09/02/2020 19:30 GMT+7
Trở lại chủ đề

Ca hát, nhảy múa trong khu cách ly dịch virus corona

HÀ THANH - NGUYỄN KHÁNH
HÀ THANH - NGUYỄN KHÁNH

TTO - Chiều đến, những người dân đang bị cách ly dịch virus corona rủ nhau ra khoảng sân chung ca hát, nhảy múa, cánh đàn ông tụ ở khoảng sân khác tập thể dục.

Video người dân đang bị cách ly dịch virus corona rủ nhau ra khoảng sân chung ca hát, nhảy múa - Video: NGỌC QUANG

Đứng bên góc tường khu cách ly của Trường Quân sự tỉnh Lào Cai, chị Lù Thị Thúy (41 tuổi, quê ở Lào Cai) hướng mắt dõi theo các chị, các em đang múa hát, vui ca nơi khoảng sân chung. Chị hát theo, lắc lư theo điệu nhạc vui tươi phát ra từ chiếc điện thoại bé xíu.

Ráng bám trụ thêm mấy ngày tết đóng chuối thuê ở Trung Quốc, chị Thúy không ngờ dịch bệnh corona bùng phát. Hôm qua, sợ quá, chị bỏ việc về Việt Nam, xin vào thẳng khu cách ly. Nhìn thấy chị em ca hát, nhảy múa, chị nói nhờ thế mới vơi bớt nỗi nhớ nhà, nhớ con.

Chị Thúy là một trong 216 công dân Việt Nam trở về từ Trung Quốc, tính đến 21h ngày 8-2 được đưa vào khu cách ly của Trường Quân sự.

Nơi phên giậu của Tổ quốc, chống dịch càng căng thẳng hơn. Thế nhưng trong khó khăn, bà con dân tộc vẫn luôn lạc quan, yêu đời. Chiều đến, chị em phụ nữ rủ nhau ra khoảng sân chung ca hát, nhảy múa, cánh đàn ông tụ ở khoảng sân khác tập thể dục.

Ca hát, nhảy múa trong khu cách ly dịch virus corona - Ảnh 2.

Từ ngày vào khu cách ly, chị Nguyễn Thị Liên (tiểu thương ở Lào Cai) nói "đã chuẩn bị sẵn tinh thần, đi bên kia về là vào đây để bảo vệ sức khỏe của mình". Ở trong khu cách ly, chị cùng những "người khởi xướng" hướng dẫn bà con dân tộc khác ca hát, nhảy múa để tăng cường sức khỏe, tinh thần lạc quan - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

"Bà con dân tộc chưa biết nhảy múa, nhất là dân tộc Mông, mình dạy họ tập hát, tập thể dục. Nhảy múa, ca hát, được các chú bộ đội cho ăn uống đầy đủ nên không lo lắng gì nữa, sướng hơn ở nhà rồi", chị Liên lạc quan chia sẻ.

Ca hát, nhảy múa trong khu cách ly dịch virus corona - Ảnh 3.

Nhảy múa giúp những người dân bị cách ly đỡ bị ì và thoải mái hơn về tinh thần - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, đại tá Nguyễn Văn Đô - phó tham mưu trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lào Cai, chỉ huy trưởng ban chỉ huy lâm thời trung tâm cách ly phòng dịch corona - cho biết Trường Quân sự bố trí 11 dãy nhà tiếp nhận công dân Việt Nam từ Trung Quốc trở về, được trang bị chăn màn, nhu yếu phẩm cần thiết cho bà con trong 14 ngày.

Trong thời gian cách ly, bà con được kiểm tra sức khỏe 4 lượt/ngày, nếu phát hiện trường hợp có nghi vấn, biểu hiện mắc bệnh sẽ được lấy mẫu kiểm tra và cách ly đặc biệt.

Ca hát, nhảy múa trong khu cách ly dịch virus corona - Ảnh 4.

Đại tá Nguyễn Văn Đô, phó tham mưu trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lào Cai, hỏi thăm tình hình sức khỏe những người dân được cách ly trong đơn vị - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Đơn vị trường cùng lực lượng y tế phun thuốc khử trùng cuối buổi chiều trong ngày cũng như các phương tiện được phép ra vào trong khu cách ly.

Đại tá Đô chia sẻ hầu hết bà con được cách ly là những người sang Trung Quốc làm thuê, tài xế container, đặc biệt phần lớn là bà con dân tộc thiểu số, nên việc hiểu và nắm bắt biện pháp phòng chống dịch còn nhiều hạn chế.

"Bên cạnh tuyên truyền, chúng tôi phát băng truyền thông nội bộ, cứ 30 phút phát/lần. Do đó, tất cả nhân dân dù là người đa số hay thiểu số vào trong khu vực cách ly đều nắm được thông tin về dịch bệnh bùng phát trên địa bàn, để nâng cao ý thức, trách nhiệm của mình trong việc phòng dịch. Hiện nay có phát thanh tiếng Mông, tiếng Dao, tiếng Dáy", đại tá Nguyễn Văn Đô cho biết.

Ca hát, nhảy múa trong khu cách ly dịch virus corona - Ảnh 5.

Phần lớn những người phụ nữ được cách ly tại trung tâm đều đang làm ăn kinh doanh tại Trung Quốc, nhiều người mới vào trung tâm được 3 ngày - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Ca hát, nhảy múa trong khu cách ly dịch virus corona - Ảnh 6.

Một bài tập thể dục kéo dài khoảng 30 phút, trung bình có 6 - 8 người tham gia - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Ca hát, nhảy múa trong khu cách ly dịch virus corona - Ảnh 7.

Ngoài nhảy múa trên nền nhạc, một số người dân còn tận dụng khoảng sân rộng của trường quân sự làm nơi để đi bộ - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Ca hát, nhảy múa trong khu cách ly dịch virus corona - Ảnh 8.

Bà Giàng Thị Váng 53 tuổi (quê Si Ma Cai, Lào Cai) đang được cách ly tại trung tâm - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Ca hát, nhảy múa trong khu cách ly dịch virus corona - Ảnh 9.

Thời tiết có mưa nên một số người dân hạn chế ra ngoài - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Ca hát, nhảy múa trong khu cách ly dịch virus corona - Ảnh 10.

Bác sĩ kiểm tra thân nhiệt cho một người dân. Phần lớn sức khỏe mọi người khá ổn định và không có biểu hiện sốt cao - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Ca hát, nhảy múa trong khu cách ly dịch virus corona - Ảnh 11.

Một người giải trí bằng cách chơi game trên điện thoại di động - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Ca hát, nhảy múa trong khu cách ly dịch virus corona - Ảnh 12.

Các chiến sĩ tại trường quân sự chuyển quà của người thân người bị cách ly vào trung tâm - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Ca hát, nhảy múa trong khu cách ly dịch virus corona - Ảnh 13.

Các chiến sĩ chuẩn bị bữa ăn tối cho những người dân được cách ly tại đơn vị. Bữa ăn tối 9-2 bao gồm cá, giò, đậu phụ và rau luộc - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Ca hát, nhảy múa trong khu cách ly dịch virus corona - Ảnh 14.

Một chiến sĩ vệ sinh phòng ăn của đơn vị - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Bên trong khu cách ly phòng dịch corona của quân đội sát biên giới Việt - Trung

TTO - Ghi nhận hình ảnh những công dân Việt Nam trở về từ bên kia biên giới Việt - Trung được đưa vào khu cách ly phòng dịch của quân đội và ở đó 14 ngày theo đúng quy định của Bộ Y tế của Tuổi Trẻ Online.

HÀ THANH - NGUYỄN KHÁNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Từ 1-7, con sông Gành Hào không còn "nghĩa vụ" ngăn cách hai tỉnh này vì đã về chung một nhà. Người dân cũng nói vui gà Bạc Liêu giờ không còn gáy cho Cà Mau nghe vì hai tỉnh đã là một.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Dù còn bỡ ngỡ với tên gọi hay địa chỉ hành chính mới, người dân vẫn mang chung tâm thế: kỳ vọng chặng đường phát triển phía trước của quê hương.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

Mới hôm qua thôi, nhiều người sống ở các vùng ranh tỉnh thành cũ còn đầy chuyện khôi hài như "nhà tôi Long An nhưng cái chuồng bò ở Tây Ninh", "con gái tôi dân TP.HCM lấy chồng Bình Dương dù hai nhà liền cái giậu mồng tơi"…

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ cuối: Gian nan học thật, thi thật

Trong lịch sử những kỳ thi tốt nghiệp THPT, xuyên suốt hành trình 50 năm vẫn là nỗ lực đổi mới đầy gian nan để hướng đến việc học thật, thi thật.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ cuối: Gian nan học thật, thi thật

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 5: Những vụ gian lận rúng động

Chỉ vài năm kể từ khi thực hiện cuộc vận động "hai không", cảnh gian lận thi cử lại tái phát.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 5: Những vụ gian lận rúng động

Lấy chuyên môn làm tình nguyện

Đoàn y bác sĩ tình nguyện TP.HCM đón trung bình 500 lượt người dân đến khám mỗi ngày tại Attapeu, Lào.

Lấy chuyên môn làm tình nguyện
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar