02/03/2025 09:58 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bỏ xét tuyển sớm là bỏ bớt cơ hội xét tuyển? AI sẽ khiến nhiều ngành biến mất?

Nhiều học sinh đã chia sẻ băn khoăn, lo lắng liên quan ngành học và tuyển sinh năm nay, tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp đang diễn ra ở Hải Phòng.

Bỏ xét tuyển sớm là bỏ bớt cơ hội xét tuyển? AI sẽ khiến nhiều ngành biến mất? - Ảnh 1.

Học sinh đặt câu hỏi với ban tư vấn tại Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp tại Hải Phòng - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Sáng 2-3, khoảng 8.000 học sinh đã đến dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp tại Hải Phòng. Dù trời mưa, các bạn đã đến chương trình từ rất sớm để tìm hiểu những thông tin về chọn ngành, chọn nghề, chọn trường tại gần 130 gian tư vấn của các cơ sở đào tạo.

AI bùng nổ, sinh viên khối ngành nhân văn mất việc?

Khi trí tuệ nhân tạo phát triển và kéo theo nhiều ngành khối kỹ thuật công nghệ thì sinh viên theo học các ngành khối nhân văn có còn cơ hội việc làm không?

Với câu hỏi này, PGS.TS Đặng Thị Thu Hương, phó hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) chia sẻ: Các ngành nghiên cứu về con người với con người, con người với xã hội, khi xã hội càng phát triển văn minh hơn thì càng cần hơn, cho dù AI có phát triển mạnh.

Với xu hướng đào tạo liên ngành, sẽ có những ngành gắn với công nghệ như du lịch lữ hành, quản lý nhân sự... Các ngành cơ bản cũng đang phát triển như ngành ngôn ngữ học, với nhiều chuyên ngành hẹp như ngôn ngữ học máy tính, ngôn ngữ học tâm lý… để phù hợp với yêu cầu mới của xã hội.

PGS.TS Nguyễn Phú Khánh, phó hiệu trưởng Trường đại học Phenika, nói thêm: Không phải AI thay thế con người mà con người có thể sử dụng AI để hỗ trợ chúng ta trong mọi lĩnh vực ngành nghề. Nhưng có rất nhiều việc AI không thể thay thế được, ví dụ các ngành liên quan đến luật, tâm lý…

Bỏ xét tuyển sớm là bỏ bớt cơ hội xét tuyển? AI sẽ khiến nhiều ngành biến mất? - Ảnh 2.

Ban tư vấn đang giải đáp thắc mắc của học sinh - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Cũng lo ngại "AI thay thế con người", một số học sinh cho rằng các ngành như biên dịch có biến mất không? TS Nguyễn Thị Cúc Phương, Trường đại học Hà Nội, giải đáp: Hiện AI có mặt trong mọi lĩnh vực đời sống, nhưng chúng ta không nên lo lắng, hoảng sợ vì nó mà phải tìm cách sử dụng nó, bắt nó phục vụ cho mình.

"Nếu hỏi AI phiên dịch tốt không thì phải nói là tôi cũng choáng vì khả năng phiên dịch rất tốt và rất nhanh. Nhưng nó chỉ làm tốt với những nội dung thông thường, còn những nội dung chuyên sâu thì sẽ không chuẩn.

Ở Trường đại học Hà Nội, vốn là cơ sở đào tạo nhiều ngành ngoại ngữ, chúng tôi cũng phải điều chỉnh chương trình đào tạo. Chúng tôi cho phép sinh viên sử dụng AI để dịch thô, sau đó hướng dẫn sinh viên biên dịch lại. Thường những văn bản như vậy, sẽ phải biên dịch khoảng 40%. Thế nên AI không thay thế được con người mà nếu biết cách chúng ta sẽ sử dụng nó như công cụ hỗ trợ", cô Phương trao đổi.

Bỏ xét tuyển sớm là bỏ bớt cơ hội xét tuyển? AI sẽ khiến nhiều ngành biến mất? - Ảnh 3.

Học sinh đến tìm hiểu thông tin tuyển sinh tại gian tư vấn của Trường đại học Đại Nam - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

"Con không được thi môn sinh, hóa ở trường thì có được chọn bài thi có sinh, hóa để thi đánh giá năng lực không?", một phụ huynh Hải Phòng đặt câu hỏi.

GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, giám đốc Trung tâm Khảo thí (Đại học Quốc gia Hà Nội) tư vấn: Thi đánh giá năng lực là kỳ thi độc lập, nên thí sinh có thể tự học, tự ôn tập để hoàn thành bài thi tốt nhất, nên học sinh có thể học hay không học một số môn ở THPT nhưng vẫn có thể chọn bài thi đánh giá năng lực có môn này.

Tuy nhiên muốn sử dụng kết quả đánh giá năng lực để xét tuyển, cần xem yêu cầu cụ thể của các cơ sở đào tạo như thế nào để đăng ký các phương thức, tổ hợp xét tuyển phù hợp.

Bỏ xét tuyển sớm là bỏ bớt cơ hội xét tuyển? AI sẽ khiến nhiều ngành biến mất? - Ảnh 4.

Sinh viên ngành y giới thiệu về mô phỏng cơ thể con người cho một học sinh tại ngày hội - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Bỏ xét tuyển sớm là bỏ bớt cơ hội xét tuyển?

Một số học sinh Hải Phòng bày tỏ lo âu với quy định mới "bỏ xét tuyển sớm" của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm nay. Về điều này, TS Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên viên cao cấp Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) khẳng định cơ hội xét tuyển của thí sinh sẽ không bị thu hẹp.

Các trường có thể có nhiều phương thức xét tuyển, nhưng điểm mới năm nay là các trường sẽ không được công bố danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển sớm như các năm trước, mà phải chờ sau khi học sinh có kết quả thi tốt nghiệp THPT mới xét đồng thời các phương thức, trong đó có phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT.

Các cơ sở đào tạo cũng sẽ phải quy đổi điểm xét tuyển của nhiều phương thức về một điểm xét tuyển chung và xét từ trên xuống cho tới hết chỉ tiêu. Những điểm mới này nhằm đảm bảo công bằng cho thí sinh đăng ký xét tuyển ở các phương thức khác nhau chứ không phải bỏ bớt cơ hội của thí sinh.

Bỏ xét tuyển sớm là bỏ bớt cơ hội xét tuyển? AI sẽ khiến nhiều ngành biến mất? - Ảnh 5.

TS Nguyễn Mạnh Hùng, Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Không ai đọc báo nữa, có chỗ cho sinh viên báo chí?

"Giờ chả ai đọc báo in nữa khi có nhiều kênh nghe nhìn phát triển. Trong khi đó, trên thực tế nhiều báo, đài phải thu hẹp, giải thể thì liệu còn có chỗ cho sinh viên học báo chí truyền thông không?", nhiều học sinh đã đặt câu hỏi cho ban tư vấn.

PGS.TS Đặng Thu Hương, phó hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng: Đúng là hiện nay có nhiều kênh đọc, nghe, nhìn đa dạng so với thời báo in "độc tôn" và chủ trương tinh giản, sáp nhập khiến một số cơ quan báo chí có sự sắp xếp lại. Nhưng việc này không có nghĩa ngành báo chí - truyền thông "không còn chỗ" cho sinh viên học ngành này.

Báo chí vừa đáp ứng nhu cầu thông tin vừa là kênh phản biện góp phần xây dựng và truyền thông về chính sách xã hội. Trong xu thế truyền thông đa phương tiện, sinh viên cần vừa nắm kiến thức chuyên ngành, vừa trang bị để sử dụng các phương tiện hiện đại, trong đó có công nghệ thông tin và AI để tăng cơ hội công việc trong lĩnh vực này.

"Truyền thông là lĩnh vực rất rộng, có liên quan tới nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giải trí…Trong đó có ngành báo chí. Vì thế sinh viên học ngành này ra trường có nhiều sự lựa chọn. Các em cũng có thể lựa chọn khởi nghiệp, trở thành người sáng tạo nội dung số", cô Hương cho biết.

Bỏ xét tuyển sớm là bỏ bớt cơ hội xét tuyển? AI sẽ khiến nhiều ngành biến mất? - Ảnh 6.

PGS.TS Đặng Thu Hương, phó hiệu trưởng Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học quốc gia Hà Nội) - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Nhu cầu nhân lực tại Hải Phòng ra sao?

Chia sẻ với học sinh về nhu cầu nhân lực tại Hải Phòng trong thời gian tới, ông Nguyễn Văn Luận - trưởng phòng đào tạo, Ban quản lý Khu kinh tế Hải Phòng - cho biết hiện nay Hải Phòng có hơn 14 khu công nghiệp và 2 khu kinh tế lớn (Khu kinh tế Đình Vũ Cát Hải và Khu kinh tế phía Nam thành phố đang được quy hoạch); cùng sự hiện diện của nhiều tập đoàn công nghệ lớn.

Những yếu tố trên đã mở ra nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao tại Hải Phòng rất lớn, đặc biệt lao động có tay nghề và trình độ kỹ thuật cao, mang đến cơ hội việc làm đa dạng cho các bạn trẻ.

Theo ông Luận, hiện tại và trong tương lai, một số lĩnh vực có nhu cầu lớn như lĩnh vực công nghệ cao và sản xuất công nghiệp, các ngành gồm cơ khí, điện tử, chế tạo ô tô, sản xuất linh kiện điện tử. Đặc biệt, Hải Phòng là trung tâm logistics ở miền Bắc, do vậy ngành logistics và chuỗi cung ứng có tiềm năng rất lớn tại Hải Phòng.

Về ngành công nghệ thông tin, chuyển đổi số, ông Luận cho rằng các doanh nghiệp FDI đang đẩy mạnh tự động hóa, cần nhân lực công nghệ thông tin có chuyên môn cao. Về dịch vụ hỗ trợ công nghiệp như quản lý sản xuất, kiểm soát chất lượng, an toàn lao động, tài chính, kế toán trong các doanh nghiệp FDI đang rất cần.

"Điều quan trọng là các bạn sinh viên cần chủ động trang bị kiến thức, kỹ năng thực tế, ngoại ngữ như tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Trung… để đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp.

Tôi mong rằng các bậc phụ huynh sẽ đồng hành, định hướng để các em học sinh, sinh viên theo học đúng ngành nghề, trang bị đủ kỹ năng và tinh thần sẵn sàng hội nhập", ông Luận nói.

Bỏ xét tuyển sớm là bỏ bớt cơ hội xét tuyển? AI sẽ khiến nhiều ngành biến mất? - Ảnh 7.

PGS.TS Phạm Mạnh Hà, chuyên gia tâm lý - hướng nghiệp, Trường đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đang tư vấn cho một bạn học sinh tại khu vực tư vấn tâm lý, gỡ rối hướng nghiệp - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Bỏ xét tuyển sớm là bỏ bớt cơ hội xét tuyển? AI sẽ khiến nhiều ngành biến mất? - Ảnh 8.

Sinh viên Học viện Tài chính đang tư vấn cho một học sinh - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Bỏ xét tuyển sớm là bỏ bớt cơ hội xét tuyển? AI sẽ khiến nhiều ngành biến mất? - Ảnh 10.

Học sinh tìm hiểu thông tin ngành học tại gian tư vấn của Trường đại học Hàng hải Việt Nam - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Sáng nay Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp tại TP.HCM và Hải Phòng

Hai ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2025 tại TP.HCM và Hải Phòng diễn ra hôm nay 2-3 sẽ mang đến cho học sinh, phụ huynh nhiều thông tin 'nóng hổi' về kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học năm 2025.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lựa chọn nghề nghiệp của con cái hay mong muốn của cha mẹ?

'Mong muốn của cha mẹ' là một trong 10 yếu tố hàng đầu tác động đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của học sinh Việt Nam.

Lựa chọn nghề nghiệp của con cái hay mong muốn của cha mẹ?

Vượt 2.000 hải lý đến thăm Trường Sa

Chuyến hải trình của đoàn đại biểu TP.HCM kết thúc ngày 17-5, khép lại 7 ngày mang theo tình cảm hậu phương đến với cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tại quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK-1/12.

Vượt 2.000 hải lý đến thăm Trường Sa

VA Schools ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới: Trường học của sự lắng nghe

Ngày 17-5, Hệ thống Trường Việt Mỹ - VA Schools ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới, đánh dấu bước ngoặt trong hành trình gần hai thập kỷ gắn bó và đồng hành cùng giáo dục Việt Nam.

VA Schools ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới: Trường học của sự lắng nghe

Nhiều nhà khoa học từ trường danh tiếng thế giới ứng tuyển làm việc tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP.HCM vừa thông qua danh sách 39 ứng viên là các nhà khoa học trẻ xuất sắc, nhà khoa học đầu ngành đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham dự phỏng vấn về công tác tại đại học này.

Nhiều nhà khoa học từ trường danh tiếng thế giới ứng tuyển làm việc tại Đại học Quốc gia TP.HCM

Học sinh hào hứng thi chung kết giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM

Sáng 17-5, vòng chung kết giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM do Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM và ấn phẩm Nhi Đồng (báo Tuổi Trẻ) phối hợp tổ chức, diễn ra tại Trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn, quận 3, TP.HCM.

Học sinh hào hứng thi chung kết giải Lê Quý Đôn trên ấn phẩm Nhi Đồng TP.HCM

Học trò thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật

Hàng trăm học sinh nhiều trường THPT ở TP.HCM và các tỉnh lân cận đã tỏ ra rất thích thú khi được tham gia trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật tại Trường đại học Luật TP.HCM.

Học trò thích thú trải nghiệm một ngày làm sinh viên luật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar