11/04/2024 14:21 GMT+7

Các nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới về Quy Nhơn bàn việc chỉnh sửa gene cây trồng

Nhiều nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới trên lĩnh vực lai tạo giống cây trồng ứng dụng công nghệ sinh học đã về Quy Nhơn cùng trao đổi về những thành tựu trong chỉnh sửa gene cây trồng.

Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới tham dự hội nghị “Thành tựu trong công nghệ sinh học thực vật - Từ chỉnh sửa gene cây trồng đến phát triển nông nghiệp bền vững” tại Quy Nhơn - Ảnh: LÂM THIÊN

Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới tham dự hội nghị “Thành tựu trong công nghệ sinh học thực vật - Từ chỉnh sửa gene cây trồng đến phát triển nông nghiệp bền vững” tại Quy Nhơn - Ảnh: LÂM THIÊN

Sáng 11-4, Viện nghiên cứu Cold Spring Harbor Laboratory Hoa Kỳ, Hội Gặp gỡ Việt Nam, Viện Công nghệ sinh học thuộc Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng Trung tâm ICISE đã phối hợp tổ chức hội nghị "Thành tựu trong công nghệ sinh học thực vật - Từ chỉnh sửa gene cây trồng đến phát triển nông nghiệp bền vững" tại TP Quy Nhơn (Bình Định).

Đây được xem là hội nghị khoa học quốc tế về chỉnh sửa gene trên cây trồng có quy mô lớn nhất từ trước đến nay được tổ chức tại Việt Nam. Hội nghị quy tụ nhiều học giả, chuyên gia, nhà nghiên cứu hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực lai tạo giống cây trồng ứng dụng công nghệ sinh học.

Một diễn giả người Nhật Bản đang trình bày cơ chế chỉnh sửa gene trên thực vật cùng những nghiên cứu mới nhất - Ảnh: LÂM THIÊN

Một diễn giả người Nhật Bản đang trình bày cơ chế chỉnh sửa gene trên thực vật cùng những nghiên cứu mới nhất - Ảnh: LÂM THIÊN

Hội nghị bao gồm gần 20 bài trình bày được chia thành 4 phiên với các diễn giả đến từ nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Úc, Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc, Ấn Độ, Philippines… và Việt Nam.

Các bài trình bày giải thích cụ thể về bản chất khoa học cũng như cơ chế chỉnh sửa gene trên thực vật cùng những nghiên cứu mới nhất trên những cây trồng quan trọng như lúa gạo, đậu tương, cà chua, mía đường…

Các diễn giả cũng đặc biệt nhấn mạnh những tính trạng nổi bật mà công nghệ chỉnh sửa gene có thể tạo ra cho cây trồng đó là cải thiện chất lượng và nâng cao khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết bất thuận. 

Tại Việt Nam, các nhà khoa học hiện tại cũng đang nghiên cứu và bước đầu thành công trong việc tạo ra lúa gạo có khả năng chịu hạn và kích thích tăng trưởng.

Bên cạnh chia sẻ những thông tin khoa học, hội nghị cũng có một phiên riêng để cập nhật về quy định pháp lý và cách thức tiếp cận trong việc quản lý cây trồng chỉnh sửa gene trên thế giới hiện nay.

Phát biểu khai mạc hội nghị, GS David Jackson, thuộc Viện nghiên cứu Cold Spring Harbor Laboratory Hoa Kỳ, cho biết mục tiêu của hội nghị lần này nhằm tạo ra một diễn đàn để chia sẻ những tiến bộ khoa học mới nhất trong lĩnh vực chỉnh sửa gene trên cây trồng nhằm nâng cao năng suất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực và môi trường bền vững.

"Hội nghị có sự góp mặt của một số nhà khoa học hàng đầu đến từ các nơi trên thế giới. Đây là cơ hội tuyệt vời để các bạn tương tác trực tiếp. Tôi có thể đảm bảo rằng các diễn giả được mời rất đam mê thảo luận về các đề tài khoa học và về giáo dục cho các thế hệ nhà khoa học trẻ kế tiếp nên họ rất hào hứng chia sẻ với các bạn", GS David Jackson nói.

Nobel hóa học 2020 về tay 2 nữ tiến sĩ nghiên cứu công nghệ chỉnh sửa gen Crispr-Cas9

TTO - Nobel hóa học 2020 đã về tay 2 nhà khoa học nữ nghiên cứu phát triển công nghệ chỉnh sửa gen là tiến sĩ Emmanuelle Charpentier và tiến sĩ Jennifer A. Doudna.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu sinh sản thành công cá cam. Đây là loài cá được ưa chuộng tại Nhật Bản, dùng để chế biến sashimi, sushi và có giá thương phẩm khoảng 1 triệu đồng/kg.

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Một nhóm khoa học tại Anh vừa tạo ra bước đột phá khi biến phân bò thành sợi cellulose, vật liệu công nghiệp quan trọng có thể dùng để sản xuất quần áo, khẩu trang, bao bì thực phẩm và nhiều sản phẩm khác.

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển

Kiểm tra các bè nổi trên vịnh Nha Trang, lực lượng chức năng đã phát hiện, vận động chủ bè thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển.

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển

Tinh tinh có 'ngôn ngữ' tinh vi như con người

Tinh tinh có thể kết hợp và sắp xếp linh hoạt các cặp âm thanh để truyền đạt các ý tưởng hoặc ý nghĩa khác nhau, một khả năng vốn chỉ có ở con người.

Tinh tinh có 'ngôn ngữ' tinh vi như con người

'Cơn bão mini' do xung đột thời tiết gây mưa rất to ở TP.HCM và Đông Nam Bộ

Sáng nay TP.HCM, Nam Bộ hứng cơn mưa rất to, chỉ trong vài giờ lượng mưa có nơi đạt 225mm, ảnh vệ tinh cho thấy mây dông cuồn cuộn như một cơn bão mini.

'Cơn bão mini' do xung đột thời tiết gây mưa rất to ở TP.HCM và Đông Nam Bộ

Tìm ra loài cây trồng có thể cứu cả thành phố sau thảm họa

Nghiên cứu mới cho thấy củ cải đường, cải bó xôi, lúa mì và củ cải đỏ là những loài cây thích hợp nhất để nuôi sống một thành phố sau thảm họa.

Tìm ra loài cây trồng có thể cứu cả thành phố sau thảm họa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar