01/07/2018 17:14 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bóng lăn từ 2.000 năm nhưng sao Trung Quốc vẫn vất vả với World Cup?

BÌNH AN
BÌNH AN

TTO - Theo Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA), dạng bóng đá được sử chép sớm nhất đã có từ thời Trung Quốc cổ đại, nơi môn thể thao này phổ biến với nhiều hình thức khác nhau trước khi biến mất.

Bóng lăn từ  2.000 năm nhưng sao Trung Quốc vẫn vất vả với World Cup? - Ảnh 1.

Một bức tranh thời nhà Tống miêu tả cảnh trẻ em đá một quả cầu - Ảnh chụp màn hình

Cả thế giới, từ già đến trẻ, đang đổ dồn sự chú ý về các trận cầu rực lửa đang diễn ra ở Nga, đất nước của những hàng cây bạch dương dài bất tận. Và chắc chắn những câu chuyện thú vị bên lề liên quan tới luôn được người hâm mộ săn đón.

Báo South China Morning Post của Hong Kong mới đây đã góp một chút hương vị lạ vào không khí chung này với bài viết về môn túc cầu tại Trung Quốc. Tác giả bài viết cho rằng những thất bại liên tiếp của Trung Quốc tại World Cup những năm qua có thể được lý giải bằng việc hiểu rõ mối quan hệ lâu dài của người dân Trung Quốc với môn thể thao này.

Trên trang web của mình, FIFA cho biết "dạng bóng đá sớm nhất có bằng chứng khoa học chỉ rõ là một bài tập luyện ghi lại trong một cẩm nang quân sự có từ thế kỷ 2 và 3 trước Công Nguyên ở Trung Quốc".

Thông tin này không có nghĩa người Trung Quốc đã sáng tạo ra môn bóng đá. Xét cho cùng, đá một quả bóng để đáp ứng nhu cầu giải trí là điều gì đó mang tính phổ biến. Tuy nhiên, có lẽ các sử gia Trung Quốc cổ đại - mà vốn là những người chép biên niên sử mang tính bắt buộc - nằm trong số ít người cổ đại ghi chép lại môn thể thao này.

Bóng lăn từ  2.000 năm nhưng sao Trung Quốc vẫn vất vả với World Cup? - Ảnh 2.

Cuju từng một thời gian được các quan lại Trung Quốc thời phong kiến yêu thích - Ảnh chụp màn hình

FIFA không xác định quyển "cẩm nang quân sự" trên, nhưng Sử ký Tư Mã Thiên được hoàn thiện năm 94 trước Công Nguyên chép rằng trong suốt thời đại Chiến Quốc (475 trước Công Nguyên - 221 trước Công Nguyên), bá tánh của nước Tề giàu mạnh (ngày nay là tỉnh Sơn Đông) thường tổ chức nhiều hoạt động đáp ứng nhu cầu giải trí lúc rảnh rang, trong đó môn cuju (Hán - Việt: xúc cúc), hiểu theo nghĩa đen là "đá một quả cầu". Ngày nay bóng đá được gọi là túc cầu (zuqiu).

Đến thời nhà Hán (206 TCN - 220), cuju mới phát triển thành một môn thể thao chuyên nghiệp. Được chơi trên các bãi đất đặc biệt cùng với khu vực riêng dành cho người xem, hai đội, mỗi đội gồm 12 người sẽ đá một quả cầu - được làm từ da động vật và được nhồi lông hoặc tóc bên trong - vào khung thành đối phương. Sử chép rằng đây là môn thể thao được chơi nhiều bởi tầng lớp quý tộc và các binh sĩ như một hình thức để rèn luyện đôi chân.

Sự phổ biến của cuju được ghi nhận cao nhất vào thời nhà Đường (618-907), khi một quả cầu da thú - nhồi vào bên trong là bong bóng động vật đã thổi phồng - được sử dụng nhờ tính cơ động tốt hơn. Với hai đội tranh tài, cùng một quả cầu nhẹ hơn có khả năng di chuyển xa hơn, và hai khung thành, cuju thời điểm đó rất giống với môn bóng đá ngày nay. Lúc bấy giờ, thậm chí có hai đội toàn nữ nhi đá với nhau.

Tuy nhiên, đến thời nhà Tống (960-1279), cuju đã bị biến dạng và không còn là môn thể thao đồng đội. Thay vào đó, một hoặc nhiều cầu thủ sẽ cố gắng giữ được quả cầu trên không càng lâu càng tốt và có thể điều khiển bằng nhiều bộ phận trên cơ thể, ngoại trừ tay.

Bóng lăn từ  2.000 năm nhưng sao Trung Quốc vẫn vất vả với World Cup? - Ảnh 3.

Một cổ động viên Trung Quốc tại World Cup 2002. Đây là lần đầu tiên và cũng là duy nhất tuyển Trung Quốc dự cho tới nay - Ảnh: AFP

Suốt thời nhà Nguyên (1271-1368) và nhà Minh (1368-1644), cuju vẫn còn phổ biến trong giới quý tộc và các quan lại, mặc dù môn thể thao này ngày càng bị gắn với hình ảnh trụy lạc vì các thanh lâu bắt đầu dùng nó để câu khách. Hoàng đế Thái Tổ của thời nhà Minh thậm chí đã ban chiếu chỉ cấm các quan lại và binh sĩ chơi cuju nếu họ không muốn đôi chân bị chặt bỏ.

Nhà Thanh (1644-1912), triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc, cũng cấm môn thể thao này trong giới quý tộc và quan lại nhằm ngăn họ bê trễ công việc. Cuju cuối cùng đã biến mất.

Trái lại, môn bóng đá hiện đại được phát minh bởi người Anh đã trở thành một trong những môn thể thao phổ biến nhất thế giới. Người Trung Quốc, mà vốn đã chơi môn thể thao này từ cách đây 2.000 năm, lại đang vất vả chinh phục nó trên đấu trường quốc tế.

Tự hào sở hữu dân số bằng 1/5 dân số toàn cầu, nhưng đội tuyển quốc gia Trung Quốc chỉ một lần lọt vào vòng chung kết World Cup là vào năm 2002, khi mà đội bóng đất nước tỉ dân để thua cả ba trận và không ghi nổi bàn nào. Thậm chí đảo quốc Iceland bé nhỏ còn làm tốt hơn.

TTO - Có đến hàng chục ngàn người hâm mộ Trung Quốc đổ về Nga xem World Cup, thậm chí áp đảo số cổ động viên Anh và nhiều nước khác. Vậy lý do là gì?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt, trải dài từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII, là không gian vật chất quan trọng và mang giá trị về tâm linh và triết lý sâu sắc.

Điện Kính Thiên là biểu tượng quyền lực tối cao của triều đình Đại Việt

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Một số tin tức nổi bật: Thương Ba Sịa của Mẹ biển; Skibidi Toilet được chuyển thể thành phim; 'Lunch Lady' huyền thoại qua đời ở tuổi 58; Hoa hậu Somalia lên tiếng về hủ tục cắt âm vật.

'Huyền thoại bún bò Huế' từng được Anthony Bourdain ca ngợi qua đời

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Diễn viên Chu Viên Viên, nổi tiếng với vai diễn Tống Khánh Linh trong phim Tôn Trung Sơn, qua đời ở tuổi 51 sau quãng thời gian dài chiến đấu với bệnh tật.

Chu Viên Viên, diễn viên đóng Tống Khánh Linh, qua đời ở tuổi 51

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Bức tượng của bà Melania Trump một lần nữa bị phá hoại ngay tại quê nhà Slovenia.

Tượng bà Melania Trump bị cưa chỉ còn bàn chân

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Hòa Hiệp được biết đến là kép đẹp trên các sân khấu kịch Hồng Vân, Idecaf, trên phim ảnh. Nay anh bắt tay viết kịch bản và dàn dựng với câu chuyện Thạch Sùng.

Hòa Hiệp biến tấu câu chuyện Thạch Sùng

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'

Với 105 tác phẩm hội họa, điêu khắc, ký họa, cuộc trưng bày chuyên đề 'Kể chuyện sau ngày thống nhất' mang đến một không gian nghệ thuật giàu cảm xúc, tái hiện sống động những ký ức lịch sử và kết nối quá khứ với hiện tại.

Lặng nghe các họa sĩ 'Kể chuyện sau ngày thống nhất'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar