20/09/2017 10:58 GMT+7

Bộ Y tế ban hành văn bản trái ý kiến Thủ tướng

Baochinhphu.vn
Baochinhphu.vn

Tổ công tác của Thủ tướng nêu rõ Vụ trưởng Vụ Pháp chế đã thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Y tế ký một văn bản trái hoàn toàn ý kiến của Thủ tướng.

Bộ Y tế ban hành văn bản trái ý kiến Thủ tướng - Ảnh 1.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng dẫn đầu Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ làm việc với Bộ Y tế - Ảnh: VGP

Ngày 20-9, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng dẫn đầu Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ kiểm tra Bộ Y tế về công tác kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Tại cuộc làm việc, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết có việc ban hành văn bản hành chính không đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng.

Cụ thể, sau nhiều cuộc họp, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã kết luận không quy định yêu cầu doanh nghiệp phải sử dụng muối iod trong chế biến thực phẩm mà chỉ yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất muối phải bổ sung iod.

Tuy nhiên, Vụ trưởng Vụ Pháp chế thừa lệnh Bộ trưởng ký một công văn hoàn toàn trái ý kiến kết luận.

"Vụ trưởng có ký được không? Tôi nghĩ là không. Việc này phải bằng nghị định, thông tư hay bằng công văn thông thường? Tôi nghĩ phải là văn bản quy phạm pháp luật mới được áp dụng.

"Chúng tôi nêu lên để xem đánh giá, bình luận thế nào. Đôi khi chúng ta rất coi nhẹ việc này, tạo ra trói buộc, tạo giấy phép con mà không hình dung đã tạo ra bao nhiêu kìm hãm cho phát triển", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng phát biểu.

Kiểm tra chuyên ngành của Bộ Y tế chiếm tới 86% trong tất cả các Bộ

Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, việc kiểm tra chuyên ngành nói chung và của Bộ Y tế nói riêng còn bất cập. Đó là tình trạng kiểm tra còn chồng chéo, một mặt hàng chịu điều chỉnh nhiều văn bản, chịu sự kiểm tra của nhiều bộ, nhiều cơ quan.

Tỷ lệ kiểm tra rất nhiều, nhưng làm hồ sơ rất nhiều, kiểm tra sản phẩm thì ít, tỷ lệ phát hiện chỉ 0,06%, tỷ lệ rất nhỏ, trong khi kiểm tra chủ yếu bằng thủ công, bằng cảm quan, không có quy chuẩn, tiêu chuẩn.

Danh mục mặt hàng phải kiểm tra rất nhiều. Tỷ lệ hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành lên tới 35%, trong khi Hải quan chỉ kiểm tra 6%.

Hải quan quy định thời gian làm thủ tục cho hàng nhập khẩu 50 giờ, nhập khẩu 70 giờ, nhưng kiểm tra chuyên ngành kéo dài hơn nhiều lần, nhiều thủ tục tới 10 ngày rưỡi. "Vậy tính xem trong ASEAN chúng ta đứng thứ bao nhiêu?", Bộ trưởng đặt vấn đề.

Nghị quyết 19 đặt mục tiêu kéo tỷ lệ hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành từ 35% hiện nay xuống còn 15%.

Tổng hợp lại năm 2016, các doanh nghiệp phải tốn 30 triệu ngày công cho kiểm tra chuyên ngành với chi phí 14.300 tỷ đồng.

"Hôm nay Bộ Y tế công bố có bao nhiêu mặt hàng phải kiểm tra, bao nhiêu thủ tục, tiền kiểm hay hậu kiểm, có thể áp dụng quản lý rủi ro được không, phân luồng xanh vàng đỏ được không, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm được không. Đây là vấn đề đặt ra rất lớn", Bộ trưởng nói tiếp.

Đi sâu vào các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết Bộ Y tế là Bộ đầu tiên xung phong giảm mặt hàng, thủ tục phải kiểm tra, thay đổi phương thức kiểm tra. Tuy nhiên, cho đến nay, với 5 nội dung kiểm tra chuyên ngành,  Bộ Y tế chiếm tới 86% trong tất cả các Bộ.

"Bộ Y tế cùng với Bộ NNPTNT, Công Thương làm cho doanh nghiệp phải tốn 28 triệu 793 nghìn ngày công trong tổng số 30 triệu ngày, tốn 12.208 tỷ đồng trong tổng số 14.300 tỷ. Hôm nay nói việc này để công khai", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nêu rõ.

Bộ trưởng cũng cho biết, hôm qua ngày 19-9, Tổ công tác đã đi kiểm tra tại Hải Phòng. Thực tiễn cho thấy, cơ quan kiểm tra chuyên ngành của Bộ NN&PTNT làm xét nghiệm tại chỗ, nhưng của Bộ Y tế thì không có lavabo xét nghiệm tại chỗ, thay vào đó, "doanh nghiệp phải xếp hàng lên Núi Trúc (Hà Nội-PV) hết".

Kiểm tra tại cảng chỉ bằng cảm quan, trong khi không công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn, trong khi tiền thu một bộ hồ sơ là 1,05 triệu đồng. Ở cảng thì chỉ làm thủ tục, còn việc xét nghiệm thì thậm chí xét nghiệm không có sản phẩm mà vẫn có kết quả?

"Như vậy có cần thiết không, phải xem xét rất kỹ", Bộ trưởng nêu vấn đề.

5 vấn đề nhắc Bộ Y tế

Đi vào cụ thể, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nêu 5 vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

Thứ nhất, về thực hiện Quyết định 2026 của Thủ tướng, Bộ đã thực hiện 5 nhiệm vụ được giao về sửa đổi các văn bản liên quan tới quản lý chuyên ngành, còn 4 nhiệm vụ đang thực hiện. Trong đó, doanh nghiệp quan tâm nhất tới việc sửa đổi Nghị định 38 năm 2012 về an toàn thực phẩm. Còn tại Nghị quyết 19 năm 2017, Bộ được giao 7 nhiệm vụ.

Thứ hai, Bộ còn chậm sửa đổi các văn bản liên quan tới ghi nhãn phụ, công bố hợp quy, công bố sự phù hợp. Hiện danh mục hàng hóa bị kiểm tra còn chồng chéo. Hiện còn nhiều mặt hàng như nước đá chịu sự quản lý của cả Bộ Y tế và Bộ Công Thương, mặt hàng men sống vừa chịu sự quản lý của Bộ Y tế, vừa của Bộ NN&PTNT.

"Cần cố gắng đề xuất với Chính phủ giao một cơ quan chủ trì, các cơ quan khác phối hợp", Tổ trưởng Tổ công tác nêu vấn đề.

Thứ ba, danh mục hàng hóa đã ban hành nhưng chưa có mã HS hoặc chưa có danh mục.

Thứ tư, bất cập trong phương thức kiểm tra, đây là vấn đề doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng quan tâm nhất. 

"Chúng ta đặt vấn đề an toàn sức khỏe, nhưng nói một đằng làm một nẻo. Tại cảng kiểm tra mà không có sản phẩm, chỉ kiểm tra hồ sơ. Còn thực tế thì doanh nghiệp mang một sản phẩm khác lên Núi Trúc làm. Chúng tôi có đủ cơ sở để nói việc này, các doanh nghiệp kêu rất nhiều, chúng ta không thể bao biện được. Xin phép Bộ trưởng phải nói rõ như thế. Như tinh thần của Thủ tướng là phải tạo điều kiện cho doanh nghiệp, loại bỏ lợi ích nhóm. Đây là dư địa cho tăng trưởng trong bối cảnh chúng ta quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng GDP  6,7% trong năm nay", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nêu rõ.

Hiện nay, Bộ Y tế vẫn kiểm tra với 100% lô hàng thực phẩm nhập khẩu, bất kể là hàng tạm nhập tái xuất, hàng miễn thuế, hàng gia công sản xuất xuất khẩu… Bộ cần xem xét việc công nhận lẫn nhau với các nước... để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Thứ năm, bất cập trong thực hiện cơ chế một cửa quốc gia của Bộ. Bộ phải thực hiện 55 thủ tục, nhưng mới thực hiện 5 thủ tục, tỷ lệ rất thấp.

Doanh nghiệp sẽ được tự công bố phù hợp an toàn thực phẩm

Tại cuộc làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng cho biết Bộ Y tế đã sửa đổi nhiều vấn đề doanh nghiệp quan tâm như sửa đổi Nghị định 38 theo hướng doanh nghiệp được tự công bố phù hợp an toàn thực phẩm, không cần phải xác nhận từ cơ quan y tế.

"Nếu được như vậy thì Tổ công tác rất mừng, doanh nghiệp rất mừng", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng phát biểu.

Baochinhphu.vn

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện mới: Con người tự phát sáng khi còn sống

Một nghiên cứu mới cho thấy tất cả sinh vật sống, kể cả con người, đều tự phát ra một ánh hào quang mờ nhạt cho đến khi chết.

Phát hiện mới: Con người tự phát sáng khi còn sống

Đà Nẵng khuyến cáo người dân phòng chống COVID-19 trong cao điểm du lịch hè

Sở Y tế Đà Nẵng khuyến cáo người dân chủ động phòng chống dịch COVID-19, trong bối cảnh số ca mắc có thể gia tăng khi vào cao điểm du lịch hè.

Đà Nẵng khuyến cáo người dân phòng chống COVID-19 trong cao điểm du lịch hè

Ông Obama, bà Harris, Clinton gửi lời chúc: Ông Biden là chiến binh, sẽ vượt qua ung thư

Hàng loạt chính trị gia đã gửi những lời chúc tốt đẹp đến cựu tổng thống Mỹ Biden, khi ông được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tiền liệt.

Ông Obama, bà Harris, Clinton gửi lời chúc: Ông Biden là chiến binh, sẽ vượt qua ung thư

Triệu chứng phổ biến báo hiệu đột quỵ nhưng dễ bị bỏ qua

Một nghiên cứu mới cho thấy ảnh hưởng của cơn đột quỵ nhẹ có thể kéo dài lâu hơn nhiều so với những gì mọi người thường nghĩ.

Triệu chứng phổ biến báo hiệu đột quỵ nhưng dễ bị bỏ qua

Ông Biden bị ung thư tuyến tiền liệt: Loại ung thư dễ di căn đến xương

Cựu tổng thống Biden được chẩn đoán bị ung thư tuyến tiền liệt di căn xương. Tại Việt Nam, đây là bệnh ung thư khá phổ biến.

Ông Biden bị ung thư tuyến tiền liệt: Loại ung thư dễ di căn đến xương

Ngăn 'làn sóng' bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam

Tại Việt Nam, các bệnh không lây nhiễm như bệnh tim mạch, hô hấp mạn tính, ung thư, đái tháo đường là nguyên nhân gây ra gần 80% số ca tử vong.

Ngăn 'làn sóng' bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar