25/10/2018 11:16 GMT+7

Cá heo không thể giao tiếp với nhau vì con người quá ồn

MINH HẢI (Theo News Week)
MINH HẢI (Theo News Week)

TTO - Âm thanh của tàu biển, của máy móc nghiên cứu khoa học và nhiều âm thanh khác mà con người tạo ra trên đại dương khiến những con cá heo không thể giao tiếp với nhau.

Cá heo không thể giao tiếp với nhau vì con người quá ồn - Ảnh 1.

Bị tiếng ồn của con người quấy nhiễu, cá heo gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp với nhau - Ảnh: Sunlight On Water

Dưới lòng đại dương không hề yên tĩnh như nhiều người tưởng. Trên thực tế, các hoạt động của con người đang tạo ra một lượng đáng kể tiếng ồn dưới đại dương.

Những tiếng ồn này có thể gây khó khăn cho cuộc sống của các loài động vật biển, trong đó có vấn đề của .

Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Trung tâm Khoa học Môi trường thuộc Đại học Maryland và Đại học Cornell (Mỹ) phát hiện ra rằng cá heo sinh sống tại khu vực tây bắc Đại Tây Dương đã biến đổi tiếng kêu để đáp ứng với cường độ tiếng ồn cao do các con tàu gây ra, bởi lẽ điều này đang gây cản trở khả năng "trò chuyện" của chúng.

Nhóm đã xem xét tác động của tiếng ồn dưới nước lên khả năng giao tiếp bằng âm thanh của loài cá heo mũi chai sống ngoài khơi Maryland - vùng biển có lưu lượng tàu thuyền qua lại cao. Những chú cá heo này sử dụng âm thanh để truyền đạt nhận dạng cá nhân - gần giống như tên và một loạt các thông tin quan trọng khác.

Từ tháng 7 đến tháng 9-2016, nhóm nghiên cứu thực hiện các bản ghi âm bằng cách sử dụng microphone dưới nước tại khu vực cách bờ biển Maryland khoảng 30km.

Họ tính toán mức độ tiếng ồn môi trường xung quanh và các bản ghi âm này được dùng để khảo sát sự thay đổi trong tiếng kêu của cá heo mũi chai. Những tiếng kêu của cá heo thu được có tới 11 đặc điểm, bao gồm cả thời gian phát ra và tần số.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng cá heo đã thay đổi đặc điểm về âm thanh khi tiếng ồn khu vực xung quanh tăng lên. Cụ thể, tiếng kêu này có tần số cao hơn và đơn giản hơn để tăng cường khả năng tiếp nhận âm thanh khi giao tiếp.

Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng điều này có thể làm giảm nội dung thông tin trong tiếng kêu và có thể gây bất lợi cho sự gắn kết xã hội của đàn cá, mặc dù cần nhiều nghiên cứu khác để hiểu rõ hơn về quá trình này.

Ở nhiều loài, việc giao tiếp bằng âm thanh đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ liên kết, tương tác giữa các cá thể, tín hiệu sẵn sàng giao phối, tiếng kêu cảnh báo và bảo vệ lãnh thổ.

Trước đây đã từng có nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ tăng lên của tiếng ồn trong môi trường sống có thể gây cản trở khả năng cảm nhận tín hiệu âm thanh của động vật biển, thậm chí có tác động tiêu cực đến sức khỏe và sinh sản.

TTO - Không giống những loại ô nhiễm khác có thể dễ dàng nhận thấy, ô nhiễm tiếng ồn đang âm thầm đe dọa đến hệ sinh thái đại dương.

MINH HẢI (Theo News Week)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Các nhà khoa học vừa phát triển thành công miếng dán sinh học có khả năng cầm máu nhanh, bám dính lên mô mềm, có thể thay thế chỉ khâu.

Miếng dán sinh học giúp cầm máu, dán kín mô chỉ trong vài giây

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

'Ngủ trong phòng bật điều hòa đóng kín lâu ngày dẫn đến thiếu oxy, dư CO₂, mệt mỏi, rụng tóc, stress, mất ngủ...'.

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Một nghiên cứu tại Đức đang bị xuyên tạc trên mạng xã hội, khi nhiều người phát tán thông tin sai lệch rằng vắc xin mRNA ngừa COVID-19 gây ung thư và hội chứng 'VAIDS' - điều mà chính các tác giả của nghiên cứu đó đã lên tiếng bác bỏ.

Giới khoa học bác bỏ tin đồn vắc xin COVID-19 mRNA gây ung thư

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

Thiết bị này có thể 'miễn nhiễm' với dòng điện cực đại lên tới 150kA - mạnh gấp khoảng 5 lần so với cường độ của một tia sét thông thường.

Nhật Bản phát triển thiết bị chặn sét trên không

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Bộ phận động cơ đẩy kiểm soát phần xoay chính của tàu vũ trụ Voyager 1 được xem là không hoạt động, song NASA đã sửa thành công chúng ở khoảng cách 25 tỉ km.

NASA sửa thành công động cơ đẩy tàu Voyager 1 từ khoảng cách 25 tỉ km

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên

Chiều 16-5, thêm một trận động đất mạnh 4 độ (độ lớn M) xảy ra ở huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Hiện Viện Các khoa học Trái đất vẫn đang tiếp tục theo dõi trận động đất này.

Thêm trận động đất mạnh 4 độ ở Điện Biên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar