09/07/2022 15:39 GMT+7

Ca sốt xuất huyết ở Đồng Nai tăng gấp đôi, thanh niên khỏe mạnh không bệnh nền cũng tử vong

A LỘC
A LỘC

TTO - Theo Sở Y tế Đồng Nai, tỉnh vừa ghi nhận ca tử vong thứ 9 do mắc sốt xuất huyết, tăng 8 ca so với cùng kỳ năm 2021. Đặc biệt, bệnh gây tử vong ở nhiều lứa tuổi, có cả thanh thiếu niên khỏe mạnh không mắc bệnh nền.

Ca sốt xuất huyết ở Đồng Nai tăng gấp đôi, thanh niên khỏe mạnh không bệnh nền cũng tử vong - Ảnh 1.

Bé trai 4 tuổi bị sốc sốt xuất huyết nhiễm trùng máu nặng điều trị tại khoa hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai - Ảnh: A LỘC

Mới đây nhất, ngày 8-7, nam bệnh nhân N.V.M. (29 tuổi, ngụ xã Gia Tân 2, huyện Thống Nhất) tử vong do mắc sốt xuất huyết sau 6 ngày điều trị.

Sốt xuất huyết tăng đột biến, bệnh viện quá tải

Các bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân bệnh nhân tử vong do sốc sốt xuất huyết nặng, hôn mê không đặc hiệu, phù phổi, rung thất, hội chứng suy hô hấp ở người lớn. Đáng nói, tiền sử dịch tễ của bệnh nhân khỏe mạnh.

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, từ đầu năm 2022 đến nay, toàn tỉnh đã ghi nhận hơn 9.200 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 134,4% so với cùng kỳ 2021), phát hiện tổng cộng hơn 1.420 ổ dịch, đã xử lý hơn 1.380 ổ dịch (đạt tỉ lệ 97,9%).

Cùng với việc số lượng bệnh nhân mắc sốt xuất huyết tăng đột biến, hàng trăm nhân viên y tế công lập xin nghỉ việc đã khiến nhiều cơ sở y tế tại Đồng Nai, nhất là bệnh viện có chuyên khoa điều trị sốt xuất huyết, rơi vào tình trạng quá tải nghiêm trọng.

Tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, cả 3 khoa cấp cứu, bệnh nhiệt đới, hồi sức tích cực - chống độc đều đang trong tình trạng quá tải. Mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận hàng chục bệnh nhi mắc sốt xuất huyết mới, trong đó có nhiều ca nặng bị sốc sốt xuất huyết nặng phải thở máy, lọc máu.

Để tăng cường hỗ trợ điều trị cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết, bệnh viện phải huy động lực lượng y bác sĩ từ nhiều khoa phòng khác. Song, dù bệnh viện đã cho kê thêm giường bệnh nhưng toàn bộ gần như được lấp đầy, thậm chí phải nằm ghép.

Ca sốt xuất huyết ở Đồng Nai tăng gấp đôi, thanh niên khỏe mạnh không bệnh nền cũng tử vong - Ảnh 2.

Bệnh nhi mắc sốt xuất huyết vào Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai điều trị liên tục tăng cao trong 2 tháng nay khiến nhiều khoa phòng quá tải - Ảnh: A LỘC

Cảnh giác với dịch sốt xuất huyết

Bác sĩ Nguyễn Thanh Quyền - trưởng khoa bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai - cho biết hiện khoa đang tiếp nhận, điều trị cho khoảng 120 - 130 bệnh nhi, riêng sốt xuất huyết chiếm 2/3 tổng số bệnh nhi. Ngoài số ca mắc tăng cao, điểm đáng chú ý năm nay là có nhiều ca bị sốc nặng.

Tương tự, tại khoa hồi sức tích cực - chống độc cũng quá tải từ lâu do bệnh nhân đông, nhân lực y tế thiếu. Bác sĩ Phạm Thị Kiều Trang - trưởng khoa hồi sức tích cực - chống độc - cho hay hiện khoa đang điều trị cho gần 20 bệnh nhi bị sốc sốt xuất huyết nặng, có trường hợp phải thở máy.

"Bệnh nhi bị sốt xuất huyết nặng một phần do cơ địa. Ngoài ra, nhiều trường hợp phát hiện trễ, điều trị không tới, đến lúc phát hiện bệnh đã trở nặng, gây sốc" - bác sĩ Trang nhận định.

Ông Nguyễn Hữu Tài - phó giám đốc Sở Y tế Đồng Nai - cho biết nguyên nhân sốt xuất huyết tăng cao do năm nay rơi vào đỉnh dịch theo chu kỳ 3-5 năm.

Cũng giống với COVID-19, sốt xuất huyết không có miễn dịch trọn đời, sau khoảng 2-3 năm sẽ hết miễn dịch khiến dịch bùng phát trở lại. Không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới cũng theo xu hướng này.

Về giải pháp, ông Tài cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng chống dịch và điều trị, tăng cường tuyên truyền. Tuy nhiên, điểm quan trọng nhất là phải cảnh giác đối với dịch sốt xuất huyết, kể cả người dân và nhân viên y tế.

"Mấy năm nay do tập trung phòng chống COVID-19 trong khi sốt xuất huyết không nhiều khiến người dân lơ là, mất cảnh giác. Do đó, chúng tôi yêu cầu toàn bộ nhân viên y tế và người dân cần nâng cao cảnh giác, đẩy mạnh phòng chống diệt lăng quăng, muỗi để kéo giảm bệnh.

Đồng thời, phải phát hiện sớm, điều trị đúng bài bản, tránh điều trị tạm bợ, không đúng khiến bệnh trở nặng, nguy cơ tử vong cao hơn" - ông Tài nhấn mạnh.

Tăng ưu đãi cho bác sĩ, điều dưỡng công lập

Ông Nguyễn Hữu Tài cho biết nhằm giữ chân cán bộ y tế, địa phương đang chuẩn bị trình Hội đồng nhân dân các chính sách ưu đãi cho cán bộ y tế, nhất là cán bộ y tế cơ sở.

Đặc biệt, lần này không chỉ ưu đãi cho đội ngũ bác sĩ mà cho cả điều dưỡng, nhân viên y tế. Qua đó, tạo điều kiện cho y bác sĩ gắn bó với công việc tốt hơn.

Sốt xuất huyết gia tăng: Không để dịch chồng dịch!

TTO - Đến nay, TP.HCM đã có gần 22.000 ca sốt xuất huyết, trong đó có 11 ca tử vong. Các chuyên gia cho rằng hiện vẫn chưa là đỉnh dịch, dịch có thể kéo dài đến quý 3 năm nay.

A LỘC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bị hai chiếc đũa dài đâm vào mũi phải trong một lần uống say

Hai chiếc đũa “ẩn náu” trong xoang hàm, đặt bệnh nhân trên bờ vực nguy hiểm. Cuộc phẫu thuật lấy dị vật bất ngờ này hé lộ những rủi ro khôn lường.

Bị hai chiếc đũa dài đâm vào mũi phải trong một lần uống say

Từ 1-7, cập nhật thông tin bảo hiểm xã hội trên VssID, VNeID để không bị mất quyền lợi

Từ 1-7, nếu không cập nhật căn cước công dân vào hồ sơ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội có thể bị từ chối giải quyết hồ sơ, ảnh hưởng quyền lợi.

Từ 1-7, cập nhật thông tin bảo hiểm xã hội trên VssID, VNeID để không bị mất quyền lợi

Dấu gai đen ở da: Không phải vệ sinh kém, cảnh báo sức khỏe xấu cần lưu ý

Nhiều người còn lầm tưởng dấu gai đen ở vùng cổ, nách, bẹn... là do da dơ, vệ sinh kém. Bác sĩ cho biết da gai đen có thể là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe cần lưu ý, đặc biệt ở trẻ dậy thì.

Dấu gai đen ở da: Không phải vệ sinh kém, cảnh báo sức khỏe xấu cần lưu ý

Kem trộn 'trắng cấp tốc' bán rầm rộ trên mạng

"Da trắng nổi gân xanh","Trắng cấp tốc, siêu trắng", "Xài là trắng, trắng nhanh"…, đó là hàng loạt lời quảng cáo rao bán kem trộn trên khắp các mạng xã hội hiện nay.

Kem trộn 'trắng cấp tốc' bán rầm rộ trên mạng

Từ 1-7, hơn 500 bệnh mạn tính được cấp thuốc đến 3 tháng/lần, ai cũng mừng

Sau thời gian người bệnh mạn tính 'than trời' về việc xếp hàng dài lấy đơn thuốc cũ, chính thức từ ngày 1-7, hơn 250 bệnh mạn tính điều trị ổn định sẽ được cấp thuốc đến 3 tháng/lần, thay vì tối đa 30 ngày như trước đây.

Từ 1-7, hơn 500 bệnh mạn tính được cấp thuốc đến 3 tháng/lần, ai cũng mừng

Thay đổi thói quen buổi tối thế nào để tăng thời gian tập thể dục?

Một nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa thời gian đi ngủ và mức độ hoạt động thể chất, chỉ ra những điều bạn có thể làm để tập thể dục nhiều hơn.

Thay đổi thói quen buổi tối thế nào để tăng thời gian tập thể dục?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar