09/03/2025 08:18 GMT+7
Trở lại chủ đề

Các ngành học có bị AI 'soán ngôi'?

Đây là vấn đề được rất nhiều thí sinh quan tâm trong chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp tại Tiền Giang ngày 8-3.

Các ngành học có bị AI 'soán ngôi'? - Ảnh 1.

Học sinh tìm hiểu thông tin trong chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp tại Tiền Giang - Ảnh: M.TRƯỜNG

Chương trình do báo Tuổi Trẻ phối hợp với Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT) tổ chức tại khuôn viên Trường ĐH Tiền Giang, thu hút hàng ngàn thí sinh trên địa bàn đến tham dự.

Những ai có tư duy linh hoạt, sẵn sàng học hỏi và phát triển cùng công nghệ sẽ có thể dẫn đầu trong lĩnh vực chuyên môn.

TS Nguyễn Trung Nhân (trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM)

Khi ChatGPT quá giỏi ngôn ngữ

Bạn Thúy Vy - học sinh Trường THPT Đốc Binh Kiều, Tiền Giang - đặt câu hỏi về tác động của trí tuệ nhân tạo (AI) đối với sự phát triển của ngành ngôn ngữ và việc học ngoại ngữ. Bạn bày tỏ lo ngại rằng AI ngày càng tiến bộ có thể khiến ngành ngôn ngữ chững lại, ảnh hưởng đến cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực này. Trong bối cảnh đó, nếu tiếp tục theo đuổi ngành ngôn ngữ, liệu cơ hội việc làm có còn rộng mở?

TS Phạm Tấn Hạ - phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) - cho rằng trong bối cảnh công nghệ và AI phát triển mạnh mẽ, những lo ngại về ngành ngôn ngữ của các thí sinh là có cơ sở. 

Hiện nay, các công cụ như ChatGPT có thể hỗ trợ dịch thuật nhanh chóng và dễ dàng, nhưng bản chất chúng chỉ là công cụ, không thể thay thế hoàn toàn con người.

Theo ông, để học tốt một ngôn ngữ, người học không những cần biết từ vựng mà còn phải hiểu sâu như về âm vị, cú pháp, cũng như văn hóa của các quốc gia sử dụng ngôn ngữ đó - những điều mà AI chưa thể nắm bắt trọn vẹn.

Bên cạnh đó, TS Phạm Tấn Hạ cho rằng năng khiếu ngôn ngữ cũng đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt, sinh viên Việt Nam muốn giỏi ngoại ngữ, trước hết cần phải giỏi tiếng Việt. 

"Nhiều người lầm tưởng rằng chỉ cần thành thạo ngoại ngữ là đủ, nhưng thực tế, để chuyển ngữ chính xác và có chiều sâu, nền tảng tiếng Việt vững chắc là điều kiện tiên quyết", ông Hạ nói.

AI có lấy công việc của nhân viên IT?

Trong khi đó, bạn Thành Đạt - học sinh Trường THPT Tân Hiệp - bày tỏ lo ngại về nguy cơ thất nghiệp trong ngành công nghệ thông tin trước những thông tin về làn sóng sa thải và sự phát triển mạnh mẽ của AI cũng như công nghệ số.

Giải đáp vấn đề này, ThS Phùng Quán - chuyên gia tư vấn tuyển sinh từ Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) - thông tin trong những năm qua, nhiều tập đoàn lớn trên thế giới, cũng như tại Việt Nam, đã cắt giảm nhân sự, hay đội ngũ IT trong ngành công nghệ thông tin. Đồng nghĩa một thực tế không thể phủ nhận rằng không phải ai học công nghệ thông tin cũng chắc chắn có việc làm, thậm chí nhiều người đã và đang rơi vào tình trạng thất nghiệp.

Tuy nhiên theo ông Quán, vấn đề không chỉ nằm ở nhu cầu tuyển dụng mà còn ở năng lực của chính mỗi sinh viên tốt nghiệp. Nếu có chuyên môn giỏi, xuất sắc, sinh viên tốt nghiệp vẫn có thể đạt được mức lương mong muốn. Ngược lại, nếu học không tốt, các bạn rất có thể khó kiếm việc hoặc phải làm trái ngành.

ThS Phùng Quán cho rằng nhìn bức tranh rộng hơn, ngành công nghệ thông tin vẫn là một lĩnh vực quan trọng, gắn liền với nhu cầu xã hội và áp lực chuyển đổi số. Không chỉ riêng ngành công nghệ, mà các lĩnh vực khác như sinh học, hóa học, dược học cũng có thể ứng dụng công nghệ thông tin, mở ra nhiều hướng đi cho người học.

Do vậy theo ThS Phùng Quán, sinh viên có thể chọn hai hướng phát triển: một là chuyên sâu vào công nghệ, hai là ứng dụng công nghệ thông tin vào một ngành thực tế khác.

"Quan trọng nhất vẫn là năng lực của chính mỗi cá nhân. Riêng AI và các công nghệ mới chỉ là công cụ. Nếu biết tận dụng, chúng sẽ hỗ trợ rất nhiều trong công việc. Ngược lại, nếu thiếu kỹ năng và sự chủ động, người học sẽ dần mất đi sức cạnh tranh trên thị trường lao động", ông Quán nói.

Ngành kỹ thuật "truyền thống" như cơ khí thì sao?

TS Nguyễn Trung Nhân - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM - cho rằng ngay cả những ngành kỹ thuật "truyền thống" như cơ khí, AI cũng để lại những tác động nhất định.

Một trong những ảnh hưởng rõ rệt nhất là sự phát triển của tự động hóa và sản xuất thông minh, khi các hệ thống robot và máy móc có thể thay thế con người trong nhiều công đoạn như gia công, lắp ráp và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Đồng thời, các thuật toán AI hỗ trợ giám sát quy trình sản xuất theo thời gian thực, tối ưu hóa hiệu suất.

Theo TS Nguyễn Trung Nhân, các thí sinh có mong muốn theo học các ngành kỹ thuật, đặc biệt là các ngành "truyền thống" như cơ khí, không nên sợ sự phát triển của AI. Thay vào đó, các bạn nên chủ động trang bị cho mình những kỹ năng mới.

Ngoài kiến thức chuyên môn về cơ khí, có thể học thêm về công nghệ tự động hóa, lập trình, phân tích dữ liệu và cách ứng dụng AI vào ngành của mình.

Bỏ xét tuyển sớm là bỏ bớt cơ hội xét tuyển? AI sẽ khiến nhiều ngành biến mất?

Nhiều học sinh đã chia sẻ băn khoăn, lo lắng liên quan ngành học và tuyển sinh năm nay, tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp đang diễn ra ở Hải Phòng.

Các ngành học có bị AI 'soán ngôi'? - Ảnh 2.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề

Liên quan vụ “Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại”, nhà trường đã có báo cáo và đang tiếp tục rà soát nguyên nhân vụ việc.

Vụ lộ đề thi học kỳ ở Bình Phước, nhà trường báo cáo quy trình làm đề

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Sáng 11-5, khoảng 10.000 học sinh, sinh viên ở Hà Nội đã tham dự ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp thủ đô với thị trường lao động.

10.000 học sinh cuối cấp trung học cơ sở tham gia ngày hội tìm hiểu ngành nghề

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

680 học sinh THCS vào vòng chung kết giải Lê Quý Đôn tranh tài trong vai trò của những người lính trong Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Vòng chung kết giải Lê Quý Đôn: Học sinh làm 'người lính trẻ'

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Trong công điện của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành có nội dung chỉ đạo về việc nghỉ hè, hoạt động hè năm 2025 của trẻ em, học sinh.

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin nội dung liên quan quản lý dạy thêm, học thêm, sách giáo khoa.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar