29/05/2018 14:51 GMT+7

Ca tụng 1-6 nhưng người lớn ép trẻ thành 'máy học' để lấy điểm 10

NGUYỄN HẢI PHINH
NGUYỄN HẢI PHINH

TTO - Người lớn chúng ta đang làm méo mó những điểm 9, điểm 10. Chúng ta tác động khiến trẻ phát triển lệch lạc, thành những cái "máy học", không có tuổi thơ.

Ca tụng 1-6 nhưng người lớn ép trẻ thành máy học để lấy điểm 10 - Ảnh 1.

Chị hàng xóm sau khi đi họp phụ huynh cho đứa con vừa học xong lớp 5 kể lớp có hơn 40 bạn là học sinh giỏi, chỉ vài em là học sinh tiên tiến. Con "bị" học sinh tiên tiến nên người mẹ ấy cảm thấy xấu hổ, buồn. 

Hôm ấy chị chán không ăn cơm vì lo lắng sắp tới không biết con có "lọt" được hay không khi chuẩn bị vào lớp 6. 

Chị bảo ngay từ đầu năm học, vợ chồng chị đã đầu tư cho con đi học cờ vua, nhạc, họa để có thêm "giấy khen" cốt làm đẹp hồ sơ.

Nghe tôi có vẻ không ủng hộ, chị phân trần: "Thời nay mà chỉ đạt học sinh tiên tiến khác nào mất cả vốn lẫn lời? Giờ học sinh giỏi đầy ra, con mình vậy là kém. Với tình hình này thì khó địch với đối thủ để vào trường chuyên lắm".

Vì cha mẹ quá ưa trường chuyên lớp chọn, nhiều trẻ đang phải học như "một nhà bác học". Đúng là với lượng kiến thức sâu rộng như hiện nay, nếu trẻ không ham học như mọt sách, hoặc không đi học thêm sẽ rất khó để "đấu" vào trường chuyên. 

Bởi thế ngay từ bé, không ít trẻ em đang phải học hùng hục, phải chịu quá nhiều áp lực, phải giỏi toàn diện, xuất sắc nhiều mặt. Thực tế, nhiều trẻ không biết buổi tối là gì bởi thời gian đó chỉ có học thêm. Nhiều trẻ bị cha mẹ "riềng" đến mức ăn không đủ bữa, ngủ không đủ giấc.

Bởi thế, tôi nghĩ những bảng điểm, tấm giấy khen mà phụ huynh "lăngxê" hồn nhiên trên mạng xã hội chẳng có ý nghĩa gì ngoài việc đang gây thêm những áp lực lớn hơn lên đứa trẻ. 

Dường như ai cũng hiểu chúng ta đang làm méo mó những điểm 9, điểm 10. Chúng ta đang tác động khiến trẻ phát triển lệch lạc, thành những cái "máy học", không có tuổi thơ. Trẻ cứ học quần quật 12 năm trời, lao vào các giảng đường và nếu như thiếu kỹ năng, thiếu kiến thức, rất có thể lại thất nghiệp.

Có phải thời nay thêm nhiều em phải đeo kính cận, bị béo phì, ít nói hơn, ít cười hơn? Hãy giúp trẻ được phát triển, được yêu thương và cái đích là trở thành người hạnh phúc, lương thiện và được là chính mình. Cha mẹ có cần thiết phải cuống cuồng lên, vật vã khi con không đạt thành tích cao?

Ngày quốc tế thiếu nhi - ở trường nào đó, ở khu phố nào đó sẽ lại rình rang những tiết mục văn nghệ, những món quà, lời ca tụng dành cho trẻ em. Nhưng chúng ta đã thực sự tôn trọng các em hay đó chỉ là những lời sáo rỗng?

TTO - Cứ mỗi dịp Tết thiếu nhi, ở các tổ dân phố, các đơn vị, cơ quan, công ty... lại nghe người ta hỏi nhau: 'Con anh/chị có giấy khen không?'. Họ hỏi là để trao quà 1-6 cho trẻ.

NGUYỄN HẢI PHINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng trường học ngay ngắn, dạy học lành mạnh là phải ngăn chặn việc ép học sinh học thêm.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Liên quan vụ nhiều cô giáo mầm non về hưu ở huyện Tây Hòa (Phú Yên) khiếu nại nhiều tháng qua, Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên trả lời đã có hướng dẫn từ năm 2020.

Chậm điều chỉnh phụ cấp thâm niên giáo viên mầm non: Hướng dẫn điều chỉnh đã có từ 5 năm trước

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Chiều 16-5, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã gửi thông báo khẩn về chiêu lừa đảo mạo danh cán bộ tuyển sinh.

Mùa tuyển sinh nhiều chiêu lừa đảo, Sở Giáo dục TP.HCM ra thông báo khẩn

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, giáo dục nghề nghiệp là sự lựa chọn, không phải ép buộc; trường nghề không thể vì muốn có nhiều nguồn tuyển sinh hơn mà cản trở con đường học sinh học đại học bằng đề xuất 'siết' chuẩn.

Bộ Giáo dục: Nói đại học lấy hết thí sinh của trường nghề là tự hạ thấp bản thân

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Đây là một trong những điều chỉnh tại dự thảo thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập.

Tổng số giờ dạy thêm của nhà giáo được trả lương không quá 150 tiết/năm học

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm

Sáng 16-5, Câu lạc bộ các trường thực hành sư phạm (ATTES) đã chính thức ra mắt tại hội trường B, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

Các trường thực hành sư phạm chia sẻ học liệu, sáng kiến, kinh nghiệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar