26/02/2015 15:16 GMT+7

Các bên khẳng định không có “ẩu đả” tại hội Gióng

VŨ VIẾT TUÂN
VŨ VIẾT TUÂN

TTO -  Sáng 26-2, UBND huyện Sóc Sơn đã có báo cáo gửi Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch thành phố Hà Nội về sự việc hỗn loạn tại hội Gióng sáng 24-2.

Động thái này được đưa ra sau khi đoàn kiểm tra của Sở VH-TT&DL, công an, viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội xuống kiểm tra hội Gióng (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) ngày 25-2.

Các thanh niên quá khích cầm gậy đánh nhau tại đền Gióng - Ảnh: Nguyên Vương

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở VH-TT&DL thành phố Hà Nội cho biết, sáng ngày 26-2, Sở VH-TT&DL Hà Nội đã nhận được văn bản báo cáo chính thức của UBND huyện Sóc Sơn, do Chủ tịch UBND huyện Vương Văn Bút ký về sự việc hỗn loạn tại hội Gióng sáng ngày 24-2.

Ông Động cho biết, về cơ bản, báo cáo của UBND huyện Sóc Sơn khẳng định tục cướp kiệu hoa tre là một nội dung trong lễ hội đã được các cấp có thẩm quyền cho phép.

Văn bản cũng khẳng định có hiện tượng tranh giành, hỗn loạn khi cướp kiệu hoa tre tại hội Gióng, nhưng không có yếu tố gây mất trật tự an ninh, và chưa đến mức phải xử lý về mặt pháp lý. Sự việc báo chí phản ánh chỉ là xô xát giữa đội bảo vệ kiệu hoa tre và những thanh niên cướp kiệu hoa tre.

Phía huyện Sóc Sơn cũng xin được rút kinh nghiệm và nghiêm khắc phê bình, nhắc nhở những trường hợp hơi “quá tay” của đội bảo vệ kiệu hoa tre.

Ông Tô Văn Động cho biết báo cáo của UBND huyện Sóc Sơn khẳng định rõ:

“Việc một số tờ báo nêu có hiện tượng thanh niên đua nhau cướp lộc đầu năm tại lễ hội Gióng gây hỗn loạn là không khách quan, không đúng với bản chất của sự việc. Tục cướp kiệu hoa tre là một trong những nghi thức lâu đời của lễ hội. Trong đoàn rước có một số thanh niên cầm gậy bảo vệ kiệu, khi khiêng kiệu do đoàn người vào xem hội đông gây ra xô đẩy, một số người bảo vệ bị ngã, dẫn tới xô xát. Tuy nhiên sự việc đã được các lực lượng chức năng can thiệp, giải tán kịp thời, không có trường hợp nào bị thương vong, không có hiện tượng ẩu đả đánh nhau. Ngay sau khi xảy ra sự việc trên, BTC lễ hội đã họp và rút kinh nghiệm và sẽ chỉ đạo những lễ hội lần sau tốt hơn”.

Theo ông Tô Văn Động, trong buổi trưa 26-2, đã có kết luận cuộc kiểm tra của đoàn phối hợp giữa Sở VH-TT&DL, Viện kiểm sát nhân dân, công an thành phố Hà Nội tại hội Gióng.

“Viện kiểm sát nhân dân và công an thành phố Hà Nội đều thống nhất với báo cáo của UBND huyện Sóc Sơn. Vì thế, nếu sự việc đúng như báo cáo thì Sở VH-TT&DL thành phố Hà Nội tôn trọng quan điểm của UBND huyện Sóc Sơn và đồng tình với cách xử lý sự việc như trong báo cáo. Nếu nặng nề hóa sự việc này sẽ ảnh hưởng đến vấn đề lễ hội” - ông Tô Văn Động khẳng định.

Tuy nhiên, sau khi xem hình ảnh và video sự việc hỗn loạn tại hội Gióng sáng ngày 24-2, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đều khẳng định rằng, đây là cuộc đánh nhau.

GS. Ngô Đức Thịnh, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa dân gian Việt Nam, khẳng định đây là cuộc đánh nhau chứ không phải tục cướp kiệu hoa tre như truyền thống.

Còn PGS.TS Lê Trung Vũ - Viện Văn hóa dân gian - giải thích thêm rằng: “Tục cướp hoa tre ở hội Gióng chỉ là việc giằng lấy hoa tre, ai lấy được thì chạy đi, chứ tuyệt đối không có hiện tượng người này đánh người khác để cướp lấy hoa tre. Sự việc đánh nhau để cướp hoa tre là sai với tục lệ truyền thống”.

Clip hỗn loạn tại lễ hội đền Gióng - Nguồn: Youtube

VŨ VIẾT TUÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa của Việt Nam được trao giải Văn hóa châu Á Fukuoka năm 2025, hạng mục Nghệ thuật văn hóa.

Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa nhận giải Văn hóa châu Á Fukuoka

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Những hoàn cảnh trong vở Nơi kết thúc bắt đầu đều có một lý do để bước vào Cõi lưu luyến. Họ tạm dừng chân ở đây.

Nơi kết thúc bắt đầu: Chọn quên hết hay nhớ thật nhiều?

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar