13/03/2025 16:21 GMT+7

Các doanh nghiệp Nhật tăng lương mạnh khi lạm phát gia tăng

Ngày 12-3, các công ty tuyển dụng lớn nhất Nhật Bản đã công bố mức tăng lương mạnh trong bối cảnh áp lực lạm phát gia tăng đối với các hộ gia đình.

Các doanh nghiệp Nhật tăng lương mạnh khi lạm phát gia tăng - Ảnh: afp.com

Ngày 12-3, các công ty tuyển dụng lớn nhất Nhật Bản đã công bố mức tăng lương mạnh trong bối cảnh áp lực lạm phát gia tăng đối với các hộ gia đình, trong khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) tiếp tục theo dõi thị trường để tìm dấu hiệu tăng lãi suất.

Mỗi mùa Xuân, các công đoàn và ban quản lý doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tham gia vào các cuộc thảo luận được gọi là "shunto" để thiết lập mức lương tháng trước khi năm tài chính mới của Nhật Bản bắt đầu vào tháng Tư. Theo Hội đồng Công đoàn Công nhân luyện kim Nhật Bản (JCM), một liên minh các công đoàn trong ngành sản xuất, hầu hết các tổ chức thành viên đều đạt được mức tăng lương gần bằng năm trước.

Trong số 53 công đoàn lao động lớn thuộc JCM, trong đó có Toyota Motor và Hitachi, 50 công đoàn đã nhận được phản hồi tính đến chiều 12-3. Mức tăng lương cơ bản trung bình tính đến ngày 12-3, không bao gồm mức tăng lương thường xuyên, là 14.566 yen (khoảng 98 USD) tương đương 99,5% mức của năm trước.

Theo Rengo - Liên đoàn Công đoàn lao động lớn nhất Nhật Bản, nhu cầu tăng lương từ các công đoàn Nhật Bản rất mạnh mẽ. Tuần trước, Rengo cho biết, các yêu cầu được khoảng 3.000 công đoàn trực thuộc Rengo đệ trình có mức tăng trung bình 6,09%, tăng 0,24 điểm phần trăm so với năm trước và lần đầu tiên vượt mốc 6% kể từ năm 1993.

Làn sóng tăng lương liên tục diễn ra trong bối cảnh lạm phát gia tăng, chủ yếu do giá thực phẩm và năng lượng. Theo số liệu thống kê của Chính phủ, tỷ lệ lạm phát của Nhật Bản đã tăng lên 4,0% vào tháng 1-2025, đạt mức cao nhất kể từ tháng 1-2023. Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi, không bao gồm giá thực phẩm tươi sống, tăng 3,2%.

Nhà kinh tế trưởng tại Mitsubishi UFJ Research & Consulting, Shinichiro Kobayashi, cho biết: "Do chi phí tăng lương cũng sẽ thúc đẩy lạm phát nên chu kỳ lành mạnh của phân phối tiền lương và tăng trưởng kinh tế dự kiến sẽ tiếp tục và phát huy hiệu quả".

Đây sẽ là một lý do nữa khiến BoJ tìm kiếm lãi suất ở "mức trung lập", mà phần lớn thị trường tin rằng ít nhất là 1%. Lãi suất chính sách hiện tại là 0,5%. Điều này cũng đưa Nhật Bản vào đúng lộ trình chấm dứt nới lỏng tiền tệ kéo dài, vốn được thực hiện trong thời kỳ giảm phát của đất nước dẫn đến giai đoạn tăng trưởng kinh tế thấp được gọi là "những thập kỷ mất mát".

Cuộc họp chính sách tiếp theo của BoJ dự kiến diễn ra vào ngày 18 và 19-3.

Chuyên gia Kobayashi cho biết, kết quả của "shunto" khó có thể buộc BoJ phải đưa ra quyết định tăng lãi suất mới và suy đoán rằng quyết định này có thể được đưa ra vào mùa Hè.

Trong khi đó, một số nhà kinh tế đã nêu lên mối lo ngại rằng mức tăng lương hiện tại có thể không đủ để bù đắp lạm phát, có khả năng gây ra sự suy giảm trong tâm lý người tiêu dùng.

Theo nhà kinh tế trưởng Saisuke Sakai tại Viện nghiên cứu Mizuho: "Giá tiêu dùng đang tăng với tốc độ đáng báo động. Mặc dù tăng lương là một diễn biến tích cực, nhưng chi phí hàng hóa đang tăng thậm chí còn nhanh hơn". Ông cho biết, với mức giá hàng hóa cao kìm hãm mức tăng trưởng tiền lương thực tế, lạm phát sẽ tiếp tục cản trở sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản.

Chuyên gia Sakai Sakai cũng cho rằng cái gọi là "Trumpcession" (lo ngại rằng các mức thuế doTổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt có thể làm chậm lại nền kinh tế nước này) có thể chỉ có tác động hạn chế đối với nền kinh tế Nhật Bản. Nhà phân tích này cho rằng, GDP của Mỹ có khả năng suy thoái tối đa là khoảng 0,5%, và nói thêm rằng thị trường có thể đang "đánh giá thấp tình trạng tăng trưởng của Mỹ".

Một mối quan ngại khác là liệu các đợt tăng lương tại các tập đoàn lớn có lan tỏa đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ - vốn chiếm hơn 99% tổng số công ty và khoảng 70% lực lượng lao động tại Nhật Bản - hay không. Nền kinh tế già hóa có khả năng tăng trưởng hạn chế trong thị trường lao động, đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp sẽ buộc phải trả lương cao hơn hoặc sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút lao động.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: Lạm phát

Tin cùng chuyên mục

Mối liên quan giữa sức khỏe đường ruột và thực phẩm giàu chất béo bão hòa

Chỉ vài bữa ăn giàu chất béo bão hòa cũng đủ để làm suy yếu hệ miễn dịch đường ruột, gây viêm nhiễm ngay cả khi chưa xuất hiện triệu chứng.

Mối liên quan giữa sức khỏe đường ruột và thực phẩm giàu chất béo bão hòa

Thái Lan hoãn phát tiền số, dồn ngân sách cho kích thích kinh tế

Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra cho biết chương trình phát tiền số tạm hoãn, ngân sách chuyển sang kế hoạch kích thích kinh tế mới trị giá 4,75 tỉ USD do tác động thuế quan Mỹ.

Thái Lan hoãn phát tiền số, dồn ngân sách cho kích thích kinh tế

Điểm tin 18h: Sầu riêng miền Tây 30.000 đồng/kg; Giá cát tăng cao

Điểm tin 18h, ngày 21-5-2025: Sau ồn ào, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM sẽ kiểm tra sản phẩm giảm cân của DJ Ngân 98; Kiểm tra đột xuất một nhà máy sản xuất sản phẩm cho công ty chồng Đoàn Di Băng…

Điểm tin 18h: Sầu riêng miền Tây 30.000 đồng/kg; Giá cát tăng cao

Ra mắt Trung tâm UNESCO Nâng cao sức khỏe cộng đồng và Ứng dụng Vi diệu pháp hành thiền

Sáng 17-5, Trung tâm UNESCO Nâng cao sức khỏe cộng đồng và Ứng dụng Vi diệu pháp hành thiền tổ chức lễ ra mắt tại TP.HCM.

Ra mắt Trung tâm UNESCO Nâng cao sức khỏe cộng đồng và Ứng dụng Vi diệu pháp hành thiền

Fatzbaby tài trợ và đồng hành cùng Đêm nhạc Hạt Giống

Trong hành trình lan tỏa yêu thương và nâng cao nhận thức cộng đồng về trẻ em tự kỷ, thương hiệu Fatzbaby tài trợ và đồng hành cùng Đêm nhạc Hạt Giống. Toàn bộ số tiền gây quỹ đã được trao tặng cho Trường Khuyết tật Thanh Tâm (Cần Giờ, TP.HCM).

Fatzbaby tài trợ và đồng hành cùng Đêm nhạc Hạt Giống

Những điểm mới tại 'Bố ơi mình đi đâu thế?' năm 2025

Sau thời gian dài vắng bóng, chương trình truyền hình thực tế Bố ơi mình đi đâu thế? trở lại vào mùa hè 2025 với nhiều điểm mới: dàn bố con đa sắc màu, thông điệp gắn kết thế hệ và sự đồng hành của Cosy - thương hiệu quen thuộc gần 30 năm qua.

Những điểm mới tại 'Bố ơi mình đi đâu thế?' năm 2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar