21/07/2011 07:01 GMT+7

Bữa cơm chiều cho người nghèo

NGỌC NGA  - ĐỖ PHI
NGỌC NGA  - ĐỖ PHI

TT - Nhiều năm nay, sau một ngày làm việc vất vả, nhiều người lao động nghèo ở P.Linh Đông (Q.Thủ Đức, TP.HCM) có một bữa cơm chiều ấm bụng nhờ những tấm lòng thơm thảo góp lại.

Phóng to
Các cô đang nấu cơm miễn phí cho người nghèo - Ảnh: Đỗ Phi

Cứ 15g, căn nhà nhỏ số 13 trên đường 35, P.Linh Đông lại rộn lên tiếng nồi chảo khua vào nhau. Rau được nhặt sạch, gạo được vo kỹ, thịt được ướp để bếp bắt đầu đỏ lửa.

Rồi lần lượt, ông Hùng nhặt ve chai về, cô Tính bán vé số tới, bé Châu Toàn cầm chiếc nồi nhôm chạy qua... Trước hiên nhà chật kín người rôm rả với câu chuyện một ngày vất vả mưu sinh. Trong bếp mùi thịt kho đậu hũ bay ra thơm ngào ngạt. Cô Huyến nêm lại thịt cho vừa miệng. Cô Gàng nhắc nồi canh xuống... Rồi mọi người trật tự đứng dậy để nhận những phần cơm nóng hổi của mình.

Cô Gàng, cô Chinh, cô Huyến chính là những người trong nhóm gồm 20 người thay nhau nấu cơm cho hơn 100 người nghèo tại khu vực P.Linh Đông này. Các cô, các chị chẳng khá giả gì, người bán cơm, người bán tạp hóa, người làm công nhân. Bữa cơm của gia đình trong thời bão giá đôi khi lo còn chật vật, nhưng “không có của thì góp sức, chiều nào thấy người nghèo ăn bữa cơm mình nấu vui lắm” - cô Chinh tâm sự.

Cách đây năm năm, trong một lần đến trại trẻ mồ côi ở Kon Tum, cô Ngô Thị Gàng chứng kiến các em nhỏ ở đây phải ăn mì gói nhưng được pha cho thật nở để đủ khẩu phần ăn, lòng cô nghẹn lại. Về nhà cô luôn trăn trở suy nghĩ không biết những người nghèo trong khu phố mình đang ở phải ăn uống thế nào? Cô bắt đầu cùng với một người bạn là cô Nguyễn Thị Thanh Tâm bật lên ý tưởng nấu cơm miễn phí cho người nghèo và rủ bạn bè quanh khu phố cùng góp sức.

Người cho mấy ký gạo, người góp vài trăm ngàn đồng, người góp chai mắm, bao đường. Cô Vũ Thị Vui còn cho mượn luôn cả hiên nhà số 13 này để nấu cơm. Vậy là năm năm qua, dù có lúc buổi sáng chưa kiếm được gạo cho bữa chiều, thức ăn phải thiếu nợ ngoài chợ nhưng cứ tới bữa chiều là ngôi nhà nhỏ này lại thơm mùi cơm chín. Những người nghèo sau một ngày mưu sinh vất vả khi trở về đây đã có cơm, canh sẵn sàng.

Cô Nguyễn Ngọc Phương có chồng bị bệnh não đã đi lạc mấy năm nay, để lại cho cô bốn đứa con bị bệnh kém trí cứ ngơ ngẩn cả ngày. Cầm mấy hộp cơm trên tay, cô tâm sự: “Tui đi bán vé số nên bốn đứa con cứ bữa đói bữa no. Nhưng từ khi được mấy chị ở đây cho bữa cơm chiều, mấy mẹ con tui ấm bụng hơn, tụi nhỏ không phải thức dậy khóc cả đêm vì đói nữa”.

Muốn có thêm tiền để có thể mua nhiều gạo, đồ ăn nấu ngày hai bữa cho người nghèo là mong muốn của cô Gàng và các cô trong nhóm. Nhưng mong muốn đó không phải dễ vì các cô ai cũng khó khăn, đóng góp của các mạnh thường quân thì thất thường nên “tụi tui chỉ duy trì được bữa cơm chiều cho thật tươm tất để người nghèo sau một ngày vất vả kiếm sống, đêm về có giấc ngủ ngon vì bụng đã chắc” - cô Gàng cho biết.

NGỌC NGA  - ĐỖ PHI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Nhiều cán bộ nguyên lãnh đạo các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long từng trải những lần nhập - tách tỉnh trước đây, đã bày tỏ niềm tin vào đợt sáp nhập lần này.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ cuối: Giao trọng trách cho thế hệ lãnh đạo hiện nay

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Giữa những thay đổi lớn lao, nhiều người trẻ bày tỏ niềm tin về tương lai, cũng ý thức rõ trách nhiệm trong việc chung tay xây dựng quê hương mới.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 4: Kỳ vọng của người trẻ khi 'sắp xếp lại giang sơn'

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Từ một "vùng đất buồn hiu của người chết", nghĩa trang Bình Hưng Hòa ở quận Bình Tân (cũ) nay dần bừng lên sức sống mới. Ngôi trường tiểu học đầu tiên đang được xây dựng, máy móc rộn ràng, công nhân tất bật thi công suốt ngày đêm.

Bình Hưng Hòa giã từ 'đất chết buồn hiu'

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Từ 1-7, con sông Gành Hào không còn "nghĩa vụ" ngăn cách hai tỉnh này vì đã về chung một nhà. Người dân cũng nói vui gà Bạc Liêu giờ không còn gáy cho Cà Mau nghe vì hai tỉnh đã là một.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 3: Gà Bạc Liêu không còn gáy Cà Mau nghe

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Dù còn bỡ ngỡ với tên gọi hay địa chỉ hành chính mới, người dân vẫn mang chung tâm thế: kỳ vọng chặng đường phát triển phía trước của quê hương.

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 2: Về chung một nhà và niềm kỳ vọng

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm

Mới hôm qua thôi, nhiều người sống ở các vùng ranh tỉnh thành cũ còn đầy chuyện khôi hài như "nhà tôi Long An nhưng cái chuồng bò ở Tây Ninh", "con gái tôi dân TP.HCM lấy chồng Bình Dương dù hai nhà liền cái giậu mồng tơi"…

Phố xá, ruộng đồng nào cũng quê hương - Kỳ 1: 'Anh Tây Ninh, em Long An' đã là kỷ niệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar