31/05/2019 10:41 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Chưa thể kết thúc sớm việc điều tra gian lận thi cử

P.V.
P.V.

TTO - Đối với tiêu cực xảy ra trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ nói do tính chất phức tạp của vụ việc, công tác điều tra, xác minh vẫn chưa thể kết thúc sớm được.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói về gian lận thi cử - Video: Truyền hình Quốc hội

Phát biểu tại Quốc hội sáng nay 31-5, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ "nhận trách nhiệm" vụ gian lận thi cử cũng như các vụ bạo lực học đường và sa sút đạo đức nhà giáo thời gian qua.

Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 đã được tổ chức đáp ứng về cơ bản mục đích, yêu cầu đề ra. Tuy nhiên đã xảy ra tiêu cực, gian lận có tổ chức trong khâu chấm thi tại một số địa phương, gây bức xúc dư luận.

"Về phía Bộ GD-ĐT, chúng tôi xin nhận trách nhiệm, đặc biệt là trong việc tổ chức xây dựng các phần mềm chấm thi trắc nghiệm vẫn còn lỗ hổng kỹ thuật để các đối tượng xấu có thể lợi dụng để làm sai lệch kết quả thi.

Việc quán triệt quy chế và tập huấn nghiệp vụ ở một số khâu (nhất là khâu chấm thi) ở một số địa phương cũng chưa chi tiết, hiệu quả chưa cao cũng như công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của Bộ GD-ĐT ở một số khâu tổ chức thi tại một số địa phương chưa sâu sát", Bộ trưởng Nhạ nói.

Bộ trưởng Nhạ cũng cho biết ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh về gian lận thi THPT quốc gia 2018 tại một số địa phương, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD-ĐT đã phối hợp Bộ Công an điều tra xác minh để xử lý các tiêu cực và gian lận thi cử tại Hòa Bình, Sơn La và Hà Giang.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Chưa thể kết thúc sớm việc điều tra gian lận thi cử - Ảnh 2.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại Quốc hội sáng 31-5 - Ảnh: Truyền hình Quốc hội

"Do tính chất phức tạp của vụ việc nên mặc dù Bộ Công an đã rất cố gắng và khẩn trương, đã áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cao, huy động phương tiện kỹ thuật tiên tiến và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan nhưng công tác điều tra, xác minh vẫn chưa thể kết thúc sớm được.

Quan điểm của chúng tôi là xử lý nghiêm minh. Bộ GD-ĐT cũng đã đề nghị các địa phương xem xét, xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức và phụ huynh có hành vi gian lận điểm thi cho con em mình cần cương quyết đưa ra khỏi ngành giáo dục địa phương những cán bộ giáo viên có sai phạm", ông Nhạ thêm.

Bộ trưởng cũng cho biết đã đề ra một số giải pháp ngăn gian lận thi cử tại kỳ thi THPT quốc gia 2019 như tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác coi thi, chấm thi, nhất là các địa bàn có khả năng xảy ra tiêu cực trong thi cử.

Bộ GD-ĐT cũng sẽ sửa đổi, nâng cấp, hoàn thiện phần mềm chấm thi trắc nghiệm theo hướng mã hóa dữ liệu toàn bộ dữ liệu chấm thi; "đánh phách điện tử" với phiếu trả lời trắc nghiệm; tăng cường tính bảo mật, có chức năng giám sát, kiểm soát chặt chẽ người dùng, đồng thời có thể phát hiện, truy xuất các tác động trái phép vào bài thi...

Đối với việc chấm bài thi tự luận (ngữ văn) do sở GD-ĐT chủ trì, bộ quy định chặt chẽ hơn khâu chấm 2 vòng độc lập, thực hiện chấm kiểm tra tối thiểu 5% số bài thi, trong đó các bài đạt điểm cao phải được chọn để chấm kiểm tra.

Bộ trưởng cũng đề nghị các cấp ủy đảng, chính quyền, các đoàn thể và đặc biệt là các vị đại biểu Quốc hội tăng cường giám sát, hỗ trợ ngành giáo dục tổ chức kỳ thi 2019 diễn ra thành công, lấy lại niềm tin của xã hội.

"Lo lắng, bức xúc vì bạo lực học đường"

Liên quan các vụ bạo lực học đường thời gian qua cũng như đạo đức nhà giáo, Bộ trưởng nhìn nhận "cá nhân tôi cũng rất bức xúc, lo lắng và thấy rõ trách nhiệm của mình".

"Chúng tôi nhận trách nhiệm chính trong việc để xảy ra bạo lực học đường. Tuy nhiên, để khắc phục tối đa tình trạng bạo lực học đường, rất cần sự quan tâm của gia đình, chăm lo của toàn xã hội, các cấp các ngành, đoàn thể ở trung ương và địa phương", người đứng đầu ngành giáo dục nói.

Đối với những nhà giáo "sa sút đạo đức", quan điểm của bộ là xử lý nghiêm. Bộ GD-ĐT đã đề nghị các địa phương không bố trí đứng lớp các giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, kiên quyết đưa ra khỏi ngành những trường hợp vi phạm nghiêm trọng đạo đức nhà giáo theo quy định của pháp luật.

Bộ cũng đã chỉ các cơ sở đào tạo giáo viên đổi mới chương trình đào tạo, xây dựng chuẩn đầu ra cho sinh viên gắn với chuẩn nghề nghiệp giáo viên, trong đó chú trọng tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng ứng xử sư phạm, tư vấn tâm lý học đường.

Gian lận thi cử: gia đình bị can nộp lại tiền, gia đình thí sinh chối

TTO - Gia đình các bị can trong vụ gian lận thi cử Sơn La đã chủ động nộp lại số tiền nhờ nâng điểm, nhưng phía gia đình các thí sinh lại không thừa nhận là tiền của mình.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sáng nay, gần 4.000 thí sinh bước vào kỳ thi lớp 10 đầu tiên ở TP.HCM

Sáng 24-5, gần 4.000 học sinh lớp 9 bước vào kỳ thi lớp 10 đầu tiên ở TP.HCM tại 3 điểm thi.

Sáng nay, gần 4.000 thí sinh bước vào kỳ thi lớp 10 đầu tiên ở TP.HCM

Sở GD-ĐT Hà Nội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc lựa chọn sách giáo khoa

UBND TP Hà Nội đã ủy quyền cho Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt danh mục lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục trên địa bàn thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND TP, từ nay đến hết ngày 31-12-2027.

Sở GD-ĐT Hà Nội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc lựa chọn sách giáo khoa

129 điểm đánh giá năng lực HSA tương đương 29,27 điểm thi tốt nghiệp năm 2024 khối A00

Đây là mức quy đổi điểm trúng tuyển theo kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, về điểm trúng tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

129 điểm đánh giá năng lực HSA tương đương 29,27 điểm thi tốt nghiệp năm 2024 khối A00

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Đại học Harvard cho rằng động thái cấm trường này tuyển sinh quốc tế là 'vi phạm trắng trợn' Hiến pháp Mỹ và cáo buộc chính phủ đã tìm cách "xóa sổ" 1/4 số sinh viên của trường.

Harvard đâm đơn kiện chính quyền Trump vì lệnh cấm tuyển sinh quốc tế

Ngành kinh tế đất đai lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam

Năm 2025, Trường đại học Khoa học tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) chính thức tuyển sinh và đào tạo ngành kinh tế đất đai - ngành lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam.

Ngành kinh tế đất đai lần đầu tiên được đào tạo tại Việt Nam

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường

Với nhiều sinh viên quốc tế, quyết định theo học hay tốt nghiệp tại Harvard đang trở thành một giấc mơ chông chênh hơn bao giờ hết.

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar