14/05/2021 15:15 GMT+7
Trở lại chủ đề

Các nước láng giềng Ấn Độ và nguy cơ ‘vỡ trận’ COVID-19

MINH KHÔI
MINH KHÔI

TTO - Khủng hoảng COVID-19 không chỉ đẩy Ấn Độ vào tình thế nguy cấp, mà còn đang lan rộng sang các nước láng giềng.

Các nước láng giềng Ấn Độ và nguy cơ ‘vỡ trận’ COVID-19 - Ảnh 1.

Điều trị cho bệnh nhân COVID-19 bên ngoài một bệnh viện ở Nepal - Ảnh: NY TIMES

Ấn Độ đang đối mặt với mức tăng mạnh các ca bệnh COVID-19 và dịch bệnh cũng đã gia tăng tại các nước láng giềng, bất kể việc hầu hết các nước đó đã phong tỏa biên giới với quốc gia Nam Á này.

Ấn Độ cùng các nước láng giềng có những đặc điểm chung được cho là dễ bị tổn thương với dịch COVID-19: các thành phố đông dân, ô nhiễm không khí nặng nề, hệ thống y tế còn yếu kém và đông đảo người lao động nghèo.

Theo báo New York Times, Nepal cho thấy rõ ràng nhất tác động của COVID-19 lên khu vực này. Sau làn sóng dịch đầu tiên năm ngoái, số ca bệnh ở quốc gia 30 triệu người đã giảm xuống vào đầu năm nay.

Người dân tụ tập để ăn mừng năm mới và hàng trăm ngàn công nhân nhập cư đã quay lại Ấn Độ làm việc.

Khi làn sóng virus bắt đầu hoành hành ở Ấn Độ, nhiều công nhân trong số đó đã quay về Nepal, mang theo mầm bệnh COVID-19.

Các nước láng giềng Ấn Độ và nguy cơ ‘vỡ trận’ COVID-19 - Ảnh 2.

Nhân viên y tế chở thi thể bệnh nhân COVID-19 tới nơi an táng - Ảnh: AFP

Tại huyện biên giới Nepal là Kanchanpur, mỗi ngày có hơn 1.500 người Nepal về từ Ấn Độ. Quận trưởng Ram Kumar Mahato cho biết khoảng 1/5 trong số đó dương tính với virus corona.

Theo New York Times, Nepal đang ghi nhận 9.000 ca mới mỗi ngày, với hơn 40% xét nghiệm cho kết quả dương tính. Tuy nhiên, các ca bệnh nhập khẩu không phải là lý do duy nhất dẫn đến khủng hoảng dịch bệnh tại Nepal.

Tương tự Ấn Độ, Chính phủ Nepal đã không mở rộng các cơ sở y tế sau khi dịch được kiểm soát một phần vào năm ngoái. Việc thực thi các biện pháp phòng dịch như giãn cách xã hội cũng không được thực hiện triệt để.

Khi khủng hoảng COVID-19 leo thang ở Ấn Độ, quốc gia này ngừng xuất khẩu vắc xin, khiến Nepal thiếu hụt khoảng 1 triệu liều vắc xin, và cũng làm xáo trộn luôn kế hoạch tiêm chủng ở Bangladesh.

Từ cuối tháng trước, nhà chức trách Bangladesh đã tạm dừng tiếp nhận đăng ký mới tiêm vắc xin sau khi nguồn cung đã bị cắt.

Các nước láng giềng Ấn Độ và nguy cơ ‘vỡ trận’ COVID-19 - Ảnh 3.

Tiêm vắc xin COVID-19 ở Bangladesh - Ảnh: AFP

Hiện Bangladesh còn thiếu khoảng 1,5 triệu liều để tiêm mũi thứ hai, chưa tính tới những người chưa tiêm. Chính phủ nước này đang tìm thêm nguồn cung vắc xin từ Trung Quốc và Nga.

Dù thiếu hụt vắc xin nhưng tình hình dịch ở Bangladesh chưa quá nghiêm trọng, số ca bệnh đã giảm từ đợt bùng phát vào tháng 4.

Tuy nhiên do Bangladesh cũng có nhiều khu nhà ổ chuột đông đúc, khiến các chuyên gia lo ngại tình hình sẽ dần tệ hơn giống như Ấn Độ, nhất là khi nước này đã ghi nhận xuất hiện ca mắc biến thể virus corona ở Ấn Độ.

Khủng hoảng dịch bệnh ở Ấn Độ cũng khiến hành lang du lịch giữa nước này và Sri Lanka bị tạm dừng hoạt động.

Sri Lanka đã kỳ vọng sớm hồi sinh ngành du lịch nhờ hành lang du lịch này, vì du khách đến từ Ấn Độ chiếm số lượng lớn nhất trong năm 2019, chiếm tới 1/5 tổng lượng du khách đến Sri Lanka.

Anh Nipuna Lokuhetty - giám đốc một công ty du lịch Sri Lanka - cho biết đã phải sa thải 70% nhân viên kể từ khi dịch bùng phát. Những nhân viên còn lại cũng bị giảm nửa lương.

"Hành lang du lịch là một sáng kiến tuyệt vời. Thật không may, chúng tôi không thể triển khai được do tình hình COVID-19 ở Ấn Độ", Nipuna nói.

Ấn Độ đổi chiến lược xét nghiệm để cách ly tốt hơn

TTO - Chính phủ Ấn Độ đã quyết định thay đổi chiến lược xét nghiệm COVID-19 và tập trung vào phương pháp xét nghiệm nhanh kháng nguyên (RAT) để có kết quả nhanh hơn, qua đó cách ly người bệnh sớm hơn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ăn nấm mọc trên nhộng ve sầu vì nghĩ là đông trùng hạ thảo, bị ngộ độc nguy kịch

Người đàn ông tại Gia Lai hái nấm mọc trên nhộng ve sầu về ăn vì nghĩ là đông trùng hạ thảo quý hiếm rồi ngộ độc nguy kịch.

Ăn nấm mọc trên nhộng ve sầu vì nghĩ là đông trùng hạ thảo, bị ngộ độc nguy kịch

Vụ thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả: Bộ Y tế đang phối hợp làm rõ các sản phẩm

Liên quan đến vụ triệt phá đường dây sản xuất và buôn bán hàng giả quy mô lớn, thu giữ khoảng 100 tấn thực phẩm chức năng và trang thiết bị y tế giả, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho hay đang phối hợp để xác minh các sản phẩm.

Vụ thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả: Bộ Y tế đang phối hợp làm rõ các sản phẩm

7 loại thuốc không nên uống cùng lúc với cà phê

Cà phê không phù hợp để uống cùng thời điểm với một số loại thuốc, đặc biệt nếu bạn uống thuốc vào buổi sáng.

7 loại thuốc không nên uống cùng lúc với cà phê

Yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Gia Định tạm ngưng hút mỡ bụng

Sở Y tế TP.HCM yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Gia Định tạm ngưng phẫu thuật hút mỡ bụng cho đến khi làm rõ nguyên nhân.

Yêu cầu Bệnh viện Đa khoa Gia Định tạm ngưng hút mỡ bụng

Bộ Y tế đề nghị tăng cường kiểm tra chất lượng mỹ phẩm bán trên mạng xã hội

Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra hậu mại, chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Bộ Y tế đề nghị tăng cường kiểm tra chất lượng mỹ phẩm bán trên mạng xã hội

Giá trị dinh dưỡng của các loại gạo thế nào, chọn loại nào là tốt cho sức khỏe?

Gạo là nguồn carbohydrate tốt trong chế độ ăn uống cân bằng. Gạo cũng chứa vitamin B và các khoáng chất như kẽm, magie.

Giá trị dinh dưỡng của các loại gạo thế nào, chọn loại nào là tốt cho sức khỏe?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar