14/12/2021 13:53 GMT+7

Ca COVID-19 nặng tại Hà Nội tăng, bệnh viện tuyến cuối lo quá tải

PHẠM TUẤN - DƯƠNG LIỄU
PHẠM TUẤN - DƯƠNG LIỄU

TTO - Số ca COVID-19 tăng từ hàng chục ca lên con số nghìn trong khoảng thời gian ngắn, một số bệnh viện tuyến cuối tại thủ đô rơi vào tình trạng quá tải.

Ca COVID-19 nặng tại Hà Nội tăng, bệnh viện tuyến cuối lo quá tải - Ảnh 1.

Một điểm cách ly y tế tại TP Hà Nội - Ảnh: G.ĐOÀN

Ngày 13-12, Hà Nội lập "đỉnh" với 1.000 ca COVID-19 ghi nhận trong vòng 24 giờ. 

Ca F0 nặng tăng theo tỉ lệ ca nhiễm

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 14-12, một lãnh đạo Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết hiện nay cơ sở điều trị COVID-19 của bệnh viện trên đang chịu áp lực lớn khi ca COVID-19 tăng nóng.

"Bệnh viện cũng đang quá tải, trong ngày hôm qua có thêm 30 F0 khỏi bệnh được ra viện, nay trong bệnh viện đang có gần 200 F0 đang điều trị. Tuy nhiên so với thời điểm trước đó thì cũng đỡ áp lực hơn một chút khi mà TP Hà Nội đã cho F0 được điều trị tại nhà.

Thế nhưng điều đáng nói là số ca mắc tăng thì số bệnh nhân nặng tăng lên theo tỉ lệ, hiện nay cứ 200 F0 thì có khoảng 10 bệnh nhận nặng phải vào viện điều trị, vì vậy tình hình cũng khá căng thẳng", vị lãnh đạo trên nói.

Trước tình trạng nhiều F0 nhẹ nhưng vẫn muốn đến các bệnh viện tuyến cuối để điều trị, vị đại diện Bệnh viện Đại học Y Hà Nội nói bệnh viện đang xây dựng quy trình chuẩn để sàng lọc, tiếp nhận bệnh nhân.

"Đối với những trường hợp F0 đến điều trị, qua quá trình khám sàng lọc, nếu tình trạng nhẹ,  bệnh viện sẽ không tiếp nhận điều trị, liên hệ tới các nơi khác để bệnh nhân được điều trị tại cơ sở y tế phù hợp", vị đại diện trên nói thêm.

Ca COVID-19 nặng tại Hà Nội tăng, bệnh viện tuyến cuối lo quá tải - Ảnh 2.

Biểu đồ dịch TP Hà Nội "leo thang" - Ảnh: Sở Y tế TP

BS.CKII Nguyễn Thu Hường - trưởng đơn nguyên phòng, chống dịch COVID-19, Bệnh viện Thanh Nhàn - cho biết theo quy định, TP và Sở Y tế giao cho Bệnh viện Thanh Nhàn là 300 giường, trong đó 250 giường ICU, 50 giường cho bệnh nhân mức độ trung bình.

"Với mức độ phân tầng như giai đoạn hiện tại, chỉ tiêu phân cho chúng tôi 100 giường bệnh nhưng đang điều trị 120 bệnh nhân. Với mức độ chỉ 20 giường nặng, chúng tôi đã gấp 150% so với công suất và quy định mà TP và Sở Y tế giao".

Được biết, tại Bệnh viện Thanh Nhàn đang có 20 - 30 bệnh nhân trở nặng, cá biệt có giai đoạn lên đến 40 bệnh nhân ở tầng 3 - tầng thở oxy cho đến khi bệnh nhân phải can thiệp bằng thở máy.

Đa phần những ca bệnh nặng trên là những người chưa tiêm vắc xin hoặc tiêm vắc xin nhưng chưa đủ liều hoặc tiêm 2 mũi thời gian chưa đủ sinh ra kháng thể.

Hơn 35% F0 đang điều trị tại nhà và trạm y tế lưu động

Đến hết ngày 13-12, Hà Nội đang điều trị cho 9.463 ca COVID-19, trong đó có 3.340 người đang cách ly, điều trị tại trạm y tế lưu động và tại nhà (chiếm hơn 35%). Số còn lại điều trị tại cơ sở thu dung điều trị COVID-19 và các bệnh viện Hà Nội, bệnh viện trung ương.

Cụ thể, trong số 9.463 F0 đang điều trị có 2.800 người điều trị tại trạm y tế lưu động và 540 người điều trị tại nhà.

Ngoài ra, có 82 F0 đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cơ sở 2; 175 F0 điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và 1.984 F0 điều trị tại 29 bệnh viện trực thuộc ngành y tế Hà Nội.

Còn lại 3.882 F0 đang điều trị tại các cơ sở thu dung điều trị của TP.

Bà Trần Thị Nhị Hà - giám đốc Sở Y tế Hà Nội - cho biết việc quản lý, theo dõi F0 không triệu chứng tại nhà đang được triển khai trên 30 quận, huyện, thị xã của TP.

Theo khảo sát 2,1 triệu hộ gia đình tại thủ đô, có gần 900.000 hộ gia đình có đủ điều kiện để có thể theo dõi F0 nhẹ, không triệu chứng tại nhà.

"Việc quản lý người nhiễm COVID-19 nhẹ không triệu chứng tại nhà rất cần sự giám sát của chính quyền địa phương để tránh lây lan dịch bệnh ra cộng đồng. Bên cạnh đó cần phải tuyên truyền mạnh mẽ, đề nghị người dân nâng cao ý thức khi được điều trị tại nhà", bà Hà nói.

Trước đó, Sở Y tế Hà Nội đã có hướng dẫn phân thành 3 tầng điều trị COVID-19 dựa theo mức độ lâm sàng và yếu tố nguy cơ.

Lo người dân chủ quan, Bí thư Hà Nội yêu cầu lên phương án ứng phó 3.000 F0/ngày

TTO - Trao đổi với báo chí sau hội nghị Ban Thường vụ Thành ủy họp bàn về công tác phòng, chống dịch COVID-19, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu UBND TP Hà Nội lên phương án ứng phó với tình huống ghi nhận 3.000 ca/ngày.


PHẠM TUẤN - DƯƠNG LIỄU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh bé nhà mình đưa ngón tay cái hoặc thậm chí nhiều ngón tay vào miệng mút? Đừng quá lo lắng và hoang mang, nhưng nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục có thể ảnh hưởng tới răng, hàm... của trẻ.

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Cho rằng bác sĩ thiếu quan tâm, người nhà một bệnh nhân tử vong đã mang di ảnh đến Trung tâm Y tế U Minh để “trục vong”. Lãnh đạo đơn vị tạm đình chỉ kíp trực, lập tổ xác minh toàn bộ vụ việc.

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Đó là số liệu được đề cập trong báo cáo của Ủy ban Kết nối xã hội của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về việc kết nối xã hội có thể giúp cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ tử vong sớm.

Mỗi giờ có 100 người tử vong liên quan đến sự cô đơn

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Sau những lùm xùm liên quan đến tiêu cực trong công tác giám định tâm thần thời gian qua, Bộ Y tế vừa ban hành thông tư mới quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm các chức danh này, bổ sung thêm tiêu chuẩn về đạo đức, nhận thức chính trị.

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Nguy kịch sau khi dùng thuốc giảm mỡ bụng và collagen không rõ nguồn gốc

Một nữ bệnh nhân phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch sau khi sử dụng thuốc giảm cân, thải độc collagen không rõ nguồn gốc.

Nguy kịch sau khi dùng thuốc giảm mỡ bụng và collagen không rõ nguồn gốc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar