22/05/2022 21:04 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bộ trưởng Pháp: Ukraine phải mất '15 hoặc 20 năm' nữa để gia nhập EU

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - Ngày 22-5, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu của Pháp Clement Beaune cho biết sẽ mất '15 hoặc 20 năm' để Ukraine chính thức trở thành thành viên của Liên minh châu Âu (EU).

Bộ trưởng Pháp: Ukraine phải mất 15 hoặc 20 năm nữa để gia nhập EU - Ảnh 1.

Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu của Pháp, ông Clement Beaune - Ảnh: AFP

"Chúng ta phải thành thật. Nếu nói Ukraine sẽ gia nhập EU trong 6 tháng hay 1-2 năm nữa, đó sẽ là nói dối. Chắc cần khoảng 15 hoặc 20 năm, điều này sẽ mất nhiều thời gian", ông Beaune nói.

Theo Hãng tin AFP, ông Beaune đã đưa ra câu trả lời thẳng thắn trên với Đài Radio J ngày 22-5.

Ông Beaune thành thật: "Tôi không muốn đưa ra cho người Ukraine bất kỳ ảo tưởng hay lời dối trá nào".

Vị bộ trưởng Pháp cũng nhắc lại đề nghị của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về việc tạo ra một "cộng đồng chính trị châu Âu" rộng hơn, để các quốc gia bên ngoài EU như Ukraine có thể chia sẻ "các giá trị cốt lõi của châu Âu".

Ngày 21-5, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã phản đối "những thỏa hiệp như vậy" và khẳng định cần lập tức bắt đầu quy trình đưa Ukraine trở thành thành viên chính thức của EU.

Về vấn đề này, ông Beaune cho biết đề xuất của ông Macron không phải là "một giải pháp thay thế cho việc gia nhập cộng đồng chính trị châu Âu hiện nay (tức EU). Việc này không ngăn cản việc tiến tới tư cách thành viên về sau".

Ông Beaune nói, theo kế hoạch của ông Macron, Ukraine "có thể được hưởng lợi từ ngân sách châu Âu để tái thiết và phục hồi đất nước, xã hội và nền kinh tế của mình".

Theo AFP, các nhà lãnh đạo EU khác cũng tỏ ra không mấy mặn mà với việc nhanh chóng chào đón Ukraine.

Sáng kiến ​​"cộng đồng chính trị châu Âu" của ông Macron sẽ được tranh luận tại hội nghị thượng đỉnh EU vào cuối tháng 6 tới.

Ngày 17-4, phó chánh Văn phòng tổng thống Ukraine, ông Ihor Zhovkva, cho biết Kiev đã hoàn tất bảng câu hỏi cần thiết để EU xem xét, quyết định về tư cách thành viên cho nước này.

Việc trở thành một thành viên EU có ý nghĩa rất lớn với Ukraine.

Một điều khoản trong hiệp ước EU nêu rõ nếu một thành viên trở thành đối tượng của hành động gây hấn có vũ trang, các quốc gia khác trong EU có nghĩa vụ viện trợ và hỗ trợ bằng mọi cách trong khả năng của họ.

Tổng thống Ba Lan: 'Chỉ Ukraine có quyền quyết định tương lai của mình'

TTO - Phát biểu trước Quốc hội Ukraine vào ngày 22-5, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda nói chỉ Ukraine mới có quyền quyết định tương lai của mình giữa bối cảnh 'chiến dịch quân sự đặc biệt' của Nga.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

TP.HCM mời gọi bang Nam Úc tăng cường hợp tác

Hợp tác giữa bang Nam Úc và TP.HCM vẫn còn nhiều tiềm năng, nhất là khi thành phố sẽ mở rộng không gian phát triển trong thời gian tới.

TP.HCM mời gọi bang Nam Úc tăng cường hợp tác

Mastercard: Du khách dễ bị lừa nhất ở Bangkok

Viện Kinh tế Mastercard vừa công bố báo cáo tỉ lệ lừa đảo du lịch ở các thành phố trên toàn cầu, trong đó cao nhất là thủ đô Bangkok của Thái Lan.

Mastercard: Du khách dễ bị lừa nhất ở Bangkok

Nga: Tên lửa Iskander tập kích trại huấn luyện ở Sumy, 70 binh sĩ Ukraine thiệt mạng

Ukraine chỉ xác nhận có 6 binh sĩ thiệt mạng trong vụ tấn công của tên lửa Nga tại trường bắn ở vùng Sumy. Chỉ huy đơn vị liên quan của Ukraine đã bị đình chỉ công tác.

Nga: Tên lửa Iskander tập kích trại huấn luyện ở Sumy, 70 binh sĩ Ukraine thiệt mạng

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Vắc xin 4CMenB được đánh giá là 'bước tiến lớn trong chăm sóc sức khỏe tình dục', hứa hẹn hỗ trợ giảm mạnh số ca mắc bệnh lậu.

Anh triển khai vắc xin ngừa lậu đầu tiên trên thế giới

Mỹ chờ đề xuất hòa bình từ Nga, ông Rubio ám chỉ hoãn trừng phạt để giữ ảnh hưởng

Việc Mỹ quyết định chờ đề xuất của Nga là diễn biến mới nhất trong lập trường thay đổi liên tục của Washington về việc chấm dứt xung đột Nga - Ukraine.

Mỹ chờ đề xuất hòa bình từ Nga, ông Rubio ám chỉ hoãn trừng phạt để giữ ảnh hưởng

Những nghi vấn đằng sau thương vụ 2.000 tỉ USD từ Trung Đông của ông Trump

Sau chuyến công du ba nước vùng Vịnh, Tổng thống Trump công bố các thỏa thuận với tổng trị giá hơn 2.000 tỉ USD. Nhưng khi rà soát kỹ từng hợp đồng và cam kết, không ít con số khiến giới quan sát phải đặt câu hỏi về tính xác thực của nó.

Những nghi vấn đằng sau thương vụ 2.000 tỉ USD từ Trung Đông của ông Trump
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar