17/05/2022 08:30 GMT+7

Bơi qua 'biển rác', người đàn ông bất ngờ phát hiện rồng biển xanh tuyệt đẹp

HOÀI NHÂN
HOÀI NHÂN

TTO - Bơi khoảng 8 tiếng trong bãi rác ở Thái Bình Dương, người đàn ông phát hiện ra hàng loạt sinh vật thú vị như rồng biển xanh, ốc sên tím, một loài sứa thuộc họ lông châm...

Ben Lecomte, người bơi qua bãi rác lớn ở Thái Bình Dương - Video: CNN

Theo tạp chí Newsweek, một vận động viên bơi đường dài 58 tuổi, ông Ben Lecomte, đã phát hiện nhiều sinh vật khác nhau tại Đảo rác Thái Bình Dương (Great Pacific Garbage Patch - GPGP) nằm giữa Hawaii và California. Đây cũng là khu vực tưởng chừng không có loài sinh vật nào tồn tại vì quá ô nhiễm.

Lecomte - người từng bơi 6.000 km qua Đại Tây Dương vào năm 1998 - đã thực hiện quãng đường bơi trong vòng 8 giờ ở đảo rác này nhằm thu thập nhựa từ biển để các nhà khoa học phân tích.

Bơi qua biển rác, người đàn ông bất ngờ phát hiện rồng biển xanh tuyệt đẹp - Ảnh 2.

Rồng biển xanh, một trong những sinh vật được Lecomte tìm thấy - Ảnh: KESQ

Tuy nhiên, sau khi tiến sâu hơn vào khu vực của đảo rác, Lecomte đã phát hiện ra một hệ sinh thái neuston, hay được biết đến là nơi ở của các sinh vật sống trên bề mặt đại dương hoặc cửa sông. Trong đó, có loài rồng biển xanh, ốc sên tím và một loài sứa thuộc họ lông châm.

Tạp chí Newsweek cho biết: "Phát hiện này rất thú vị vì những sinh vật thuộc hệ sinh thái neuston rất khó tìm thấy, đồng thời những hiểu biết về chúng cũng rất ít đối với các nhà khoa học".

Theo bà Rebecca Helm, trợ lý giáo sư tại Đại học Bắc Carolina, phát hiện bất ngờ của Ben Lecomte tại nơi được ông mô tả là "có rất nhiều rác cũng như có nồng độ vi nhựa cực cao" đã mở ra rất nhiều điều thú vị cho các nhà khoa học.

Video về đảo rác Thái Bình Dương - Video: TJ WATSON

Bà Helm cho biết phát hiện này giúp các nhà khoa học đánh giá về khả năng sinh sống của các loài sinh vật dưới lớp bề mặt rác trên đại dương. Đồng thời giúp nhóm của bà nghiên cứu kỹ hơn về rác nhựa trên bề mặt đại dương, cũng như giúp họ đánh giá lại các phương án dọn dẹp rác tại vùng biển Thái Bình Dương, vì lưới vớt rác của họ có thể vô tình làm các sinh vật, vốn rất quan trọng với hệ sinh thái biển, bị tổn thương.

Phát hiện nhiều loài ếch mới nhỏ như hạt gạo

TTO - 6 loài ếch siêu nhỏ vừa được đưa vào danh sách các loài mới tìm thấy tại Mexico và Guatemala (Trung Mỹ). Chúng phát triển bằng cách… "nhảy cóc", nghĩa là từ trứng nở thẳng ra ếch mà không qua giai đoạn nòng nọc.

HOÀI NHÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lần đầu quan sát được sự ra đời của hệ hành tinh mới

Các nhà thiên văn học cho biết đã lần đầu tiên quan sát được khoảnh khắc các hành tinh bắt đầu hình thành xung quanh một ngôi sao xa xôi, hé lộ quá trình làm sáng tỏ sự ra đời của Hệ Mặt trời.

Lần đầu quan sát được sự ra đời của hệ hành tinh mới

Phát hiện cấu trúc hoàn toàn mới bên trong tế bào người

Các nhà khoa học vừa phát hiện một cấu trúc hoàn toàn mới trong tế bào người, có vai trò như một trạm trung chuyển nội bào, giúp tế bào sắp xếp, loại bỏ và tái chế các vật liệu bên trong.

Phát hiện cấu trúc hoàn toàn mới bên trong tế bào người

Phát hiện vụ sáp nhập bất thường của 2 hố đen

Các nhà khoa học phát hiện một vụ sáp nhập hố đen có khối lượng lớn gấp hơn 225 lần khối lượng Mặt trời vừa xảy ra.

Phát hiện vụ sáp nhập bất thường của 2 hố đen

Robot 'biết đau' như con người nhờ da nhân tạo

Bằng một lớp da nhân tạo, robot nay có thể cảm nhận môi trường giống như con người.

Robot 'biết đau' như con người nhờ da nhân tạo

Hệ thống đo sóng thần ngoài khơi Nhật Bản gặp sự cố

Hệ thống đo sóng thần này nằm ngoài khơi vùng Tokai, dọc theo rãnh Nankai - một khu vực được cảnh báo có nguy cơ cao xảy ra các siêu động đất.

Hệ thống đo sóng thần ngoài khơi Nhật Bản gặp sự cố

Não người có bị 'hết dung lượng' ghi nhớ không?

Không giống như máy tính hay điện thoại, bộ não con người không hoạt động theo cách lưu trữ giới hạn. Thay vì có số ô nhớ cố định, não bộ ghi nhớ bằng cách kết nối và kích hoạt lại mạng nơ ron trải khắp các vùng não.

Não người có bị 'hết dung lượng' ghi nhớ không?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar