03/10/2016 12:32 GMT+7

Cà chua bệnh, nông dân điêu đứng

LÂM THIÊN
LÂM THIÊN

TTO - Thông tin từ Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho biết hiện tại bệnh xoăn lá trên cây cà chua đang gia tăng và lan rộng trên địa bàn hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng.

Cà chua bị vứt bỏ đầy ngoài ruộng ở hai xã Ka Đơn và Tu Tra, huyện Đơn Dương - Ảnh: Lâm Thiên

Đã có 936,1ha cà chua (trong tổng số 2.480ha diện tích cà chua Lâm Đồng) tại hai huyện trên nhiễm bệnh. Trong đó có 366,1ha nhiễm nặng và 128,3ha cà chua phải nhổ bỏ khiến nông dân đối mặt với nguy cơ mất trắng.

Tại các vườn cà chua của hai xã Ka Đơn và Tu Tra, bệnh lây lan rất nhanh khiến vườn cà chua chết dần chết mòn. Nhiều hộ dân đành bỏ mặc vì không có cách cứu chữa.

Ông Trần Văn Sinh (58 tuổi, nông dân xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương) xót xa nói: “Từ đầu tháng 7, gia đình tôi đã thử rất nhiều loại thuốc để phun cho vườn cà chua nhưng càng phun cây càng chết. Bây giờ thì phó mặc cho trời”.

Tương tự gia đình ông Sinh, hàng ngàn hộ trồng cà chua tại Đơn Dương đang lâm cảnh khốn khổ, dở khóc dở cười vì căn bệnh xoăn lá. Tại xã Tu Tra, các cánh đồng cà chua bị bỏ hoang đến nỗi cỏ dại mọc chi chít, cao cả mét.

Nhiều người cho biết họ không còn đủ kinh phí để trồng lại lứa mới hay loại cây mới vì toàn bộ tài sản đã theo cây cà chua ra đi!

Theo bà Nguyễn Thị Phương Loan - phó chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng, bệnh xoăn lá xuất hiện trên cây cà chua từ năm 2005 nhưng trong một thời gian dài bệnh phát triển chậm. Tuy nhiên khoảng ba tháng gần đây, loại bệnh này bùng phát mạnh.

Do cà chua bị hư quá nhiều, không ai mua nên bà Nguyễn Thị Giáo (55 tuổi, xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương) đành lượm về cho bò ăn - Ảnh: Lâm Thiên
Anh Nguyễn Thanh Trung (xã Ka Đơn) chở cà chua về cho... bò ăn - Ảnh: Lâm Thiên
Các chủ vựa lọc kỹ bỏ phần lớn những quả cà chua sần sùi, hư hỏng khiến nông dân thất thu nghiêm trọng - Ảnh: Lâm Thiên
Theo các chủ vựa, cà chua lúc này có giá rất cao (13.000 đồng/kg, giá mua tại vườn), tuy nhiên do bị xoăn lá nên sản lượng rất thấp - Ảnh: Lâm Thiên
Chị Ha Thúy buồn thiu nhìn vườn cà chua bị phá bỏ, trong khi đứa con nhỏ chơi đùa với những quả cà chua - Ảnh: Lâm Thiên
Ông Nguyễn Văn Thành xót xa khi vườn cà chua của gia đình mắc bệnh xoăn lá chết dần mà không thu được đồng nào - Ảnh: Lâm Thiên
Nông dân xã Ka Đơn phải dỡ bỏ vườn cà chua bị bệnh - Ảnh: Lâm Thiên
Nông dân đốt bỏ các cây cà chua bị bệnh xoăn lá vì không có thuốc chữa
LÂM THIÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 4: Kỳ thi thời 'hai không'

Năm học 2006-2007 là mốc thời gian thực hiện việc nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 4: Kỳ thi thời 'hai không'

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 3: Cuộc đổi mới từ đề tự luận đến trắc nghiệm

Nếu tính từ mốc 2006, khi môn ngoại ngữ lần đầu thi trắc nghiệm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT thì cuộc chuyển đổi từ đề thi tự luận sang trắc nghiệm đã kéo dài gần 20 năm.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 3: Cuộc đổi mới từ đề tự luận đến trắc nghiệm

Những khoảnh khắc đẹp mùa thi

Áo xanh tình nguyện đội nắng dầm mưa hỗ trợ thí sinh, phụ huynh; anh chị cảnh sát giao thông tặng nước uống, đồ ăn cho sĩ tử... những hình ảnh bình dị nhưng rất đẹp trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.

Những khoảnh khắc đẹp mùa thi

Gia Lâm đi thi tốt nghiệp, không bàn tay nhưng không muốn phiền thầy cô viết bài thay

Dù khó khăn trong việc cầm bút viết bài thi, Gia Lâm vẫn xin được 'tự lực cánh sinh' để hoàn thành bài thi tốt nghiệp THPT.

Gia Lâm đi thi tốt nghiệp, không bàn tay nhưng không muốn phiền thầy cô viết bài thay

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 2: Kỳ thi thống nhất đầu tiên

Sáu năm sau ngày thống nhất đất nước, kỳ thi tốt nghiệp THPT mới quy về một mối và toàn quốc thi chung ngày, chung đề.

50 năm kỳ thi tốt nghiệp THPT - Kỳ 2: Kỳ thi thống nhất đầu tiên

Phụ huynh dang nắng, dầm mưa chờ con thi tốt nghiệp

Mặc nắng, mặc mưa, những ông bố, bà mẹ đưa đón, chờ con ngoài phòng thi tốt nghiệp THPT. Những cô cậu thí sinh đã 17, 18 tuổi nhưng với cha mẹ vẫn là những đứa con bé bỏng.

Phụ huynh dang nắng, dầm mưa chờ con thi tốt nghiệp
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar