02/08/2020 20:37 GMT+7

Các hãng bay Việt 'làm ăn' ra sao mùa dịch COVID-19?

Q.AN
Q.AN

TTO - Nhằm tăng cường nguồn lực hỗ trợ cho dịch vụ vận tải hàng không, giải pháp chuyển nhượng tài sản và các khoản đầu tư tài chính đã giúp Vietjet tăng doanh thu tài chính 1.174 tỉ đồng.

Các hãng bay Việt làm ăn ra sao mùa dịch COVID-19? - Ảnh 1.

Kết quả 2 quý , Vietjet lỗ vận chuyển hàng không 2.111 tỉ, lợi nhuận hợp nhất 73 tỉ, tăng tích luỹ tiền mặt - Ảnh: VJ

Ngày 2-8, Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (HOSE: VJC) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 2-2020, giai đoạn chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Theo đó, quý 2 Vietjet mở rộng 52 đường bay nội địa, khai thác 14.000 chuyến bay, chuyên chở hơn 2 triệu lượt khách. 

Vietjet ghi nhận mức doanh thu dịch vụ vận tải hàng không đạt 1.970 tỉ đồng, giảm 54%, và mức lỗ hàng không 1.122 tỉ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, Vietjet lỗ trong hoạt động hàng không 2.111 tỉ đồng. Con số này được ghi nhận khả quan trong bối cảnh ngành hàng không thế giới chịu mức thiệt hại kỷ lục hơn 84 tỉ USD.

Vietjet cho hay, hãng đã tích cực tìm kiếm các đối tác và đã thực hiện giải pháp chuyển nhượng tài sản và các khoản đầu tư tài chính, giúp tăng doanh thu tài chính 1.174 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 1.063 tỉ đồng, tăng cường nguồn lực hỗ trợ cho dịch vụ vận tải hàng không. Lũy kế nửa đầu năm 2020, Vietjet ghi nhận lãi sau thuế 73,6 tỉ đồng.

Trong khi đó, hãng Vietnam Airlines có kết quả kinh doanh trong quý 2 doanh thu giảm 68% so với quý 1, còn 6.000 tỉ đồng. Lợi nhuận sau thuế lỗ 4.030 tỉ đồng. Như vậy, lũy kế 6 tháng đầu năm, hãng này đã lỗ hơn 6.642 tỉ đồng. Tương tự, Tập đoàn FLC (công ty sở hữu hãng hàng không Bamboo Airways) lỗ 2.725 tỉ đồng...

Lý giải về bức tranh tài chính sáng hơn trong thời điểm dịch bệnh, Vietjet cho hay khi thị trường trong nước được cho phép, hãng đã khai thác trở lại toàn bộ đường bay nội địa với hơn 300 chuyến/ngày trong tháng 6, tăng gấp 3-5 lần trong thời gian đỉnh điểm dịch. 

Với lợi thế tối ưu chi phí theo mô hình tăng trưởng của các hãng LCC trên thế giới, Vietjet đã và đang tích cực triển khai các chương trình tiết kiệm chi phí, với bình quân chi phí giảm 55% do giảm khai thác hơn 30% - 35% và giảm đơn giá chi phí 20% - 25%.

Đặc biệt trong tháng 5, Vietjet đã triển khai thành công chương trình mua trữ xăng dầu trong giai đoạn giá thấp, giúp giảm chi phí 25% so với thị trường. Bên cạnh đó, Vietjet tích cực đàm phán với các nhà cung cấp giảm giá dịch vụ cảng, sân bay, kỹ thuật và các dịch vụ khác từ 20% - 45% tùy nhà cung cấp.

Tổng tài sản 48.392 tỉ đồng, nguồn vốn chủ sở hữu đạt 17.339 tỉ đồng bao gồm cổ phiếu quỹ. Chỉ số thanh khoản hiện hành tiếp tục duy trì ở mức tốt 1,4 lần, chỉ số nợ vay/vốn chủ sở hữu chỉ 0,57 lần. Tỉ lệ nợ vay hiện thuộc nhóm thấp nhất trong ngành hàng không thế giới, nhờ vậy Vietjet tiếp tục thực hiện kế hoạch vay vốn dài hạn để tăng cường nội lực vượt qua khủng hoảng.

Bên cạnh nỗ lực của hãng, sự hỗ trợ của Chính phủ cũng được chờ đợi góp phần giảm áp lực, hỗ trợ hàng không hồi phục. 

Theo đề xuất của của các hãng, cơ quan chức năng, Chính phủ Việt Nam đang xem xét thông qua gói hỗ trợ hàng không bao gồm không giới hạn việc miễn giảm các loại thuế, phí dịch vụ hàng không, miễn giảm thuế môi trường cho nhiên liệu bay, gói hỗ trợ tài chính, gia hạn nợ vay… Sự hỗ trợ này cần cấp thiết và cụ thể trong giai đoạn hiện nay để củng cố nội lực của các hãng trong nước. 

Trên thế giới, các hãng hàng không đang được sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ nước sở tại nhằm giúp ngành hàng không hồi phục, do đây là một trong những lĩnh vực xương sống giúp thúc thúc đẩy sự tăng trưởng nền kinh tế chung.

Từ đầu năm 2020 đến nay, chủ động trước các kế hoạch ứng phó COVID-19, Vietjet đã triển khai hàng loạt các giải pháp quyết liệt như mở rộng dịch vụ kinh doanh vận chuyển hàng hóa, phát triển các sản phẩm dịch vụ SkyBoss, dịch vụ phụ trợ (ancillary), thẻ bay Power Pass...

Ngoài ra, hãng bắt đầu tự phục vụ mặt đất tại cảng hàng không Nội Bài để chủ động trong hoạt động khai thác, tăng chi phí phụ trợ tại sân bay cũng như nâng cao được chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng.

Đặc biệt, Hãng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm gia tăng nguồn doanh thu và tối ưu hoạt động. Vietjet chính thức phát triển dịch vụ vận chuyển hàng hóa (cargo) từ tháng 4, là hãng hàng không đầu tiên được phê chuẩn triển khai khai thác vận chuyển hàng hóa trên khoang hành khách (CIPC). Đồng thời, hãng tăng cường dịch vụ thuê chuyến, mở rộng dịch vụ tự phục vụ mặt đất tại Cảng Hàng không Quốc tế Nội Bài để tối ưu chi phí vận hành.

Vietjet Air lập công ty làm ví điện tử, vốn 50 tỉ đồng

TTO - HĐQT Vietjet Air vừa phê duyệt việc thành lập công ty con vốn điều lệ 50 tỉ đồng để làm ví điện tử, trong đó hãng Vietjet góp vốn chiếm 51% vốn điều lệ.


Q.AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Săn deal 'chợ đêm online' sao để không ôm cục tức?

Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc các 'chợ mạng' vào phiên sôi động. Trên Shopee, TikTok Shop... hàng triệu sản phẩm được treo biển giảm giá, mã khuyến mãi tung ra theo giờ vàng, người mua lướt 'live', săn deal, đặt đơn liên tục.

Săn deal 'chợ đêm online' sao để không ôm cục tức?

Phá chuyên án kinh doanh đa cấp trái phép đặc biệt lớn, liên quan 9.000 người, tạm giam 12 đối tượng

Công an tỉnh Lạng Sơn xác định đây là nhóm đối tượng hoạt động tội phạm theo phương thức đa cấp có quy mô đặc biệt lớn, liên quan nhiều địa phương, hoạt động xuyên quốc gia, xuyên biên giới.

Phá chuyên án kinh doanh đa cấp trái phép đặc biệt lớn, liên quan 9.000 người, tạm giam 12 đối tượng

Trung Quốc phê duyệt thêm gần 1.000 vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam

Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa phê duyệt thêm 829 vùng trồng, 131 cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam. Đây là cơ hội để sầu riêng nước ta tăng cường xuất khẩu sang thị trường 1,4 tỉ dân.

Trung Quốc phê duyệt thêm gần 1.000 vùng trồng và cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Ngày 21-5, Trung Quốc cho biết các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ là bước quan trọng nhằm thu hẹp khoảng cách, nhưng nhấn mạnh hợp tác đa phương là điều không thể thiếu đối với thương mại toàn cầu.

Trung Quốc: Đàm phán với Mỹ quan trọng, nhưng không thể thiếu hợp tác đa phương

Ngân 98 lên tiếng: Nghi bị hãm hại có tổ chức, đã gửi đơn tố giác đến cơ quan chức năng

Ngân 98 cho biết vừa làm đơn tố giác gửi đến cơ quan chức năng, nghi ngờ bị vu khống và hãm hại có tổ chức để hạ bệ danh dự và uy tín.

Ngân 98 lên tiếng: Nghi bị hãm hại có tổ chức, đã gửi đơn tố giác đến cơ quan chức năng

Cảng nước sâu 15.000 tỉ đồng của Quảng Trị giờ ra sao?

Cảng nước sâu Mỹ Thủy có khả năng đón tàu 100.000 tấn đang gấp rút thi công, để đưa 1 bến cảng vào hoạt động cuối năm 2025, cùng với mong muốn biến cảng này thành một trong những cảng trung tâm cả nước.

Cảng nước sâu 15.000 tỉ đồng của Quảng Trị giờ ra sao?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar