06/09/2024 09:05 GMT+7

Bước đi chiến lược của Trung Quốc tại châu Phi

Trung Quốc cam kết tăng cường hỗ trợ châu Phi hơn 50 tỉ USD, ủng hộ nhiều sáng kiến về hạ tầng và hứa hẹn tạo ra ít nhất 1 triệu việc làm.

Bước đi chiến lược của Trung Quốc tại châu Phi - Ảnh 1.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và lãnh đạo các nước châu Phi đến dự Hội nghị thượng đỉnh FOCAC ở Bắc Kinh ngày 5-9 - Ảnh: AFP

Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc - châu Phi (FOCAC) 2024 đang diễn ra trong ba ngày (từ 4-9) tại thủ đô Bắc Kinh với chủ đề "Chung tay thúc đẩy hiện đại hóa, xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Trung Quốc - châu Phi trình độ cao". 

Ngày 5-9, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu tại sự kiện này.

"Tốt đẹp nhất lịch sử"

Tại hội nghị với sự tham gia của các nhà lãnh đạo và đại diện đến từ hơn 50 nước châu Phi tổ chức ở Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh, ông Tập đánh giá quan hệ Trung Quốc - châu Phi đang ở "giai đoạn tốt đẹp nhất trong lịch sử", cam kết sẽ nâng quan hệ song phương của Trung Quốc với tất cả quốc gia châu Phi mà nước này có quan hệ chính thức lên mức "quan hệ chiến lược".

Theo báo South China Morning Post, bài phát biểu của ông Tập tại hội nghị đã làm sáng tỏ cách thức Bắc Kinh lên kế hoạch mở rộng quan hệ với lục địa đen. Bài phát biểu nêu bật một số lĩnh vực hợp tác giữa Trung Quốc và châu Phi trong tương lai, với đề xuất 10 điểm nhằm thúc đẩy quá trình hiện đại hóa châu Phi, ảnh hưởng của Trung Quốc tại châu lục này có thể sẽ vượt ra ngoài phạm vi truyền thống thời gian qua là thương mại, cơ sở hạ tầng và chăm sóc sức khỏe.

Trong ba năm tới, Trung Quốc sẽ hỗ trợ 360 tỉ nhân dân tệ (50,6 tỉ USD) cho châu Phi, trong đó có 210 tỉ nhân dân tệ cho vay, 80 tỉ nhân dân tệ viện trợ, và khuyến khích các công ty Trung Quốc đầu tư ít nhất 70 tỉ nhân dân tệ vào lục địa đen. Ông Tập nói Trung Quốc muốn giúp châu Phi tạo ra ít nhất 1 triệu việc làm.

Bắc Kinh sẽ mở cửa thị trường cho 33 nước kém phát triển nhất châu Phi (LDC). Ngoài ra Trung Quốc sẽ xây dựng 25 trung tâm nghiên cứu châu Phi và mời 1.000 quan chức, chính khách châu Phi đến Trung Quốc để tìm hiểu về quản trị hiện đại. 

Bắc Kinh cũng sẽ cung cấp 1 tỉ nhân dân tệ viện trợ quân sự cho châu Phi và giúp đào tạo 6.000 quân nhân và 1.000 sĩ quan thực thi pháp luật. 

Ngoài ra Trung Quốc lên kế hoạch thực hiện 30 dự án kết nối và 1.000 "dự án nhỏ, đẹp" tại châu Phi theo Sáng kiến vành đai và con đường (BRI), thực hiện 20 dự án số hóa để giúp châu lục này "đón nhận cuộc cách mạng công nghệ mới"... Con số 50 tỉ USD như vậy cao hơn cam kết được đưa ra cách đây ba năm (khoảng 30 tỉ USD) tại diễn đàn ở Dakar, Senegal.

"Trong bối cảnh cuộc cạnh tranh quyền lực với Mỹ gia tăng, Trung Quốc nhận ra họ phải dựa vào Nam bán cầu làm nền tảng cho chính sách ngoại giao của mình. 

Việc lựa chọn các nước châu Phi trong cuộc cạnh tranh quyền lực to lớn này đang trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, bởi châu Phi là một khối lớn ở Nam bán cầu", bà Yun Sun, giám đốc chương trình Trung Quốc tại Trung tâm Stimson ở Mỹ, bình luận.

Những thứ Trung Quốc mang đến châu Phi

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của châu Phi. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang tìm cách khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ của châu Phi, trong đó có đồng, vàng, lithium và khoáng sản đất hiếm. Bắc Kinh cung cấp cho các nước châu Phi những khoản vay hàng tỉ USD để xây dựng cơ sở hạ tầng... 

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres, người cũng dự hội nghị, nói với các nhà lãnh đạo châu Phi: "Thành tích phát triển đáng chú ý của Trung Quốc - gồm cả xóa đói giảm nghèo - mang lại nhiều kinh nghiệm và chuyên môn".

Trong những thập niên gần đây, nguồn tài trợ từ Trung Quốc đã thúc đẩy việc xây dựng đường cao tốc, đường sắt và nhà máy điện trên khắp lục địa đen, giúp mở rộng ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc. Tuy nhiên Bắc Kinh cũng đối mặt với những chỉ trích cho rằng các khoản vay không bền vững đã góp phần gây ra gánh nặng nợ nần cho nhiều nước châu Phi.

Ông Tập không đề cập đến những thách thức nợ nần này trong bài phát biểu của mình. Có một chi tiết đáng chú ý là ông Tập cũng không nhắc lại cam kết ông đã đưa ra tại diễn đàn ở Dakar (Senegal) năm 2021 về việc Trung Quốc sẽ mua 300 tỉ USD hàng hóa châu Phi. Ông chỉ cam kết mở rộng khả năng tiếp cận thị trường. 

Giới phân tích nhận định các quy định về kiểm dịch thực vật của Trung Quốc đối với việc tiếp cận thị trường quá nghiêm ngặt đã khiến Bắc Kinh không thể thực hiện lời hứa đó.

Châu Phi giữa nhiều thách thức

Sau bài phát biểu của ông Tập Cận Bình, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa ca ngợi sự đoàn kết giữa Trung Quốc và châu Phi, đồng thời chỉ ra những thách thức toàn cầu bao gồm xung đột, biến đổi khí hậu và "cuộc cạnh tranh toàn cầu về khoáng sản quan trọng" vốn đang thúc đẩy cạnh tranh địa chính trị.

"Những thách thức này ảnh hưởng đến tất cả các nước nhưng thường được cảm nhận nghiêm trọng hơn ở châu Phi. Tuy nhiên giữa những thách thức này vẫn có hy vọng và cơ hội", ông nói.

Campuchia nói Trung Quốc sẽ sớm giao 2 tàu chiến

Campuchia cho biết Trung Quốc sẽ sớm giao 2 tàu chiến tặng Phnom Penh để củng cố năng lực quốc phòng, sớm nhất vào đầu năm sau.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Một nhóm khoa học tại Anh vừa tạo ra bước đột phá khi biến phân bò thành sợi cellulose, vật liệu công nghiệp quan trọng có thể dùng để sản xuất quần áo, khẩu trang, bao bì thực phẩm và nhiều sản phẩm khác.

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Tổng Bí thư Tô Lâm nhận danh hiệu Giáo sư danh dự của học viện trực thuộc Tổng thống Nga

Sau bài phát biểu tại Học viện Hành chính công và Kinh tế quốc dân trực thuộc Tổng thống Nga (RANEPA), Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhận danh hiệu Giáo sư danh dự và bản sao bản luận án của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tổng Bí thư Tô Lâm nhận danh hiệu Giáo sư danh dự của học viện trực thuộc Tổng thống Nga

Ông Trump thông báo Ấn Độ - Pakistan đã đồng ý ngừng bắn ngay lập tức

Ngày 10-5, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo Ấn Độ và Pakistan đã đồng ý 'ngừng bắn toàn diện và ngay lập tức' sau ngày thứ tư hai nước tấn công vào các cơ sở quân sự của nhau.

Ông Trump thông báo Ấn Độ - Pakistan đã đồng ý ngừng bắn ngay lập tức

Chiến sự Ukraine: Lãnh đạo 5 nước cùng điện đàm với ông Trump từ Kiev, muốn ngừng bắn 30 ngày

Ngày 10-5, các nhà lãnh đạo Pháp, Anh, Đức và Ba Lan đã nhất trí sẽ kêu gọi Nga chấp nhận lệnh ngừng bắn vô điều kiện kéo dài 30 ngày với Ukraine, bắt đầu từ ngày 12-5.

Chiến sự Ukraine: Lãnh đạo 5 nước cùng điện đàm với ông Trump từ Kiev, muốn ngừng bắn 30 ngày

Taliban bắt 14 người vì dám hát hò

Ngày 10-5, Hãng tin AFP dẫn thông tin từ cảnh sát địa phương cho biết chính quyền Taliban vừa bắt giữ 14 người ở miền bắc Afghanistan vì chơi nhạc cụ và ca hát, những hoạt động bị Taliban hạn chế.

Taliban bắt 14 người vì dám hát hò

Reuters: Mỹ - Trung Quốc đang gặp ở Geneva, có bước đi thăm dò đầu tiên

Hãng tin Reuters tường thuật Phó thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong đã bắt đầu cuộc gặp với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent tại Geneva, Thụy Sĩ vào đầu ngày 10-5 theo giờ địa phương.

Reuters: Mỹ - Trung Quốc đang gặp ở Geneva, có bước đi thăm dò đầu tiên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar