11/01/2018 13:55 GMT+7

Cá sấu làm gì để sống sót khi rét kỷ lục?

TRỌNG NHÂN
TRỌNG NHÂN

TTO - Trời lạnh đến mức mặt nước cũng đóng băng, cá sấu - loài duy nhất hầu như không biến đổi từ khi có mặt trên Trái đất, đã sống sót ra sao?

Cá sấu cũng phải ngủ đông tránh rét? - Nguồn: Shallotte River Swamp Park

Một nhân viên ở Công viên đầm lầy sông Shallote, tiểu bang North Carolina (Mỹ) mới đây đăng đoạn video clip thú vị về cách cá sấu 'chống chọi' lại đợt lạnh lịch sử. Đoạn video được 45.000 lượt xem chỉ sau 21 giờ đăng.

Trong video clip, những con cá sấu ngoi phần mõm lên trên mặt nước đóng băng, còn lại toàn bộ thân mình đều chìm dưới nước.

George Howard - tổng quản lý của công viên, là người đầu tiên phát hiện 10 con cá sấu đang "treo mình" dưới lớp băng.

Bọn cá sấu trông như đã chết, nhưng các chuyên gia về động vật nói những sinh vật "đông cứng" kia vẫn mạnh khỏe.  

Cá sấu làm gì để sống sót khi rét kỷ lục? - Ảnh 2.

Cá sấu ngủ đông dưới nước chỉ chừa mỏm trên lớp băng để thở - Ảnh: Shallotte River Swamp Park

Theo tờ The Washington Post, cá sấu vốn là loài động vật máu lạnh, nghĩa là không thể tự điều chỉnh thân nhiệt mà phải dựa vào nhiệt độ môi trường để làm thân nhiệt tăng hay giảm. Chúng còn có thể tự điều chỉnh cơ thể theo cơ chế "ngủ đông". 

Khi đó, cá sấu sẽ tự hạ thấp thân nhiệt và làm chậm quá trình trao đổi chất để vừa đủ duy trì sự sống. Nhưng trên mặt nước đóng băng, chúng phải thò mõm lên để có thể duy trì quá trình thở.

Đây là cách độc đáo của loài bò sát này nhằm vượt qua những tháng mùa đông lạnh giá. Các chuyên gia cho biết cá sấu có thể biết trước được khi nào mặt hồ đóng băng để chuẩn bị ngủ đông.

Một số người thắc mắc chuyện gì sẽ xảy ra nếu chẳng may giẫm phải cá sấu đang ngủ đông?

Theo các chuyên gia, cá sấu ngủ đông sẽ không thể phản ứng ngay như trong trạng thái bình thường. Hoặc ít nhất lớp băng xung quanh cũng làm cho cá sâu khó di chuyển hơn.

Cá sấu là loài đã tồn tại hàng triệu năm. Chúng là loài duy nhất hầu như không biến đổi từ khi có mặt trên Trái đất đến nay, do đó chắc chắn chúng phải rất tài tình vượt qua những giai đoạn có điều kiện sống khó khăn.

Và cách ngủ đông này chính là một ví dụ như thế.

Nước Mỹ đang trải những ngày giá rét lịch sử khi nhiệt độ thực tế bên ngoài có lúc được ghi nhận đến -50 độ C. Theo CBS, đợt bão tuyết đang diễn ra được ví von là "bom bão tuyết" hiện đã làm chết 22 người và làm ảnh hưởng hàng triệu gia đình nước Mỹ.

TRỌNG NHÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Các nhà khoa học phát hiện loài khỉ Capuchin mặt trắng bắt cóc con loài khỉ khác và vẫn chưa thể giải mã được hành vi này.

Loài khỉ thông minh bỗng thích bắt cóc con loài khỉ khác, chuyện gì xảy ra?

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

Một nhà khoa học Trung Quốc vừa sử dụng công nghệ vệ tinh để đo lại độ dài của con sông sâu nhất thế giới - sông Congo ở châu Phi, và phát hiện nó dài hơn nhiều so với các số liệu trước đó.

Đo lại độ dài sông sâu nhất thế giới, phát hiện dài hơn 1.000km so với trước

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Các bài toán lớn được tổng hợp từ những nhu cầu thiết yếu của các sở, ban, ngành trên địa bàn TP.HCM, cần ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

TP.HCM đưa ra 14 bài toán lớn về khoa học, công nghệ năm 2025

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

UBND TP.HCM vừa thành lập Ban Chỉ đạo của UBND TP.HCM về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 do Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được làm trưởng ban chỉ đạo.

Chủ tịch Nguyễn Văn Được làm trưởng Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Sau cơn mưa trước giờ tan tầm, bầu trời phía tây Hà Nội xuất hiện đám mây ngũ sắc khổng lồ với hình thù kỳ thú.

Mây ngũ sắc kỳ thú xuất hiện trên bầu trời Hà Nội

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn

Nghiên cứu mới cho thấy siêu vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa có thể phát triển mạnh trong môi trường vô trùng bằng cách ăn nhựa y tế.

Phát hiện siêu vi khuẩn trong bệnh viện ăn nhựa y tế, trở nên nguy hiểm hơn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar