15/11/2023 18:16 GMT+7

Bờ xe nước là gì mà khiến người Quảng Ngãi nhung nhớ?

Sáng 15-11, trong buổi gặp gỡ báo chí giới thiệu chương trình Sắc quê Quảng Ngãi tại TP.HCM lần 1-2024, ban tổ chức đã hé lộ sẽ giới thiệu đến công chúng mô hình bờ xe nước 9 bánh, được xem là biểu tượng ký ức của người Quảng Ngãi.

Bờ xe nước, biểu tượng ký ức của người Quảng Ngãi - Ảnh tư liệu

Bờ xe nước, biểu tượng ký ức của người Quảng Ngãi - Ảnh tư liệu

Sắc quê Quảng Ngãi tại TP.HCM lần 1-2024 sẽ diễn ra hai ngày 12 và 13-1-2024 tại Đông Hồ Garden (195-197 Cao Thắng nối dài, P.12, Q.10, TP.HCM).

Bờ xe nước gây thương, gây nhớ của người Quảng Ngãi

Sắc quê Quảng Ngãi do Hội đồng hương Quảng Ngãi tại TP.HCM phối hợp cùng Câu lạc bộ (CLB) Doanh nhân Quảng Ngãi tại TP.HCM, CLB Về với quê mình - Quảng Ngãi, CLB Kết nối yêu thương, CLB Sinh viên Quảng Ngãi tại TP.HCM… tổ chức.

Hình ảnh quê hương Quảng Ngãi - Ảnh: BTC cung cấp

Hình ảnh quê hương Quảng Ngãi - Ảnh: BTC cung cấp

Nhà văn Trần Nhã Thụy - phó ban tổ chức thường trực - chia sẻ thông tin khiến nhiều người chú ý là ban tổ chức phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi đưa mô hình bờ xe nước 9 bánh do nghệ nhân Mai Văn Quýt chế tác vào TP.HCM để trưng bày trong hai ngày diễn ra chương trình.

Theo một số tài liệu, bờ xe nước sông Trà được xem là biểu tượng của người Quảng Ngãi về tính cần cù, sáng tạo, được coi là giải pháp thủy lợi quan trọng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Bờ xe nước ra đời sớm ở Quảng Ngãi khoảng giữa thế kỷ 18, sau đó có mặt ở một số tỉnh khác.

HÌnh ảnh bờ xe nước - Ảnh tư liệu

HÌnh ảnh bờ xe nước - Ảnh tư liệu

Tác giả Nguyễn Bá Trác viết trong quyển Quảng Ngãi tỉnh chí rằng: "Trên sông Trà và sông Vệ từng có không dưới 114 bờ xe nước…".

Tuy nhiên, mấy chục năm nay khi các công trình thủy lợi hiện đại phát triển thì bờ xe nước đã không còn tồn tại.

Nghệ nhân Mai Văn Quýt, năm nay gần 80 tuổi, sinh ra trong gia đình có ba đời làm bờ xe nước.

Ông được xem là một trong những người cuối cùng nắm được cách thức chế tạo ra bờ xe nước. Hiện ông vẫn còn làm mô hình bờ xe nước cung cấp cho các nhà hàng, quán cà phê…

Quảng Ngãi trăm nhớ ngàn thương

Nhà báo Quốc Vĩnh, chủ tịch Hội đồng hương Quảng Ngãi, bày tỏ chương trình lần này là Sắc quê Quảng Ngãi tại TP.HCM lần 1, nghĩa là ban tổ chức có tham vọng tổ chức thêm nhiều lần nữa, và thậm chí nếu thành công có thể tổ chức thường niên.

Hình ảnh quê hương Quảng Ngãi - Ảnh: BTC cung cấp

Hình ảnh quê hương Quảng Ngãi - Ảnh: BTC cung cấp

Ông tính toán người Quảng Ngãi sinh sống và làm việc tại TP.HCM lên đến vài trăm ngàn người. Và không phải ai cũng có điều kiện về quê nên việc mọi người cùng chung tay làm Sắc quê Quảng Ngãi là để giới thiệu hồn cốt Quảng Ngãi ở TP.HCM, để những người con xa quê tìm được chút ký ức quê nhà.

Và cũng để lan tỏa hình ảnh đất và người Quảng Ngãi đến những người yêu xứ sở này trong và ngoài nước.

Ngoài hình ảnh bờ xe nước gây chú ý, chương trình Sắc quê Quảng Ngãi còn khá nhiều chương trình để quảng bá văn hóa, ẩm thực và du lịch Quảng Ngãi.

Ban tổ chức sẽ phục dựng những không gian văn hóa đặc thù Quảng Ngãi như hô bài chòi, hát hố, hát sắc bùa...

Các không gian ẩm thực mang hồn quê với những món ngon và sản vật truyền đời như don, ram bắp, xu xoa, mạch nha Mộ Đức, cá bống sông Trà, tỏi Lý Sơn, quế Trà Bồng...

Có những không gian như những lát cắt đương đại của người Quảng Ngãi hiện mưu sinh tại thành phố như hủ tiếu gõ, mài kéo mài dao, chổi lông gà, ve chai, cháo lòng...

Sẽ có một triển lãm ảnh chủ đề Quảng Ngãi trăm nhớ ngàn thương giới thiệu vùng đất, con người và danh lam thắng cảnh Quảng Ngãi.

Đêm văn nghệ mang chủ đề Hát với quê mình tối 12-1.

Ông Nhã Thụy cho biết kinh phí thực hiện chương trình toàn bộ xã hội hóa. Những người thực hiện đều không chuyên nhưng nỗ lực hết mình để tạo ra một sân chơi, với thông điệp nhân văn cùng những hành động thiết thực như:

Tổ chức chuyến xe Tết nghĩa tình, trao quà Tết cho sinh viên, bà con nghèo của tỉnh nhà; trao học bổng cho sinh viên nghèo vượt khó; quảng bá hình ảnh quê hương Quảng Ngãi đến du khách các tỉnh thành và quốc tế.

Đến với bà con 'trụ lại Sài Gòn'

TTO - Ngày 16-8, chương trình "Trụ lại Sài Gòn" khởi động. Và đến ngày 25-8, chương trình nhận được 561 triệu đồng, 16 tấn gạo, 100 thùng mì và nhiều vật phẩm khác của hàng trăm cá nhân gởi về.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phim tài liệu về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dự án ‘Tái thiết Làng Nủ’ được trao giải A

Phim tài liệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo kiên trung, trí tuệ và mẫu mực của Điện ảnh Quân đội, dự án Tái thiết Làng Nủ của nhóm kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào, sách của ông Nguyễn Thế Kỷ… được trao giải cao nhất.

Phim tài liệu về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, dự án ‘Tái thiết Làng Nủ’ được trao giải A

Con trai nhạc sĩ Văn Cao kể về bài hát Ca ngợi Hồ Chủ tịch

Ông Văn Thao, con trai nhạc sĩ Văn Cao, kể về 'Ca ngợi Hồ Chủ tịch', một trong những bài hát hay nhất viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong chương trình 'Người là niềm tin tất thắng'.

Con trai nhạc sĩ Văn Cao kể về bài hát Ca ngợi Hồ Chủ tịch

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật, thể thao từ Lễ hội Làng Sen toàn quốc dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại ấn tượng sâu sắc.

Lắng đọng chương trình 'Từ Làng Sen đến TP.HCM'

Người con muôn nẻo quê hương về Kim Liên dịp sinh nhật Bác

Dưới hàng cây rợp bóng mát, đi giữa hương sen thơm ngát, người con muôn nẻo quê hương cùng về thăm quê Bác Hồ, Nghệ An trong dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người con muôn nẻo quê hương về Kim Liên dịp sinh nhật Bác

Trường Sa nhớ ơn Bác qua nhiếp ảnh

70 bức ảnh của bảy tác giả thuộc Hội Nhiếp ảnh TP.HCM được giới thiệu trong Triển lãm Trường Sa nhớ ơn Bác tại Đường sách TP.HCM.

Trường Sa nhớ ơn Bác qua nhiếp ảnh

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, được tỉnh Bình Dương đầu tư bài bản.

Bình Dương khởi công khu lưu niệm cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar