11/12/2024 20:59 GMT+7
Trở lại chủ đề

Cá voi lưng gù bơi hơn 13.000km qua 3 đại dương để tìm bạn tình

Nghiên cứu mới phát hiện một con cá voi lưng gù đực đã bơi 13.046km qua ít nhất 3 đại dương để tìm kiếm bạn tình.

Cá voi lưng gù bơi hơn 13.000km qua 3 đại dương để tìm bạn tình - Ảnh 1.

Cá voi lưng gù có thể dài tới 18m và nặng 36 tấn - Ảnh: israelhayom.com

Nhóm nghiên cứu cho biết con cá voi lưng gù này bắt đầu hành trình dài 13.046km từ vùng biển ngoài khơi Colombia ở phía đông Thái Bình Dương và kết thúc ngoài khơi bờ biển Zanzibar ở phía tây nam Ấn Độ Dương.

Dựa vào dữ liệu hình ảnh được chụp từ năm 2013 đến năm 2022, đồng tác giả nghiên cứu Ted Cheeseman, nghiên cứu sinh tại Đại học Southern Cross (Úc), cho biết con cá voi này có khả năng đã bơi từ Colombia về phía đông, đi theo các dòng hải lưu thịnh hành ở Nam Đại Dương và có thể đã "ghé thăm" các quần thể cá voi lưng gù ở Đại Tây Dương trước khi đến Ấn Độ Dương.

Theo LiveScience, cá voi lưng gù thường có tuyến đường di cư nhất quán, di chuyển giữa những vùng nước lạnh ở các cực và những khu vực sinh sản gần vùng nhiệt đới. Cá voi thường bơi hơn 8.000km theo hướng bắc - nam mỗi năm nhưng không có khuynh hướng di chuyển xa theo hướng đông - tây và thường không gia nhập các quần thể cá voi lưng gù khác.

Hành trình xuyên đại dương của con cá voi trên cho thấy quá trình di cư của cá voi lưng gù linh hoạt hơn so với suy nghĩ trước đây của giới khoa học.

Cá voi lưng gù bơi hơn 13.000km qua 3 đại dương để tìm bạn tình - Ảnh 2.

Cùng một con cá voi lưng gù được nhìn thấy tại vịnh Tribuga ở vùng biển ngoài khơi Colombia thuộc Thái Bình Dương vào năm 2013 (a), vùng Bahia Solano ở Colombia vào năm 2017 (b) và ở ngoài khơi bờ biển Zanzibar vào năm 2022 (c) - Ảnh: R. S. Open Science

Trước đây, thỉnh thoảng các nhà khoa học cũng ghi nhận một số cuộc di cư tương tự, chẳng hạn trường hợp một con cá voi lưng gù cái bơi 9.800km từ Brazil tới Madagascar từ năm 1999 đến 2001. Tuy nhiên, hành trình của con cá voi lưng gù đực trong nghiên cứu mới đã lập kỷ lục về khoảng cách di chuyển từ khu vực sinh sản này sang khu vực sinh sản khác.

Phát hiện nói trên giúp khoa học hiểu biết sâu sắc thêm về hệ sinh thái của cá voi lưng gù. Theo nhóm nghiên cứu, động lực cho hành trình dài như vậy có lẽ là vì tìm kiếm bạn tình. Con cá voi đực này đang tăng cơ hội sinh sản bằng cách hòa nhập với các thành viên của một quần thể khác.

Ngoài ra, cũng có thể có những lý do khác cho cuộc phiêu lưu bất thường của con cá voi này, chẳng hạn liên quan đến những thay đổi về môi trường đã tác động đến sự phân bổ thức ăn, biến đổi khí hậu, hoặc do sự gia tăng số lượng trong quần thể cá voi lưng gù dẫn đến sự cạnh tranh giữa các con đực trong mùa săn mồi và sinh sản.

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Royal Society Open Science ngày 10-12.

Lần đầu tiên bắt gặp cá voi lưng gù quan hệ đồng giới

Một nhóm nghiên cứu ở vùng biển phía tây đảo Maui, Mỹ đã chụp được khoảnh khắc 2 con cá voi lưng gù quan hệ tình dục đồng giới.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Gần trưa nay, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 3,5 độ (độ lớn M). Hiện Viện Các khoa học Trái đất đang theo dõi trận động đất này.

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Trận động đất có độ lớn 3,0 xảy ra ở huyện miền núi Phước Sơn, Quảng Nam và một trận khác 3,5 độ ở huyện Mường Chà, Điện Biên vào sáng nay 23-5.

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra kính áp tròng 'siêu thị lực' cho phép nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại, đồng thời mở ra giải pháp cho người bị mù màu.

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Hai tiêu bản xương voi được trưng bày ở Vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An như một thông điệp kêu gọi người dân cùng chung tay bảo vệ động vật hoang dã.

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Hành tinh nào trong Hệ Mặt trời được sinh ra trước?

Theo các nhà khoa học, trình tự ra đời của các hành tinh không hoàn toàn giống như bây giờ. Trái đất cũng không phải là hành tinh đầu tiên hình thành quanh Mặt trời.

Hành tinh nào trong Hệ Mặt trời được sinh ra trước?

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà

Các nhà thiên văn học vừa chứng kiến một hiện tượng chưa từng được ghi nhận trước đây: Một vụ va chạm dữ dội giữa hai thiên hà, trong đó một thiên hà phóng bức xạ mạnh xuyên qua thiên hà còn lại.

Lần đầu chứng kiến 'chiến tranh' giữa hai thiên hà
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar