15/01/2019 22:53 GMT+7

Bụi mịn tấn công nhiều nước châu Á

MINH ANH
MINH ANH

TTO - Thời tiết xấu, bụi xây dựng, khí thải xe cộ... đang khiến chất lượng không khí ở nhiều nước châu Á trở xấu đến mức nguy hiểm cho sức khỏe.

Bụi mịn tấn công nhiều nước châu Á - Ảnh 1.

Bầu không khí mờ đục ở Seoul ngày 15-1 - Ảnh: Yonhap

Tại Hàn Quốc, bụi mịn tiếp tục bao phủ nhiều khu vực trong ngày 15-1. Đây là ngày thứ 5 liên tiếp bầu trời nước này bị một lớp bụi dày bao phủ.

Theo Cơ quan Thời tiết Hàn Quốc, lượng bụi siêu mịn đo được ở khu vực phía tây thủ đô Seoul có lúc lên tới 153 microgram trên một mét khối (µg/m3), cao gấp đôi mức 76 µg/m3 - mức được đánh giá là nghiêm trọng. Người dân Seoul phải đeo khẩu trang và di chuyển nhanh khi đi ra đường giờ cao điểm.

Tại thành phố Wonju, lượng bụi mịn đo được là 171 µg/m3 còn ở thành phố Cheongju là 162 µg/m3... 

Báo chí Hàn Quốc đưa tin nhà chức trách tại nhiều tỉnh thành lớn đang đưa ra những biện pháp khẩn cấp để giảm lượng bụi mịn trong không khí, như hạn chế lượng xe trên đường và các phương tiện vận tải công cộng.

Tại Thái Lan, lượng bụi mịn cũng vượt ngưỡng an toàn tại nhiều khu vực ở Bangkok trong ngày 14, 15-1. Các tỉnh Nakhon Pathom, Nonthaburi, Pathum Thani, Samut Prakan, và Samut Sakhon cũng trong tình trạng tương tự.

Chính quyền Thái Lan đã khuyến cáo người dân đeo khẩu trang để bảo vệ mình cũng như lên kế hoạch làm mưa nhân tạo với hi vọng mưa xuống sẽ làm sạch không khí. 

Tại Bangkok, thành phố đã phát 10.000 khẩu trang cho người dân, phun nước để giúp hạn chế bụi và siết chặt kiểm soát xe tải lớn...

"Tôi thừa nhận đây là những giải pháp tạm thời nhưng chúng tôi phải thực hiện. Các biện pháp dài hạn khác cũng sẽ được thực hiện", AP dẫn lời tướng cảnh sát Aswin Kwanmuang trong một cuộc họp.

Tại Ấn Độ, chính phủ đã công bố chương trình 5 năm nhằm cắt giảm ô nhiễm không khí ở 102 thành phố bị ảnh hưởng nặng nhấtCác mục tiêu chính của chương trình gồm giảm đốt rơm rạ, củi và than, cắt giảm khí thải xe cộ, kiểm soát bụi từ hoạt động xây dựng...

Bụi mịn là các hạt bụi có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 µm, có thể xâm nhập vào tế bào cơ thể người, phá hủy cơ chế tự bảo vệ và miễn dịch từ bên trong tế bào. Ngoài việc gây ra một loạt bệnh cấp tính, bụi mịn còn gây hại cho những cơ quan quan trọng như tim, phổi và não.

Một nghiên cứu của Đại học Quốc gia Seoul (SNU) cho thấy bụi siêu mịn là nguyên nhân gây ra bệnh teo cơ xơ cứng (ALS), gây ra các triệu chứng tê liệt, tức ngực và khó thở.

Lượng bụi siêu mịn cao trong không khí cũng được coi là tác nhân gây ung thư cấp độ 1...

Bụi mịn tấn công nhiều nước châu Á - Ảnh 3.

Lượng bụi siêu mịn đo được ở Seoul có lúc lên tới 153 µg/m3 - Ảnh: EPA

Bụi mịn tấn công nhiều nước châu Á - Ảnh 4.

Thủ đô Bangkok, Thái Lan cũng chìm trong khói bụi ô nhiễm - Ảnh: AP

Bụi mịn tấn công nhiều nước châu Á - Ảnh 5.

Một người dân đeo khẩu trang đi dọc sông Hàn ở Seoul ngày 14-1 - Ảnh: AP

Bụi mịn tấn công nhiều nước châu Á - Ảnh 6.

Nhà chức trách Bangkok đưa xe đi xịt nước nhằm giảm lượng bụi trong không khí - Ảnh: AP

Bụi mịn tấn công nhiều nước châu Á - Ảnh 7.

Nhân viên an ninh đeo khẩu trang khi canh gác tại Đại sứ quán Mỹ ở Seoul ngày 14-1 - Ảnh: AP

Bụi mịn tấn công nhiều nước châu Á - Ảnh 8.

Bangkok mờ ảo do khói bụi ngày 14-1 - Ảnh: AFP/Getty Images

Bụi mịn tấn công nhiều nước châu Á - Ảnh 9.

Ngoài Bangkok, nhiều nơi khác ở Thái Lan cũng bị bụi mịn tấn công - Ảnh: AFP/Getty Images

Bụi mịn tấn công nhiều nước châu Á - Ảnh 10.

Trẻ em Ấn Độ chơi dưới bầu không khí ô nhiễm ở Lodhi Gardens, New Delhi - Ảnh: AFP/Getty Images

Bụi mịn tấn công nhiều nước châu Á - Ảnh 11.

Một hành khách đeo khẩu trang chờ xe buýt ở Bangkok ngày 14-1 - Ảnh: AP

Bụi mịn tấn công nhiều nước châu Á - Ảnh 12.

Các tòa nhà cao tầng ở Seoul chìm trong khói bụi ô nhiễm - Ảnh: AP

TTO - Sau đợt nghỉ lễ, Bangkok và nhiều tỉnh khác của Thái Lan bị ô nhiễm không khí 'tấn công'.


MINH ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Các nhà khoa học cảnh báo làm việc quá giờ có thể dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc não, ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ, tư duy và sức khỏe tâm thần.

Làm việc quá giờ có thể gây biến đổi cấu trúc não

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Được công bố trên tạp chí PNAS Nexus, đây là nghiên cứu đầu tiên ước tính quy mô ô nhiễm sông ngòi toàn cầu từ việc sử dụng kháng sinh của con người.

Tại sao con người uống kháng sinh lại khiến sông ô nhiễm?

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Trưa 14-5, hiện tượng vầng hào quang mặt trời (halo mặt trời) xuất hiện trên bầu trời Quảng Ngãi, kéo dài khoảng 90 phút.

Xuất hiện hào quang vây quanh Mặt trời ở Quảng Ngãi

Nhện chỉnh sửa gene bắn ra tơ đỏ

Các nhà nghiên cứu Đức đã tạo ra con nhện đầu tiên được chỉnh sửa gene bằng công cụ CRISPR-Cas9, có khả năng bắn ra tơ màu đỏ.

Nhện chỉnh sửa gene bắn ra tơ đỏ

Các nhà khoa học bất ngờ biến chì thành vàng

Dù lượng vàng được tạo ra rất nhỏ và tồn tại trong thời gian cực ngắn, khám phá này đánh dấu bước tiến quan trọng trong nghiên cứu vật lý hạt nhân hiện đại.

Các nhà khoa học bất ngờ biến chì thành vàng

Bất ngờ phát hiện hành tinh lạnh giá trong 'vùng cấm' vũ trụ

Trong khi các hành tinh khác bị hủy diệt trong quá trình sao mẹ của chúng tiến hóa thành sao lùn trắng, WD 1856+534b lại không hề hấn gì dù nằm trong 'vùng cấm'.

Bất ngờ phát hiện hành tinh lạnh giá trong 'vùng cấm' vũ trụ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar