27/03/2025 08:17 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ca mắc sởi giảm nhanh, TP.HCM bắt đầu công bố hết dịch

Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TP.HCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại 22 phường, xã thuộc quận 1, 4 và huyện Củ Chi.

dịch sởi - Ảnh 1.

Trẻ tiêm vắc xin phòng bệnh tại Trạm y tế phường Phú Mỹ, quận 7, TP.HCM - Ảnh: XUÂN MAI

Sáng 27-3, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng cho biết tính từ tuần thứ 2 của năm 2025 đến nay, số ca bệnh hằng tuần tại TP đang có xu hướng giảm nhanh ở tất cả các lứa tuổi. 

Đặc biệt tính đến tuần 12 đã có 50 phường, xã thuộc 13 quận, huyện và TP Thủ Đức không ghi nhận ca sởi mới trong 3 tuần liên tiếp trở lên.

Sở đã thực hiện quy trình thẩm định hồ sơ và báo cáo UBND TP công bố hết dịch bệnh sởi tại 22 phường, xã đủ điều kiện (không ghi nhận ca mắc mới sau 21 ngày liên tiếp và đã triển khai đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch theo quy định).

TP.HCM làm gì sau khi công bố hết dịch sởi?

Sở Y tế cho biết sau khi công bố hết dịch, TP vẫn tiếp tục duy trì các hoạt động giám sát, phát hiện sớm các ca bệnh nghi ngờ trong cộng đồng và trường học để kịp thời xử lý, ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch trở lại.

Bên cạnh đó công tác truyền thông được đẩy mạnh để nâng cao nhận thức của người dân về lợi ích của tiêm chủng, khuyến khích phụ huynh đưa trẻ đi tiêm đúng lịch và duy trì các biện pháp vệ sinh phòng bệnh.

Ngành y tế TP.HCM khuyến cáo người dân không nên chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch sởi.

Để phòng chống dịch sởi hiệu quả, người dân cần chủ động đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ theo lịch tiêm chủng mở rộng, rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng, che miệng, mũi khi ho, hắt hơi, ăn uống đầy đủ, nâng cao thể lực và giữ gìn vệ sinh môi trường sống.

Hơn 1 năm TP.HCM chống dịch sởi

Ngay từ đầu năm 2024, trước thực trạng gián đoạn tiêm chủng vắc xin sởi trong và sau đại dịch COVID-19, cùng với kinh nghiệm ứng phó từ các đợt dịch sởi trước, ngành y tế đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch sởi.

Ngày 23-5-2024, các ca sởi đầu tiên đã sớm được phát hiện sau hơn 2 năm không ghi nhận ca bệnh trên địa bàn TP.

Song song giám sát sự xuất hiện và lưu hành của vi rút sởi, Sở Y tế đã chỉ đạo HCDC phối hợp với Bệnh viện Nhi đồng 1 và Đơn vị Nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) khai thác mẫu lưu trữ tại ngân hàng huyết thanh nhằm đánh giá miễn dịch cộng đồng.

Kết quả cho thấy tỉ lệ trẻ từ 9 tháng tuổi đến dưới 5 tuổi có kháng thể phòng bệnh sởi chỉ đạt 86%, trong khi để có thể bảo vệ cộng đồng trước bệnh sởi thì tỉ lệ miễn dịch cần đạt trên 95%. Sử dụng công cụ đánh giá nguy cơ dịch sởi, kết quả cho thấy TP.HCM có nguy cơ bùng phát dịch sởi rất cao.

Dựa trên những căn cứ khoa học này, Sở Y tế đã tham mưu UBND TP công bố dịch sởi, đồng thời chủ động triển khai kế hoạch bảo vệ trẻ có nguy cơ cao.

Ngày 27-8-2024, UBND TP ban hành quyết định công bố dịch sởi trên toàn TP. Đây là cơ sở pháp lý để TP thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát dịch sởi trên địa bàn. TP đã chủ động sử dụng ngân sách địa phương để mua vắc xin phòng chống dịch.

Ngày 31-8-2024, chỉ 3 ngày sau khi quyết định công bố dịch được ban hành, chiến dịch tiêm vắc xin phòng chống dịch sởi cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi đã được triển khai trên toàn TP.

Ngày 12-11-2024, TP.HCM bắt đầu triển khai tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi sau khi có văn bản chấp thuận của Bộ Y tế.

Bên cạnh các hoạt động phòng chống dịch tại cộng đồng, hoạt động chăm sóc điều trị cũng được Sở Y tế quan tâm chỉ đạo sâu sát.

Từ đầu tháng 9-2024, Sở Y tế tổ chức họp chuyên gia thống nhất chỉ định sử dụng Immunoglobulin (IVIG) trong điều trị bệnh sởi đối với từng đối tượng bệnh nhân cụ thể, đưa ra các bước tiếp cận và chỉ định sử dụng IVIG.

Những nỗ lực trong công tác điều trị đã góp phần kiểm soát số ca nặng và tử vong do bệnh sởi. Trong tổng số 8.087 ca mắc của TP, có 151 ca cần hỗ trợ hô hấp, chiếm tỉ lệ 1,6%; số tử vong là 7 ca chiếm tỉ lệ 1/1000, gồm những trẻ em có bệnh lý bẩm sinh hoặc bệnh lý nền nặng và không được tiêm chủng trước đó.

Vì sao bệnh sởi kéo dài ở miền Nam?

Theo Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế), tình hình bệnh sởi tại miền Nam vẫn đang có dấu hiệu tăng so với cùng kỳ. Theo quy luật bệnh sởi đang vào chu kỳ bùng phát bệnh 5 năm một lần. Các chuyên gia lo ngại về dịch nếu tỉ lệ tiêm chủng vắc xin bao phủ thấp.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đã giúp nhiều gia đình có được hạnh phúc. Tuy nhiên cũng có nhiều góc khuất nhiều người chưa hiểu hết.

Bác sĩ Hồ Mạnh Tường: Những phụ nữ thụ tinh ống nghiệm thực sự can đảm, dám hy sinh

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Độ tuổi mắc bệnh ung thư đại trực tràng ngày càng trẻ hóa khi không ít người ở độ tuổi 30-40, thậm chí 20, đã trở thành bệnh nhân ung thư.

Ung thư đại trực tràng đang trẻ hóa, làm sao để phát hiện sớm?

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Thứ trưởng Bộ Y tế kêu gọi từng cá nhân, từng gia đình, từng cơ quan, có bữa ăn đủ dưỡng chất, duy trì vận động thể lực thường xuyên.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Dinh dưỡng là nhân tố quyết định đến năng suất của mỗi quốc gia

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Vì sao hỗ trợ chỉ áp dụng cho phụ nữ dưới 35 tuổi sinh đủ hai con ở TP.HCM? Sao không áp dụng với tất cả phụ nữ sinh 2 con?

Vì sao phụ nữ dưới 35 tuổi ở TP.HCM phải sinh đủ 2 con mới được trợ cấp?

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Lộ diện quỹ ngoại bị rút ròng nhiều nhất ở thị trường chứng khoán Việt; Gia tăng người bị cao huyết áp.

Tin tức sáng 11-5: Cả nước dự kiến còn 3.321 đơn vị cấp xã; Số người bị cao huyết áp tăng mạnh

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ

Nhiều người dù nghi ngờ mình bị đột quỵ nhưng vẫn chần chừ, chờ triệu chứng tự hết hoặc làm theo 'mẹo dân gian', dẫn đến bỏ lỡ thời gian vàng.

Chủ quan, tin 'mẹo dân gian', nhiều người tàn tật vì lỡ thời gian vàng trị đột quỵ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar