04/06/2018 13:01 GMT+7

Bơi qua nơi ô nhiễm để kêu gọi bảo vệ môi trường

NGỌC ĐÔNG
NGỌC ĐÔNG

TTO - Hơn 22 năm qua, Christopher Swain chọn phương pháp bơi lội để kêu gọi mọi người bảo vệ môi trường và thúc đẩy các động thái làm sạch nguồn nước.

Bơi qua nơi ô nhiễm để kêu gọi bảo vệ môi trường - Ảnh 1.

Christopher Swain chia sẻ với báo giới sau khi bơi trên kênh Gowanus ở New York vào tháng 4-2015 - Ảnh: REUTERS

Điều đặc biệt là trong số những dòng nước mà nhà hoạt động người Mỹ này bơi qua từ năm 1996 đến nay, có những nơi cực kỳ ô nhiễm.

Giữa tháng 5 năm nay, Christopher xuất hiện trong một video được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội với biệt danh "toxic swimmer" (người bơi qua nước độc).

"Xin chào, tên tôi là Christopher Swain, tôi bơi trong phân, rác và hóa chất để ủng hộ nguồn nước sạch" - Christopher tự giới thiệu về mình trong video.

Trước đó hai tuần, Christopher gây xôn xao truyền thông Mỹ khi bơi qua con kênh Gowanus nổi tiếng ô nhiễm ở New York.

Theo Đài CBS New York, dòng nước này ô nhiễm tới mức Cơ quan Mỹ (EPA) đã phải khuyến cáo mạnh mẽ người dân không nên có bất cứ hoạt động bơi lội nào dưới đó. Tuy nhiên, Christopher vẫn "lì lợm" thực hiện ý định của mình vì "yêu dòng kênh này và muốn nó được sạch sẽ".

Đây là lần thứ 3 Christopher bơi trên dòng kênh này với cùng mục đích. Lần đầu tiên anh thực hiện nhân dịp Ngày Trái đất vào tháng 4-2015 nhưng phải bỏ cuộc giữa chừng vì lý do thời tiết. Sáu tháng sau, người đàn ông yêu môi trường này quyết định quay trở lại hoàn thành chặng bơi dài gần 3 cây số của mình.

Hãng thông tấn Reuters lý giải rằng nhiều năm tích tụ chất thải công nghiệp và nước thải từ cống đã khiến con kênh Gowanus - được xếp vào diện ưu tiên cấp quốc gia để làm sạch - bị ô nhiễm nghiêm trọng với nhiều chất độc hại như thuốc trừ sâu, kim loại nặng và chất gây ung thư.

Trước kênh Gowanus, Christopher Swain từng bơi hết chiều dài nhiều con sông để kêu gọi mọi người quan tâm đến vấn đề nước sạch, trong đó có một tháng trời bơi qua con sông ô nhiễm Charles River dài gần 100km nối đông bắc Massachusetts với vịnh Boston hồi năm 2004.

Trong quá trình bơi, Christopher cũng thu thập dữ liệu về chất lượng nước, ghi lại tư liệu thông qua hình ảnh và video và theo dõi chỉ số sức khỏe của mình. Tất cả các thông tin đó đều được cung cấp miễn phí vì mục đích giáo dục.

TTO - Tại Ngày hội Sống xanh TP.HCM 2018 do Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM tổ chức, học sinh, phụ huynh được hướng dẫn cách tận dụng vật đã qua sử dụng để làm các đồ dùng hữu ích trong nhà.

NGỌC ĐÔNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia quân sự lên tiếng về drone nhỏ ‘bằng con muỗi’ của Trung Quốc

Mẫu drone nhỏ bằng con muỗi của Trung Quốc thu hút nhiều sự quan tâm và phân tích từ các chuyên gia quân sự trên thế giới.

Chuyên gia quân sự lên tiếng về drone nhỏ ‘bằng con muỗi’ của Trung Quốc

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

AI đang giúp cảnh báo sớm thiên tai như động đất, lũ, sóng thần nhờ phân tích dữ liệu cảm biến, vệ tinh và mô phỏng lan truyền.

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

Người Đông Nam Á đang 'ăn nhựa mỗi ngày' mà không hay biết

Vi nhựa đang âm thầm len lỏi vào chuỗi thực phẩm của khu vực Đông Nam Á, trong đó có Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam.

Người Đông Nam Á đang 'ăn nhựa mỗi ngày' mà không hay biết

'Mây sóng thần' cuồn cuộn trên bờ biển Bồ Đào Nha

Mây cuộn khổng lồ như sóng thần bất ngờ xuất hiện trên bầu trời Bồ Đào Nha, gây choáng ngợp và được giới chuyên gia cảnh báo là dấu hiệu khí hậu cực đoan.

'Mây sóng thần' cuồn cuộn trên bờ biển Bồ Đào Nha

Lạ lùng cá voi sát thủ tặng cá cho người

Các nhà khoa học vừa công bố nghiên cứu hé lộ một hiện tượng kỳ lạ nhưng đầy thú vị: cá voi sát thủ trên khắp thế giới liên tục tặng 'quà' là cá và mực cho con người.

Lạ lùng cá voi sát thủ tặng cá cho người

Cực quang trắng cực hiếm xuất hiện trên bầu trời Na Uy?

Video lan truyền ghi lại hiện tượng “cực quang trắng cực hiếm" ở Na Uy, NASA xác nhận cực quang có thể có màu trắng.

Cực quang trắng cực hiếm xuất hiện trên bầu trời Na Uy?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar