08/11/2013 20:21 GMT+7

Bộ TT-TT: Tăng giá cước 3G vừa qua là hợp lý

C.V.KÌNH
C.V.KÌNH

TTO - Chiều 8-11, Bộ Thông tin Truyền thông (TTTT) đã họp báo về Một số nội dung quản lý viễn thông. Theo đó, Bộ này cho rằng việc tăng giá cước 3G thời gian qua là hợp lý, cả về mức tăng và thời điểm, theo đúng chỉ đạo của Chính phủ.

* Chưa thể khẳng định các nhà mạng có liên kết tăng giá hay không

Phóng to
Ảnh minh họa: Internet

Theo Bộ TTTT, hiện VN đang có 91,21 triệu thuê bao di động còn phát sinh cước, trong đó, tính đến tháng 9-2013, có 18,94 triệu thuê bao 3G. Ngay từ tháng 8-9/2013, các doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường gồm Viettel, Mobifone, Vinaphone đã lần lượt gửi hồ sơ đăng ký điều chỉnh giá cước 3G.

Theo ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ TTTT, nguyên tắc xác định và thẩm định giá cước của Bộ TTTT là phải xác định trên giá thành, cung cầu thị trường và mặt bằng giá cước trong khu vực, thế giới; đảm bảo môi trường cạnh tranh, các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường không được có giá cước thấp hơn giá thành.

Ông Hải cho biết thời gian qua, các doanh nghiệp đã đầu tư tới trên 27 ngàn tỷ đồng để triển khai công nghệ 3,5G để đáp ứng nhu cầu sử dụng với khoảng 44.000 trạm phát sóng. Giai đoạn đầu ít người dùng, nên doanh nghiệp phải giảm giá để khai thác hiệu quả hạ tầng đã đầu tư.

Nay thuê bao lên tới 18,9 triệu, dung lượng tăng quá khả năng cung cấp dịch vụ với chất lượng đảm bảo nên việc từng bước phải điều chỉnh giá là cần thiết để tái đầu tư, mở rộng mạng lưới, giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả.

Theo báo cáo của các doanh nghiệp viễn thông, Bộ TTTT nêu dịch vụ 3G có gía thành trung bình theo kế hoạch năm 2013 là 184,4đ/MB (đã gồm thuế VAT). Trong khi đó, giá cước trung bình trên thị trường hiện nay mới ở mức 100đ/MB. Do vậy, Bộ TTTT đã chấp nhận cho tăng giá.

Ông Phạm Hồng Hải nêu thực tế các doanh nghiệp viễn thông đã có giảm một số gói cước, bên cạnh việc tăng giá và đưa thêm gói cước mới. So sánh tương đối với thế giới theo thu nhập quốc dân (bình quân đầu người), thông cáo của Bộ TTTT dù không nêu cụ thể đã khảo sát được bao nhiêu nước, nhưng khẳng định mức giá cước 3G của VN chỉ bằng 18-27% mặt bằng chung thế giới, bằng 34-57% so với mặt bằng chung khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Tính toán mức tăng, ông Hải nêu tính cả việc điều chỉnh giá do thay đổi phương thức tính cước thì tổng mức tăng giá cước 3G của ba “đại gia” viễn thông thời gian qua trung bình lên tới 20%. Đáng lưu ý, trong tổng số 18,9 triệu thuê bao 3G, ông Hải khẳng định chỉ có 8,66% số thuê bao bị tăng giá cước.

Việc ba doanh nghiệp cùng tăng giá, báo cáo của Bộ TTTT khẳng định Mobifone tăng giá ngày 7-10, Vinaphone 14-10 và Vietel ngày 10-10, tuy nhiên, công nhận cả ba doanh nghiệp áp dụng cùng ngày tính cước mới là 16-10.

Bộ TTTT cũng công nhận trong 42 gói cước, ba doanh nghiệp trên đã áp dụng 3 gói cước giống nhau!

Tuy nhiên, khi báo chí nêu tiếp câu hỏi Chính phủ đã chỉ đạo xem xét hành vi liên kết độc quyền, Bộ TTTT có kiểm tra, phát hiện dấu hiệu gì không, ông Lê Nam Thắng, thứ trưởng Bộ TTTT cho biết hiện Cục Quản lý Cạnh tranh, Bộ Công thương vẫn đang phối hợp với Bộ TTTT yêu cầu doanh nghiệp báo cáo xem có dấu hiệu liên kết độc quyền không, nếu có sẽ xử lý theo đúng quy định pháp luật.

Trước câu hỏi thực tế thiết bị viễn thông có thể sử dụng hàng chục năm. Hiện các nhà mạng đều đang có lãi nhưng thời điểm này vẫn tăng 20-40% có hợp lý – ông Lê Nam Thắng lại cho rằng viễn thông là lĩnh vực yêu cầu khấu hao rất nhanh do công nghệ thay đổi liên tục.

Trung bình nhà nước cho 5-7 năm, nhưng như Vietel phải xin cơ chế đặc thù để khấu hao nhanh. Bởi nếu không nhanh khấu hao, thu hồi vốn thì khi có công nghệ mới ra, không đủ điều kiện đầu tư công nghệ mới. Càng ngành công nghệ cao càng phải khấu hao nhanh.

Phóng to
Ông Lê Nam Thắng - Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông - Ảnh: Nguyễn Khánh

Ông Thắng công nhận nhiều doanh nghiệp viễn thông có lãi, nhưng điều ước quốc tế không cho phép bù chéo, vì có doanh nghiệp chỉ kinh doanh một dịch vụ, như cố định. Nếu các doanh nghiệp như Vietel lấy mảng kinh doanh khác bù cho 3G thì doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ không cạnh tranh được, không có khả năng vào thị trường, hoặc phá sản, phải sát nhập. Vì vậy, lâu dài có thể tạo thế độc quyền…

Ông Lê Nam Thắng không quên nhấn mạnh việc điều chỉnh giá là theo cơ chế thị trường, trên cơ sở giá thành, mức tăng là phù hợp, theo đúng điều ước quốc tế vì doanh nghiệp hiện nay hiệp định liên quan đến viễn thông đều phải cam kết giá bán theo giá thành.

Ông Thắng nêu ngay cả khi điều chỉnh tăng giá, giá cước 3G hiện nay cũng mới bằng khoảng 60% giá thành. Tuy nhiên, ông Thắng từ chối khẳng định khả năng tăng giá trong 2014 và cho rằng còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, phải xem giá thành có giảm hay không…

2017 chuyển mạng sẽ được giữ nguyên số điện thoại

Cũng tại buổi họp báo, Bộ TTTT công bố đã ban hành quyết định phê duyệt triển khai dịch vụ chuyển mạng thông tin di động được giữ nguyên số thuê bao. Theo đó, lộ trình được đề ra là đến ngày 30-6-2015 phải nâng cấp hệ thống mạng lưới, kết nối thiết bị tại doanh nghiệp tới Trung tâm chuyển mạng quốc gia.

Giai đoạn thử nghiệm phải xong trước 30-6-2016 để từ 1-1-2017 chính thức cung cấp dịch vụ chuyển mạng thông tin di động giữ nguyên số thuê bao.

Theo ông Lê Nam Thắng, điều này sẽ giúp người sử dụng được chuyển nhà cung cấp dịch vụ mà không phải đổi số. Việc này sẽ khiến các nhà mạng phải tăng cường chất lượng dịch vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khách hàng, tăng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, tăng hiệu quả sử dụng kho số…

C.V.KÌNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Bạn đã từng dùng Bluetooth để nghe nhạc qua tai nghe, AirDrop để gửi ảnh, nhưng có bao giờ thử so sánh chúng?

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Mỗi lần bạn đăng nhập hay thanh toán, mã OTP chỉ dùng được trong khoảng 30 giây rồi biến mất. Vì sao lại có giới hạn đó, và hệ thống nào đứng sau việc tạo mã nhanh chóng mà vẫn đảm bảo bảo mật?

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Trong thời đại mà sự hiện diện trực tuyến được xem như thước đo cam kết, người lao động ngày càng bị cuốn vào vòng xoáy 'phải luôn online để được nhìn nhận'. Vậy quyền được tắt máy liệu có còn tồn tại?

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?

Ra đời với lời hứa về sự tiện lợi, sạc không dây đến nay vẫn chưa đủ sức thay thế dây sạc truyền thống trong thói quen hằng ngày của người dùng. Công nghệ này liệu có đang chững lại?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?

Trợ lý AI giúp tra cứu nhanh thông tin đơn vị hành chính mới

Trợ lý AI hoạt động 24/7 trên máy tính, điện thoại, máy tính bảng, giúp người dùng tra cứu nhanh các thông tin về đơn vị hành chính mới.

Trợ lý AI giúp tra cứu nhanh thông tin đơn vị hành chính mới

Hơn 659.000 vụ tấn công mạng nhằm vào cơ quan, doanh nghiệp Việt, 'tường lửa' nào giúp bảo vệ?

Tại Việt Nam, những năm gần đây ghi nhận hàng loạt vụ tấn công mạng nghiêm trọng, từ ransomware đến đánh cắp dữ liệu qua hình thức lừa đảo (phishing)...

Hơn 659.000 vụ tấn công mạng nhằm vào cơ quan, doanh nghiệp Việt, 'tường lửa' nào giúp bảo vệ?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar