06/03/2016 10:01 GMT+7

Bridget March và 750 bức tranh vẽ Việt Nam sống động

NGỌC ĐÔNG
NGỌC ĐÔNG

TT - Sống ở Việt Nam hơn ba năm, nữ họa sĩ người Anh Bridget March đang ấp ủ dự tính ra mắt quyển sách tranh thứ ba của mình về nơi này, về một đất nước mà bà bảo rằng “chẳng hề có ý định rời đi”.

Hội An. Tranh của Bridget March

Một buổi sáng đẹp trời, họa sĩ Bridget March hướng dẫn các học viên đến từ Anh và Mexico vẽ vịnh Hạ Long bằng sơn nước.

Không chỉ hướng dẫn học viên cách pha màu, phân tích bố cục bức tranh mẫu, nữ nghệ sĩ 61 tuổi đến từ thành phố Leeds của Anh còn say sưa giảng về hội họa Việt Nam mà bà dày công tìm hiểu, về xu hướng tranh sơn nước, hay lịch sử ra đời của tranh sơn dầu.

Họa sĩ Bridget March - Ảnh: Ngọc Đông

“Càng tìm hiểu về Việt Nam, tôi càng trân trọng sự khác biệt về bản sắc của Việt Nam so với các nước

Họa sĩ Bridget March

Vẽ như một trải nghiệm

“Càng tìm hiểu về Việt Nam, tôi càng trân trọng sự khác biệt về bản sắc của Việt Nam so với các nước” - nữ nghệ sĩ chia sẻ.

Có lẽ cũng chính vì sự đồng cảm đó mà nhiều học viên đã tìm đến lớp vẽ của Bridget để lưu giữ kỷ niệm trong thời gian họ ở Việt Nam bằng hội họa.

Đến nay, Bridget đã dạy cho khoảng 50 học viên, chủ yếu là người nước ngoài sinh sống và làm việc ở Việt Nam.

Mỗi khóa học, Bridget thường nhận dạy chỉ vài người, tùy nội dung khóa học là vỡ lòng hay chuyên sâu mà một khóa có thể kéo dài 6-8 tuần.

Lớp học thường là những quán cà phê ven sông Sài Gòn, nơi bà bảo điều kiện ánh sáng rất tốt cho việc vẽ tranh.

“Vẽ tranh cho họ những trải nghiệm phong phú hơn về đất nước tuyệt vời này. Nhiều người cũng không ngờ rằng mình có thể để tâm vào việc quan sát và vẽ như vậy” - bà tâm sự.

Chị Carla Rosales đến từ Mexico, người đã theo học các lớp vẽ của nữ họa sĩ trong suốt một năm qua, cho biết rất thích khám phá Việt Nam và hi vọng sẽ có thể dùng kiến thức hội họa mà mình học được, một ngày nào đó vẽ lại những nơi mình đi qua.

Trong khi đó, chị Lynne McDonnell, người Anh, cho biết Bridget là nguồn cảm hứng tuyệt vời cho chị trong việc tìm hiểu về Việt Nam suốt ba năm theo học.

“Hằng ngày tôi đều theo dõi các bức vẽ của Bridget trên Faceboook và rất thích các tác phẩm cũng như những câu chuyện đằng sau các bức vẽ ấy” - Carla đồng tình.

Sa Pa trong tranh của Bridget March

Làm nghệ thuật không đủ sống ở Anh

Đến Việt Nam lần đầu vào năm 2011 để thăm một người bạn, Bridget March lập tức có cảm tình với đất nước nhiệt đới này, để rồi 10 tháng sau đó bà chuyển đến sống tại đây.

Trước đó, bà có 18 năm làm việc trong ngành nội thất, sau đó là 9 năm giảng dạy nghệ thuật tại Trường Leeds College of Art.

“Từ nhỏ tôi đã rất muốn trở thành một họa sĩ, tuy nhiên cha mẹ muốn tôi làm nghề gì đó thực tế hơn. Sau này khi vào dạy trong trường đại học, khao khát nghệ thuật lại bùng cháy khi tôi thấy các em sinh viên hết mình với đam mê", Bridget kể.

"Nhưng thực tế là tôi không đủ khả năng tài chính để nuôi giấc mơ nghệ thuật vì mức sống ở Anh khá cao, thế là tôi lại phải chọn giữa việc kiếm tiền và đam mê nghệ thuật. Việc đó hết sức khó khăn, tôi cảm thấy mình thật bế tắc”.

Sau nhiều năm “mắc kẹt”, chuyển đến Việt Nam là quyết định mà Bridget đưa ra ngay tức khắc sau lời rủ rê của bạn mình. Ở Việt Nam mức sống thấp hơn, Bridget có điều kiện toàn tâm toàn ý, toàn thời gian để sống với đam mê hội họa của mình, đồng thời cũng “bán được tranh để sống” như lời bà hóm hỉnh chia sẻ.

Khách mua tranh biết đến tác phẩm của Bridget qua các buổi triển lãm, qua trang web của bà, và thường chuộng các bức vẽ về những nơi họ từng đi qua và yêu thích ở đất nước này.

Hà Nội. Tranh của Bridget March

 

750 bức tranh về Việt Nam

Bridget March vẽ tranh đều như người ta viết nhật ký hằng ngày. Trung bình mỗi ngày bà vẽ một bức, tính đến nay đã có hơn 1.000 bức tranh trong ba năm, trong đó có khoảng 750 bức về Việt Nam. Nhiều bức đã hoàn chỉnh, có bức chỉ là phác thảo, có bức đang tô màu dở dang.

Căn hộ nhỏ của bà ở khu Thảo Điền (Q.2, TP.HCM) tràn ngập màu sắc Việt Nam, từ hình ảnh thửa ruộng bậc thang xanh ngắt ở Sa Pa, chiếc cổng làng cổ kính ở Hà Nội, ngôi chùa uy nghiêm ở khu Chợ Lớn, Bưu điện TP.HCM cổ kính, hàng bún nhộn nhịp ở chợ Bến Thành, đến cả những bức tường in chữ “khoan cắt bêtông” hay con đường mang tên “Đường số 50” đậm chất Việt Nam.

Góc phố. Tranh của Bridget March

Chọn sơn nước và phác họa làm phong cách chủ đạo, bên cạnh giá vẽ, hộp màu, Bridget cũng thường mang theo một quyển sổ nhỏ để kịp thời thảo lại những nơi mình đi qua, điều hay ho mình thấy, con người thú vị mình gặp.

Đến nay bà đã có 10 quyển “nhật ký” như vậy. Với bà, một bức tranh không chỉ đơn giản là mang hình ảnh mình thấy vào đó, mà còn phải có hơi thở và sự vận động của cuộc sống, cũng như mối liên kết giữa người họa sĩ và vật thể.

Tháng 4 tới đây, nữ họa sĩ dự kiến ra mắt quyển sách thứ ba của mình về Việt Nam, mang tên chính đất nước này.

Quyển sách dự kiến dày 150 trang được nữ nghệ sĩ trân trọng gọi là một dự án lớn của mình, sẽ thể hiện một Việt Nam theo các chủ đề: núi, nước, tâm linh, gió, cây cối, lửa, sấm và đất dựa theo tám yếu tố bát quái. Bridget hi vọng đây sẽ là một món quà lưu niệm mang Việt Nam đến gần hơn với du khách quốc tế.

Trước đó, bà đã ra mắt hai quyển sách A week in Hoi An (Một tuần ở Hội An - tiếng Anh) và A summer in Sapa (Mùa hè ở Sa Pa - song ngữ).

Sách của Bridget không đơn thuần chỉ là những bức vẽ, mà còn được lồng vào những câu chuyện, những cảm nhận cũng như hiểu biết của bà về lịch sử, văn hóa và con người nơi đó.

Bridget cho biết đến nay bà bán được khoảng 3.000 bản cả hai quyển. Sách của Bridget được bán tại các nhà sách ở Hà Nội, TP.HCM và Hội An, trên Amazon và website của bà tại www.bridgetmarch.co.uk.

Bridget March nói bà chưa từng có ý định rời Việt Nam. Khẳng định rằng mình không cô đơn khi sống một mình ở đây, March chia sẻ bà có bạn bè và hàng xóm tốt, đồng thời cũng thích yên tĩnh một mình để sáng tác cho thỏa đam mê.

“Tôi sẽ tiếp tục đi khắp Việt Nam và vẽ cho thỏa thích” - nữ họa sĩ khẳng định.

Tình người làm Việt Nam đặc biệt

Không ít lần Bridget March được hỏi thăm, thậm chí còn được mời cơm khi ngồi đâu đó trên phố vẽ vời. Có lần bà vẽ mãi chẳng xong một bức ở Sa Pa, vì cứ mỗi lần vác đồ nghề ra là nhiều người lại đến hỏi han.

Chẳng lấy làm phiền, nữ họa sĩ tâm sự đó chính là điều khiến bà mến người Việt Nam: thân thiện, cởi mở và nhiệt thành.

Với bà, chính con người làm Việt Nam trở nên đặc biệt. “Tiếp xúc nhiều, tôi thấy người dân tộc thiểu số sống rất có tình. Tất cả những gì họ quan tâm chỉ là sống, không tham lam, không toan tính” - bà trải lòng.

Khi nhắc đến những kỷ niệm với người Việt Nam, nữ họa sĩ không kìm được nước mắt kể về một gia đình ngư dân bà gặp trong hai tháng ở Hội An sáng tác.

“Nhà họ không có nhiều tiền, nhưng người vợ thường mang cho tôi cá mà người chồng đánh được. Tôi đã khóc lúc rời khỏi đó” - Bridget xúc động.

Hàng Gà và Hàng Vải - Hà Nội. Tranh của Bridget March

*Xem tranh vẽ Sài Gòn - TP.HCM của Bridget March TẠI ĐÂY

NGỌC ĐÔNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cee Jay và Charlie Winston hát ‘Bài ca Hồ Chí Minh’ mừng sinh nhật Bác

YouTuber Cee Jay (quốc tịch Nigeria) và diễn viên, MC Charlie Winston (quốc tịch Mỹ) đã hòa giọng cùng các nghệ sĩ Việt Nam hát vang ‘Bài ca Hồ Chí Minh’ trong đêm nghệ thuật ‘Quà tháng 5 dâng Người’ tại Nhà hát lớn Hà Nội.

Cee Jay và Charlie Winston hát ‘Bài ca Hồ Chí Minh’ mừng sinh nhật Bác

Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình dự ra mắt tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật ra mắt tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh chiều 14-5 tại Hà Nội, với sự chứng kiến của Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình.

Phó thủ tướng Nguyễn Hòa Bình dự ra mắt tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nghề sâm Ngọc Linh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, tri thức dân gian về sâm Ngọc Linh được gọi tên.

Nghề sâm Ngọc Linh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngắm tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cao gần 5m từ hơn 135.000 hạt sen

Bức tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh làm từ hơn 135.000 hạt sen của họa sĩ Mộc Oanh, được trưng bày trong chuyên đề Miền Nam nhớ mãi ơn Người, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh TP.HCM.

Ngắm tranh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cao gần 5m từ hơn 135.000 hạt sen

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Dòng người bất tận xếp hàng vào chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ

Từ 5h sáng, dòng người đã nối đuôi nhau bất tận, chắp tay thành kính đợi được vào chùa Quán Sứ (Hà Nội) để chiêm bái xá lợi Phật.

Dòng người bất tận xếp hàng vào chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Quán Sứ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar