10/06/2020 08:10 GMT+7
Trở lại chủ đề

Các nước giảm nghiên cứu ở Nam Cực để ngăn virus corona 'đột nhập'

HOÀNG THI
HOÀNG THI

TTO - New Zealand vừa quyết định giảm số hoạt động tại Nam Cực xuống gần một nửa để bảo vệ châu lục này khỏi những tác động của virus corona chủng mới.

Các nước giảm nghiên cứu ở Nam Cực để ngăn virus corona đột nhập - Ảnh 1.

Nhóm nghiên cứu tới Nam Cực - Ảnh: GETTY IMAGES

Theo BBC, cơ quan chuyên nghiên cứu Nam Cực thuộc Chính Phủ New Zealand (ANZ) thông báo giảm số dự án trong năm nay tại châu lục này từ 36 xuống còn 23.

Hiện tại, ANZ chỉ giữ lại những nghiên cứu theo dõi dài hạn, các hoạt động quản lý quan trọng và các dự án bảo trì thiết yếu không thể hoãn lại. ANZ cũng cho biết giai đoạn nghiên cứu tiếp theo sẽ diễn ra từ tháng 10-2020 đến tháng 3-2021.

"Trong khi dịch COVID-19 quét qua toàn thế giới, duy nhất một nơi trên Trái đất không bị ảnh hưởng, chính là Nam Cực. Và chúng tôi muốn giữ an toàn cho châu lục này", ANZ nêu trong thông báo.

Sarah Williamson - giám đốc của ANZ - cho biết những chính sách hạn chế đi lại và giãn cách xã hội ở New Zealand và một số quốc gia lân cận là yếu tố chính giúp trạm Scott Base (trạm nghiên cứu của New Zealand tại Nam Cực) và những cơ sở khác tại đây vẫn chưa bị virus tấn công.

Các nước giảm nghiên cứu ở Nam Cực để ngăn virus corona đột nhập - Ảnh 2.

Trạm Scott Base của New Zealand - Ảnh: WIKIMEDIA

Hiện tại, Nam Cực là "ngôi nhà chung" của khoảng 80 đơn vị nghiên cứu độc lập của hơn 30 quốc gia. Trong số đó, khoảng 45 cơ sở vận hành cả năm, những nơi còn lại thường chỉ hoạt động vào mùa hè để tránh cái lạnh nơi đây.

PGS Rob McKay cho biết Nam Cực như một hệ sinh thái cô lập với phần còn lại của thế giới. Do đó, nếu không may xảy ra tình trạng khẩn cấp về y khoa như số lượng ca nhiễm tăng đột biến, sẽ rất khó giải quyết khi không đủ cơ sở vật chất tại chỗ.

Ước tính khoảng 1.500 nhà khoa học nghiên cứu ở Nam Cực vào mùa đông và khoảng 4.000 người nghiên cứu vào mùa hè. Ông McKay so sánh, nếu khủng hoảng y tế không may xảy ra tại đây, các nhà khoa học Nam Cực chẳng khác gì như ở trên một chiếc tàu đang chìm dần.

Trước đó Úc cũng cho biết sẽ hạn chế các hoạt động tại Nam Cực trong năm 2020-2021, bao gồm cả những dự án quản lý và các nghiên cứu quan trọng.

Tuyết Nam Cực chuyển màu xanh lá bao trùm, có thể thấy từ vũ trụ

TTO - Nam Cực vốn phủ trắng băng tuyết bỗng dưng chuyển màu xanh lá ở nhiều nơi, thậm chí có thể nhìn thấy từ vũ trụ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh hiếm có từ vụ phun trào núi lửa ở Hawaii

Hình ảnh không chỉ gây ấn tượng mạnh về mặt thị giác, mà còn nhắc nhở con người về sức mạnh của tự nhiên.

Hình ảnh hiếm có từ vụ phun trào núi lửa ở Hawaii

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Các nhà khoa học vừa phát triển thành công miếng dán sinh học có khả năng cầm máu nhanh, bám dính lên mô mềm, có thể thay thế chỉ khâu.

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

'Ngủ trong phòng bật điều hòa đóng kín lâu ngày dẫn đến thiếu oxy, dư CO₂, mệt mỏi, rụng tóc, stress, mất ngủ...'.

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Một nghiên cứu tại Đức đang bị xuyên tạc trên mạng xã hội, khi nhiều người phát tán thông tin sai lệch rằng vắc xin mRNA ngừa COVID-19 gây ung thư và hội chứng 'VAIDS' - điều mà chính các tác giả của nghiên cứu đó đã lên tiếng bác bỏ.

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

Thiết bị này có thể 'miễn nhiễm' với dòng điện cực đại lên tới 150kA - mạnh gấp khoảng 5 lần so với cường độ của một tia sét thông thường.

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Bộ phận động cơ đẩy kiểm soát phần xoay chính của tàu vũ trụ Voyager 1 được xem là không hoạt động, song NASA đã sửa thành công chúng ở khoảng cách 25 tỉ km.

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar