19/04/2025 15:20 GMT+7
Trở lại chủ đề

Cá mập 'kêu cứu' bằng âm thanh lạ

Các nhà khoa học vừa công bố một khám phá bất ngờ, hé lộ khả năng đặc biệt của một số loài cá mập: chúng phát ra âm thanh khi cảm thấy bị đe dọa.

cá mập - Ảnh 1.

Một con cá mập chanh ở ngoài khơi Jupiter, Florida, Mỹ - Ảnh: AFP-Jiji

Nghiên cứu, do giáo sư Éric Parmentierd đến từ Đại học Liège (ULiège, Bỉ) cùng các đồng nghiệp quốc tế từ New Zealand và Mỹ phối hợp thực hiện, đã mở ra góc nhìn mới về hành vi giao tiếp tiềm ẩn ở cá mập.

Theo công bố trên tạp chí khoa học "Royal Society Open Science", các nhà nghiên cứu đã ghi nhận được khả năng phát ra âm thanh "lách tách" ở loài cá nhám sao (Scyliorhinus stellaris) khi chúng cảm thấy bị tác động.

Khám phá tình cờ này xuất phát từ một thí nghiệm ban đầu tập trung vào khả năng thính giác của cá mập. Theo giáo sư Parmentier, trong quá trình thực hiện các thao tác trong bể cá với một loài cá mập cụ thể, nhóm nghiên cứu bất ngờ nhận thấy khi bắt chúng lên, chúng bắt đầu phát ra những âm thanh lạ.

Điều đáng chú ý là sau vài giây phát âm, chúng lại trở về trạng thái bình tĩnh. Đây là lần đầu tiên hiện tượng độc đáo này được ghi nhận trong giới khoa học.

Các nhà khoa học dự đoán nguồn gốc của những âm thanh này nằm ở cấu trúc đặc biệt của răng cá nhám sao. Khác với hàm răng sắc nhọn thường thấy ở đa số các loài cá mập, răng của loài này có hình dạng dẹt và xếp chồng lên nhau, tương tự như răng của cá đuối.

Theo phân tích của Đại học Liège, cấu trúc này có thể tạo ra âm thanh rít do sự cọ xát giữa hai hàm, từ đó hình thành nên những tiếng "lách tách" đặc trưng.

Mặc dù các nhà nghiên cứu thận trọng cho rằng đây chưa chắc chắn là một hình thức giao tiếp phức tạp, nhưng họ tin rằng những âm thanh này có thể đóng vai trò như một phản ứng tự vệ. Chúng có thể là một tín hiệu cầu cứu khi bị đe dọa hoặc một phương thức để làm đối phương giật mình, tạo cơ hội trốn thoát cho con mồi.

Theo giả thuyết của nhóm nghiên cứu, việc tạo ra âm thanh hoặc thay đổi màu sắc là những chiến thuật phổ biến mà động vật sử dụng để gây bất ngờ và làm xao nhãng kẻ săn mồi. Đôi khi, chỉ một khoảnh khắc mất tập trung của kẻ săn mồi cũng đủ để con mồi tẩu thoát. Một số loài cá cũng có hành vi tương tự.

Khám phá này đã bổ sung thêm một mảnh ghép thú vị vào bức tranh đa dạng về phương thức giao tiếp của các loài sinh vật biển.

Từ lâu, giới khoa học đã biết đến khả năng "hát" của cá voi, tiếng "click" định vị của cá heo hay nhiều hình thức giao tiếp bằng âm thanh khác của các loài động vật biển có vú. Tuy nhiên, việc phát hiện khả năng tương tự ở một loài cá mập đã mở ra hướng nghiên cứu mới đầy hứa hẹn.

Trong tương lai, giáo sư Parmentier và nhóm của ông hy vọng sẽ tiến hành các nghiên cứu sâu hơn để xác định ý nghĩa sinh học chính xác của những tiếng "lách tách" này. Một trong những mục tiêu quan trọng là kiểm chứng liệu hành vi này có xảy ra trong môi trường sống tự nhiên của cá mập hay không.

Giải mã hành vi nhảy lên không của cá mập

Một nghiên cứu mới đây đã hé mở lý do đằng sau những cú nhảy lên không trung đầy mạnh mẽ của cá mập.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển

Kiểm tra các bè nổi trên vịnh Nha Trang, lực lượng chức năng đã phát hiện, vận động chủ bè thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển.

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển

Tinh tinh có 'ngôn ngữ' tinh vi như con người

Tinh tinh có thể kết hợp và sắp xếp linh hoạt các cặp âm thanh để truyền đạt các ý tưởng hoặc ý nghĩa khác nhau, một khả năng vốn chỉ có ở con người.

Tinh tinh có 'ngôn ngữ' tinh vi như con người

'Cơn bão mini' do xung đột thời tiết gây mưa rất to ở TP.HCM và Đông Nam Bộ

Sáng nay TP.HCM, Nam Bộ hứng cơn mưa rất to, chỉ trong vài giờ lượng mưa có nơi đạt 225mm, ảnh vệ tinh cho thấy mây dông cuồn cuộn như một cơn bão mini.

'Cơn bão mini' do xung đột thời tiết gây mưa rất to ở TP.HCM và Đông Nam Bộ

Tìm ra loài cây trồng có thể cứu cả thành phố sau thảm họa

Nghiên cứu mới cho thấy củ cải đường, cải bó xôi, lúa mì và củ cải đỏ là những loài cây thích hợp nhất để nuôi sống một thành phố sau thảm họa.

Tìm ra loài cây trồng có thể cứu cả thành phố sau thảm họa

Giải mã thành công gene loài sao la quý hiếm ở Việt Nam

Một bước đột phá trong bảo tồn đã được ghi nhận khi các nhà khoa học lần đầu tiên giải mã thành công bộ gene của loài sao la. Đây là một trong những loài thú hiếm nhất thế giới, sống tại rừng núi Việt Nam và Lào.

Giải mã thành công gene loài sao la quý hiếm ở Việt Nam

Mỹ: Núi lửa dưới biển có dấu hiệu sắp phun trào

Nhiệt độ đang trở nên nóng hơn ở ngoài khơi bang Oregon, Mỹ khi núi lửa dưới biển Axial Seamount đang có dấu hiệu sắp phun trào.

Mỹ: Núi lửa dưới biển có dấu hiệu sắp phun trào
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar