject Content Knowledge for Teachers (Basic Level)", dành cho giáo viên có ít nhất hai năm kinh nghiệm giảng dạy nhưng chưa từng học chuyên ngành tiếng Anh ở bậc đại học.

Chương trình kéo dài 117 giờ học, tập trung vào ba học phần: nghiên cứu ngôn ngữ, âm vị học, từ vựng, ngữ pháp, và kỹ năng ngôn ngữ tổng hợp. Giáo viên cần được hiệu trưởng đề cử để tham gia, nhằm đảm bảo sự chọn lọc chất lượng.

Trong khi đó tại Indonesia, chương trình "Jakarta English Language Teacher Training Program (J-ELTT)" được triển khai từ tháng 10-2021 đến tháng 5-2023, do tổ chức World Learning phối hợp cùng Đại sứ quán Mỹ tài trợ, nhằm nâng cao kỹ năng tiếng Anh cho giáo viên tại các trường Hồi giáo Indonesia.

J-ELTT gồm hai khóa học trực tuyến như "English for Teaching" và "Professional Knowledge for English Language Teachers" cùng các trung tâm học tập đồng đẳng (Peer Learning Hubs) để giáo viên tự học và trao đổi kinh nghiệm.

Kết quả, chương trình đã đào tạo 14 nhà nghiên cứu, 56 giảng viên đào tạo giáo viên và 280 giáo viên các trường Hồi giáo, đồng thời xây dựng mạng lưới hỗ trợ chuyên môn bền vững trên toàn quốc.

Tạo dựng môi trường song ngữ diện rộng

Từ năm 2021, Đài Loan khởi động kế hoạch phát triển giáo dục song ngữ đến năm 2030, nhằm tăng cường năng lực tiếng Anh cho toàn dân, đặc biệt trong hệ thống giáo dục.

Theo kế hoạch, Đài Loan đầu tư 930 triệu đài tệ cho các trường phổ thông và 600 triệu đài tệ cho các trường đại học để thiết lập môi trường giảng dạy song ngữ. Mục tiêu đến 2030 là 33% trường học sẽ có các lớp học song ngữ ngoài tiếng Anh.

Đài Loan cũng tập trung đào tạo giáo viên không chuyên ngữ, thiết lập các trung tâm học tập song ngữ và tuyển thêm 300 giáo viên tiếng Anh nước ngoài để hỗ trợ giảng dạy.

Trong khi đó, Chile chú trọng vào bồi dưỡng cho học sinh. Từ năm 2003, Chile triển khai chương trình "English Opens Doors" (Programa Inglés Abre Puertas) nhằm cải thiện trình độ tiếng Anh của học sinh lớp 5 đến lớp 12 tại các trường công lập, với sự hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP).

Chương trình tập trung vào phát triển chuyên môn cho giáo viên tiếng Anh thông qua các khóa đào tạo, hội thảo, trại hè và trại đông tiếng Anh, các cuộc thi hùng biện, đánh vần, và cung cấp học bổng du học cho sinh viên ngành giảng dạy tiếng Anh.

Ngoài ra, Trung tâm Tình nguyện quốc gia trong khuôn khổ chương trình đã thu hút hơn 2.100 tình nguyện viên bản ngữ từ khắp nơi trên thế giới đến trợ giảng tiếng Anh tại các trường học công lập ở Chile.

Vụ khảo sát tiếng Anh 73.000 thầy cô: Ủng hộ cũng có, băn khoăn cũng nhiều

Việc tổ chức khảo sát năng lực tiếng Anh cho toàn bộ giáo viên các cấp tại TP.HCM đang tạo ra những luồng ý kiến trái chiều, ủng hộ cũng có, băn khoăn cũng nhiều.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

TP.HCM mời gọi bang Nam Úc tăng cường hợp tác

Hợp tác giữa bang Nam Úc và TP.HCM vẫn còn nhiều tiềm năng, nhất là khi thành phố sẽ mở rộng không gian phát triển trong thời gian tới.

TP.HCM mời gọi bang Nam Úc tăng cường hợp tác

2 nam sinh chết thương tâm khi quay clip diễn tả tình huống đuối nước

Sau khi quay cảnh 3 nam sinh nhảy xuống nước, thấy bạn bị đuối nước nam sinh đứng quay clip phía trên đã chạy đi gọi người cứu. Kết quả một nam sinh được cứu, hai người còn lại không qua khỏi.

2 nam sinh chết thương tâm khi quay clip diễn tả tình huống đuối nước

Đại học Bách khoa Hà Nội và Trường đại học Ngoại thương sắp có cơ sở mới

Ngày 20-5, chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã làm việc với Đại học Bách khoa Hà Nội và Trường đại học Ngoại thương về kế hoạch đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo mới.

Đại học Bách khoa Hà Nội và Trường đại học Ngoại thương sắp có cơ sở mới

Giáo sư thỉnh giảng Đại học Quốc gia TP.HCM: Sớm lên kế hoạch nghiên cứu, giảng dạy

16 giáo sư quốc tế đã nhận được thư bổ nhiệm của giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM đều cho biết sẽ sớm bắt tay vào công việc thỉnh giảng và nghiên cứu tại đại học này.

Giáo sư thỉnh giảng Đại học Quốc gia TP.HCM: Sớm lên kế hoạch nghiên cứu, giảng dạy

Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điểm sàn môn thi nền tảng trong xét tuyển đại học 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có hướng dẫn tuyển sinh đại học. Có một số quy định mới trong xét tuyển mà các trường đại học phải thực hiện, thí sinh cần lưu ý.

Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điểm sàn môn thi nền tảng trong xét tuyển đại học 2025

Trường đại học Công nghiệp TP.HCM công bố phương thức xét tuyển mới

Trường đại học Công nghiệp TP.HCM vừa công bố thông tin tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2025, trong đó lần đầu áp dụng phương thức xét tuyển mới.

Trường đại học Công nghiệp TP.HCM công bố phương thức xét tuyển mới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar