26/07/2021 10:31 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bộ Y tế rút công văn 5944 'chỉ định thầu' thuốc y học cổ truyền hỗ trợ điều trị COVID-19 'gây bão'

LAN ANH
LAN ANH

TTO - Chỉ 2 ngày sau khi ký ban hành, sáng sớm 26-7, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã ký thu hồi công văn 5944 - công văn 'gây bão' trên truyền thông và mạng xã hội từ sáng qua, do 'có một số nội dung chưa phù hợp'.

Theo thông báo vừa được Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ký, công văn 5944 ngày 24-7 (cũng do Thứ trưởng Sơn ký ban hành) có nội dung tăng cường phòng chống dịch bệnh COVID-19 bằng thuốc y học cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu.

Tuy nhiên, "do có một số nội dung chưa phù hợp nên Bộ Y tế thu hồi công văn này" - thông báo sáng 26-7 cho biết.

Trước đó, từ ngày 25-7, báo chí và mạng xã hội, đặc biệt trong giới dược sĩ, phản ứng mạnh sau khi Bộ Y tế có công văn hướng dẫn mục đích để các bệnh viện, sở y tế "lựa chọn, tham khảo mua sắm, đấu thầu, tiếp nhận tài trợ cho cơ sở khám chữa bệnh điều trị bệnh nhân COVID-19 và F1 tại địa phương" (khoản b, điều 1).

Trong công văn kèm theo danh mục 26 sản phẩm thuộc 4 nhóm: sản phẩm sát khuẩn, thuốc xịt họng, sản phẩm phòng và hỗ trợ điều trị, sản phẩm hỗ trợ nâng cao sức khỏe, đều ghi rõ tên sản phẩm, nhà sản xuất, cách sử dụng kèm theo.

Đáng chú ý, công văn do Thứ trưởng Sơn ký ban hành, nhưng phần phụ lục đính kèm với tên sản phẩm, cách sử dụng, nhà sản xuất 26 sản phẩm này lại không có chữ ký của ông Sơn và đóng dấu Bộ Y tế theo đúng quy cách.

Trả lời báo chí ngày 25-7, ông Nguyễn Thế Thịnh - cục trưởng Cục Quản lý y dược học cổ truyền, Bộ Y tế - cho rằng danh sách sản phẩm kể trên nhằm "tham mưu cho ban chỉ đạo phòng chống dịch sản phẩm sử dụng cho người không có triệu chứng hoặc F1, sản phẩm trong danh sách tập hợp các thuốc được tài trợ".

Theo ông Thịnh, thuốc trong danh mục "là thuốc đông y, sử dụng không có hại gì nhưng mọi người không hiểu, cứ đưa lên như thế". Nhưng thực tế trong danh mục có thực phẩm chức năng, thuốc hoạt huyết dưỡng não... nhưng cơ chế, tác dụng với bệnh nhân COVID-19 chưa được làm rõ hoặc mới ở giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.

Một thực phẩm chức năng trong số này vừa có quyết định tăng giá 100.000 - 250.000 đồng/hộp lên 1 triệu đồng/hộp hôm 19-7, 5 ngày trước khi có công văn 5944.

Bộ Y tế 'chỉ định thầu' thuốc y học cổ truyền hỗ trợ điều trị COVID-19?

TTO - Công văn 5944 của Bộ Y tế ban hành ngày 24-7 đang gây xôn xao dư luận khi đưa rõ tên sản phẩm, nhà sản xuất 26 sản phẩm súc miệng, xịt khuẩn, phòng và hỗ trợ điều trị, nâng cao sức khỏe bệnh nhân COVID-19, như một hình thức "chỉ định thầu".


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Sau thông tin vụ 2 mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối không có dấu hiệu hình sự, bạn đọc mong muốn làm sáng tỏ vụ việc.

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Nhóm dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ dễ bị bỏ qua

Hằng năm khoa phẫu thuật nhi và trẻ sơ sinh, Bệnh viện Việt Đức thực hiện khoảng 2.000 ca mổ dị tật, trong đó hơn 2/3 liên quan đến hệ tiết niệu - sinh dục. Tuy nhiên đây là nhóm dị tật dễ bị bỏ sót bởi nằm ở vùng kín, phụ huynh ít để ý hoặc e ngại.

Nhóm dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ dễ bị bỏ qua

'Những môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45', người ủng hộ, người nói chơi thể thao nặng mà vẫn khỏe

Vì sao 'một số môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45' nhận được nhiều ý kiến chia sẻ, tranh luận từ độc giả.

'Những môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45', người ủng hộ, người nói chơi thể thao nặng mà vẫn khỏe

Quầy thuốc, căng tin bệnh viện đều tiềm ẩn nguy cơ hàng giả: Ai chịu trách nhiệm?

Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhận định từ quầy thuốc bệnh viện đến căng tin, hoàn toàn có thể tiềm ẩn nguy cơ hàng kém chất lượng tuồn vào.

Quầy thuốc, căng tin bệnh viện đều tiềm ẩn nguy cơ hàng giả: Ai chịu trách nhiệm?

Lấy chiếc tăm nhọn dài 7cm nằm hơn 4 tháng trong bụng một bé trai

Bé trai này bị đau bụng bên trái và sốt kéo dài suốt nhiều tháng. Các bác sĩ phát hiện nguyên nhân là một cây tăm xỉa răng nằm trong bụng, gây xuyên tá tràng.

Lấy chiếc tăm nhọn dài 7cm nằm hơn 4 tháng trong bụng một bé trai

Những bài tập cần 'bỏ túi' khi dịch COVID-19 trở lại

Tập luyện thể dục thể thao được xem là cách thức rất tốt để giúp cơ thể chống chọi với dịch bệnh, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 đang quay trở lại.

Những bài tập cần 'bỏ túi' khi dịch COVID-19 trở lại
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar