12/10/2024 12:48 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ca xướng Việt Nam, ngàn năm còn mãi

Đối mặt với sự cạnh tranh từ công nghiệp giải trí hiện đại, sân khấu ca kịch truyền thống của người Việt Nam vẫn giữ được màu sắc riêng.

Ca xướng Việt Nam, ngàn năm còn mãi - Ảnh 1.

Sách Hý kịch Việt Nam - Ngàn năm đồng vọng

Sách Hý kịch Việt Nam - Ngàn năm đồng vọng là tác phẩm mang tính khảo cứu trong khoảng gần bốn năm về sự phát triển hý kịch Việt Nam của tác giả Bùi Quang Thắng. Bùi Quang Thắng mang đến cái nhìn khá toàn diện về sự hình thành và phát triển của các loại hình ca xướng, tuồng (hát bội), chèo và cải lương...

Thương tiếng "tang tình" người Việt

Chia sẻ với Tuổi Trẻ, Bùi Quang Thắng cho biết tuồng (hát bội), chèo và cải lương tuy ra đời khác nhau nhưng có nhiều tương đồng cơ bản. Đặc điểm chung nhất là nhạc, đây cũng là yếu tố then chốt hấp dẫn khán giả.

Có thể thấy hệ thống làn điệu, bài bản trong cả hát tuồng, chèo và cải lương đều mang tính dân tộc và có sức lan tỏa rộng, vượt ra ngoài không gian sân khấu. Khán giả dễ tiếp cận, thẩm thấu và thậm chí tái hiện lại qua việc tự biểu diễn những làn điệu ưa thích hay một câu hát của những nhân vật mà họ ấn tượng.

Ca xướng Việt Nam, ngàn năm còn mãi - Ảnh 3.

Tác giả Bùi Quang Thắng - Ảnh: NVCC

"Như một người yêu chèo có thể hát Tình thư hạ vị, Quân tử vu dịch trong vở Lưu Bình - Dương Lễ;

Một người hâm mộ cải lương có thể hát Lý con sáo và câu vọng cổ của nhân vật Mỵ Châu, câu nam ai của vai Lan trong Lan và Điệp... 

Những điệu hát này giúp sân khấu ca kịch truyền thống của người Việt "ngấm" sâu hơn trong văn hóa đại chúng và vẫn giữ được màu sắc riêng khi đối mặt với sự cạnh tranh của ngành công nghiệp giải trí hiện đại" - ông Thắng phân tích.

Theo ông Thắng, trong những câu hát của người Việt còn xuất hiện một dạng mã hóa văn hóa độc đáo. 

Đó chính là tiếng "tang tình" - một hệ thống ký âm cổ xưa rất riêng của người Việt. Có thể kể đến câu hát quen thuộc: "Đàn kêu tang tích tình tang. Ai mang công chúa dưới hang trở về?".

Hay điệu Lý tình tang trên đất thần kinh: "Một thương tóc bỏ đuôi gà. Hai thương, hai thương ăn nói, ố tang ố tang tình tang, tình tang tình, ố tang ố tang tình tang"...

Một điệu chèo, một câu hát nam hay câu vọng cổ vẫn không thể thay thế trong những tâm hồn Việt.

Bùi Quang Thắng

Không chỉ khoác chiếc áo hào nhoáng

Trong Hý kịch Việt Nam - Ngàn năm đồng vọng, tác giả nhận định nghệ thuật ca xướng cũng bị ảnh hưởng nặng nề khi người Việt tiếp thu sai những giá trị nghệ thuật từ phương Tây, nhất là xu hướng "Tây hóa" trong sân khấu cải lương vào đầu thế kỷ 20.

Bùi Quang Thắng nói cải lương thành công bởi vừa biết tiếp thu những điểm mạnh trong triết lý sân khấu phương Tây qua kết cấu vở diễn, kỹ thuật diễn xuất tâm lý, tính logic chặt chẽ trong không gian và thời gian kịch, bài trí và phục trang sân khấu... Nhưng trên hết, cải lương vẫn duy trì được yếu tố nhạc.

Cải lương đã phát triển được một hệ thống bài bản ca ngâm mang âm hưởng đặc trưng cho văn hóa Việt, vùng đất Nam Bộ. 

Tuy nhiên, cải lương cũng nhiều lần rơi vào bế tắc. 

Thập niên 1930, việc đưa trang phục Tây, vũ điệu Tây, các bài hát Tây vào các vở cải lương Việt bất chấp bối cảnh lịch sử đã khiến báo chí đương thời phê phán là lai căng.

"Sáng tạo mới không phải là nhặt những điều kỳ lạ đâu đó đem vào tác phẩm. 

Nếu chủ trương đánh vào tâm lý hiếu kỳ của khán giả thì chẳng có thứ gì thay đổi nhanh như tính hiếu kỳ. Sân khấu truyền thống Việt có sự độc đáo riêng và những giá trị không thể mất.

Những bản dựng Đời cô Lựu, Tô Ánh Nguyệt, Làm lại cuộc đời... trong thập niên 1980 trở thành những tác phẩm sân khấu kinh điển nhờ đi vào đề tài hiện đại, kết hợp nhuần nhuyễn giữa các điệu ca, vốn mang tính chất cách điệu tượng trưng cố hữu của thơ - ca - nhạc với triết lý sân khấu hiện thực kiểu kịch nói phương Tây.

Hay như sự thành công trong việc biến bài Dạ cổ hoài lang thành sáu câu vọng cổ nhịp 32 đã chứng minh rằng nghệ thuật không dẫm chân tại chỗ nhưng những chuyển biến nghệ thuật đích thực không đơn giản là khoác lên mình một hình thức bên ngoài hào nhoáng" - ông Thắng nói.

Xem những cuốn sách quý về Hà Nội ra đời hơn nửa thế kỷ trước

Những cuốn sách bìa minh họa rất có hồn, dù giấy tối màu, chữ khó đọc nhưng chứa đựng những thông tin chân thật và cảm động về Hà Nội hai tuần trăng khói lửa, về ngày tiếp quản thủ đô… đang được giới thiệu.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Chiều 23-5, đoàn 6 trong các đoàn lãnh đạo TP.HCM đã đến thăm và tặng quà các văn nghệ sĩ tiêu biểu có đóng góp phát triển văn học, nghệ thuật thành phố, đất nước. Đó là NSND Kim Cương, nhạc sĩ Trần Xuân Tiến, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Lộc.

Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Hàng nghìn người đội mưa đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Ngày 23-5, hàng nghìn phật tử và người dân từ nhiều địa phương đã đổ về chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) để cung rước xá lợi Đức Phật.

Hàng nghìn người đội mưa đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Lễ khai mạc triển lãm ‘Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và hữu nghị’ đã khai mạc ngày 23-5 trong Nhà triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản.

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

17 năm làm nghiên cứu thị trường, chị Lương Thúy Phương khát khao xây dựng một nơi khởi lên cho những giấc mơ về truyện tranh Việt Nam, đó là Comic Land Productions.

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar