27/10/2015 10:09 GMT+7

​Bollywood làm phim giúp giải cứu thiếu nữ bị bán

HẢI YẾN
HẢI YẾN

TTO - Một cô gái Ấn Độ câm điếc bị bán đến Pakistan đã có cơ hội đoàn tụ gia đình sau khi một bộ phim Bollywood được trình chiếu để phát động chiến dịch giải cứu cô.

Geeta (phải), cô gái Ấn Độ câm điếc sống lưu lạc tại Pakistan trong 13 năm qua - Ảnh: AP

Thông tin về cách mà Geeta (tên thiếu nữ bị bắt cóc) được đưa đến Pakistan khi chỉ còn là một đứa bé vẫn chưa được làm rõ. Tờ Indian Express cho biết cô được tìm thấy khi đang ngồi một mình ở trạm tàu hỏa Samjhauta tại Pakistan.

Nỗ lực đưa cô hồi hương sau đó gặp phải nhiều khó khăn do Geeta gần như mất khả năng nghe và nói, nên không thể đưa ra được thông tin gì về tên thật, gia đình hay quê quán của cô.

Theo CNN, cô được cảnh sát địa phương cứu giúp và đưa đến tổ chức Edhi để sống trong khu tị nạn Karachi. Giờ đây khi đã bước qua tuổi 22, sau 13 năm lang thang trên đất khách, Geeta đã được trở lại quê hương của mình.

Điều đặc biệt là chiến dịch đưa cô về nhà được thực hiện nhờ bộ phim Bollywood mang tên Bajrangi Bhaijaan, nói về một trường hợp tương tự Geeta, một bé gái Pakistan câm điếc bị bán ở Ấn Độ.

Bộ phim với sự tham gia của ngôi sao Salman Khan giúp cho nhiều người biết đến hoàn cảnh của Geeta. Ngay sau đó, nhiều gia đình đã liên hệ với Chính phủ Ấn Độ và nói rằng Geeta có thể là con gái của họ.

Từ đó, Cao ủy Ấn Độ gửi hình của các gia đình này đến Karachi, nơi Geeta đã xem là nhà trong hơn 10 năm qua nhằm giúp cô nhận diện gia đình mình.

Do có quá nhiều trường hợp nhận Geeta làm con nên để có thể xác định chính xác thân nhân, Geeta đã phải tiến hành một cuộc xét nghiệm ADN.

“Geeta vừa đến Delhi. Cuộc kiểm tra ADN sẽ diễn ra hôm nay (26-10) và cho kết quả trong vài ngày tới” - Vikas Swarup, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ, cho biết.

“Quốc tịch Ấn Độ của Geeta đã được xác định. Việc chúng tôi đưa cô ấy trở lại Ấn Độ không phụ thuộc vào việc chúng tôi có tìm ra cha mẹ cô hay không. Cô ấy là con gái của cả đất nước Ấn Độ” - ông nói.

Trước trường hợp của Geeta, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết trên Twitter rằng: “Tôi không nghĩ ra được từ nào đủ để diễn tả lòng biết ơn của tôi đối với gia đình Edhi vì đã chăm sóc Geeta. Họ chính là hiện thân của lòng tử tế và từ bi”.

Ông cho biết để ghi nhận sự đóng góp của Edhi, ông sẽ ủng hộ 10 triệu rupi (khoảng 154.000 USD) cho tổ chức này.

HẢI YẾN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

Wind Breaker, một trong những manhwa thành công nhất Hàn Quốc một thập kỷ qua với hàng triệu độc giả bất ngờ tuyên bố dừng xuất bản do đạo nhái, tác giả cũng đã thú nhận hành vi của mình.

Truyện tranh gần 1 tỉ lượt xem bị khai tử vì y án đạo nhái manga/manhwa khác

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Một dịch vụ dịch thuật bằng trí tuệ nhân tạo (AI) dành riêng cho tiểu thuyết vừa ra mắt tại Anh đã nhanh chóng gây tranh cãi trong giới dịch giả và nhà văn. Nhiều ý kiến lo ngại công nghệ này đang đe dọa giá trị của dịch thuật văn học.

AI dịch tiểu thuyết gây tranh cãi: Chất lượng không thua kém bản người dịch?

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Hai bức tranh khắc trên đá thời tiền sử có niên đại 7.000 năm ở mũi Đông Nam của Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Tranh đá 7.000 năm tuổi về săn cá voi của Hàn Quốc được công nhận là Di sản thế giới

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Năm 2025 kỷ niệm 100 năm gia tộc hát bội - cải lương tuồng cổ Vĩnh Xuân - bầu Thắng - Minh Tơ - Thanh Tòng theo nghề hát.

Những cô đào xuất sắc đời thứ năm gia tộc Minh Tơ - Thanh Tòng

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc được công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào ngày 12-7, tại kỳ họp lần thứ 47 của UNESCO diễn ra từ ngày 6 đến 16-7 ở Paris, Pháp.

Quần thể Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trở thành Di sản văn hóa thế giới

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới

Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng (S21), Cánh đồng chết Choeung Ek và Nhà tù M13 cũ của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của UNESCO.

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar