10/09/2019 10:54 GMT+7

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Người dân còn coi thường sốt xuất huyết

A LỘC
A LỘC

TTO - Đó là nhận định của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trong buổi làm việc, kiểm tra công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Người dân còn coi thường sốt xuất huyết - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng người dân vẫn còn thờ ơ với việc phòng chống dịch sốt xuất huyết - Ảnh: A LỘC

Trước đó, đoàn công tác của Bộ Y tế đã thị sát thực tế công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết tại phường Tam Phước (TP Biên Hoà) và kiểm tra công tác phòng chống, điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết tại Bệnh viện đa khoa Đồng Nai.

Tại buổi làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai, bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết một trong những vấn đề trọng tâm là người dân chưa ý thức được việc chủ động phòng chống bệnh sốt xuất huyết. Người dân chưa hiểu được chính họ tạo ra chỗ đẻ cho muỗi. 

Người dân chưa hiểu rằng "không có lăng quăng là không có sốt xuất huyết". Bởi không có lăng quăng thì không có muỗi. Còn chúng ta diệt muỗi chỉ là giải pháp hạ hoả thôi, chưa tới 2 tuần sau con lăng quăng nở thành muỗi.

"Người dân còn có thái độ coi thường sốt xuất huyết. Mặc dù tỉ lệ tử vong giảm nhưng sau khi điều trị sốt xuất huyết xong thì sức đề kháng, sức khoẻ của người bệnh giảm mạnh" - bà Tiến nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại buổi làm việc về công tác phòng chống sốt xuất huyết trên địa bàn Đồng Nai - Video: A LỘC

Ngoài ra, bà Tiến cho rằng truyền thông về sốt xuất huyết tuy tích cực nhưng chưa đạt yêu cầu. Việc tuyên truyền mới chỉ dừng lại ở việc nêu số liệu ca bệnh số tử vong, tỉ lệ tăng giảm nhưng nhấn đúng trọng tâm làm phòng ngừa. 

"Cái chính là phải phòng, mỗi người phải tự phòng lấy mình, không ông uỷ ban, tỉnh uỷ, ông xã nào lo hết được. Để muỗi tồn tại xung quanh nhà thì tự nhiên con cháu mình bị đốt, bị bệnh thôi" - bà Tiến nói.

Theo báo cáo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, trong 8 tháng đầu năm 2019, toàn tỉnh ghi nhận hơn 11.617 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 2,65 lần so với cùng kỳ năm 2018 (3.175 ca), tử vong 2 ca.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Người dân còn coi thường sốt xuất huyết - Ảnh 3.

Đại diện Trung tâm y tế TP Biên Hoà, Đồng Nai báo cáo về công tác phòng chống sốt xuất huyết trên địa bàn - Ảnh: A LỘC

Ông Bạch Thái Bình, giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, cho biết nguyên nhân ca mắc sốt xuất huyết tăng cao có nhiều yếu tố như sự biến động dân số cơ học, miễm dịch quần thể giản; đông công nhân, nhiều khu nhà trọ nên các quy hoạch hạ tầng không đồng bộ, tốc độ đo thị hóa nhanh; môi trường vệ sinh nhiều khu vực kém dẫn đến phát triển lăng quăng và muỗi truyền bệnh; ý thức tự phòng chống dịch bệnh của người dân còn kém…

Ông Trần Đắc Phu, cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), đánh giá Đồng Nai chưa phải tỉnh có số mắc sốt xuất huyết cao nhất, cũng không phải địa phương có tỉ lệ mắc cao nhất nước. Tuy nhiên, ông đánh giá Đồng Nai là một điểm "nóng" bởi sốt xuất huyết không còn là chu kỳ nữa mà năm nào cũng tiến hành phòng chống  dịch và năm nay có tính chất mạnh hơn.

Theo ông Phu, Đồng Nai có rất nhiều yếu tố thuận lợi cho muỗi tuyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Do đó, ngành y tế Đồng Nai cần làm tốt hơn nữa công tác phòng chống dịch, nhất là công tác phát hiện, xử lý các ổ dịch, phun hoá chất tiêu diệt muỗi mang mầm bệnh… 

Ông Phu cũng kiến nghị Đồng Nai cần có các "đội xung kích" để đi những vùng nóng, đợt nóng và cần thiết thì có thể "ép" người dân thực hiện.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Người dân còn coi thường sốt xuất huyết - Ảnh 4.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trao đổi về hoạt động phòng chống dịch sốt xuất huyết với một cộng tác viên - Ảnh: A LỘC

Tại buổi làm việc, bà Nguyễn Hoà Hiệp, phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, cho biết tỉnh tiếp thu những ý kiến chỉ đạo, kiến nghị của đoàn. Đồng thời, sẽ tiếp tục quan tâm chỉ đạo trong thời gian tới, đẩy mạnh khâu tuyên truyền sâu rộng, sát với thực tế. 

Ngoài ra, bà Hiệp cũng kiến nghị tăng giá hỗ trợ thuê nhân công phun hoá chất diệt muỗi và cộng tác viên thường xuyên; đồng thời bổ sung thêm lực lượng cho cán bộ y tế của phường đang bị quá tải.

Trả lời vấn đề này, bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến kiến nghị mức chi danh mục công tư cần sớm điều chỉnh lại cho phù hợp. Riêng vấn đề chi phí hỗ trợ công tác viên thuộc thẩm quyền của uỷ ban, hội đồng nhân dân cấp tỉnh giải quyết.

A LỘC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nghiên cứu của Nhật: Dán mắt vào điện thoại làm mắt lé

Những năm gần đây, số lượng người bị lé (lác mắt) có xu hướng gia tăng trên thế giới và phần lớn là hiện tượng cấp tính, chứ không phải bẩm sinh. Ghi nhận cho thấy là do xem điện thoại quá nhiều.

Nghiên cứu của Nhật: Dán mắt vào điện thoại làm mắt lé

5 người bị khởi tố trong vụ sai phạm dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức là ai?

5 người bị khởi tố với cáo buộc có sai phạm về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước ở hai dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2.

5 người bị khởi tố trong vụ sai phạm dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức là ai?

Chính quyền hai cấp: Trạm y tế xã, bệnh viện tuyến huyện sắp xếp thế nào?

Nhiều người dân băn khoăn không biết trạm y tế, bệnh viện cấp huyện sẽ hoạt động ra sao sau khi bỏ cấp huyện, sáp nhập xã.

Chính quyền hai cấp: Trạm y tế xã, bệnh viện tuyến huyện sắp xếp thế nào?

Kiểm tra phòng khám ở Quy Nhơn bị tố 'chặt chém' bệnh nhân

Sở Y tế tỉnh Gia Lai đã kiểm tra 1 phòng khám tại phường Quy Nhơn thuộc tỉnh này bị tố "chặt chém" bệnh nhân gần 9 triệu cho 2 giờ điều trị.

Kiểm tra phòng khám ở Quy Nhơn bị tố 'chặt chém' bệnh nhân

Đà Nẵng xác minh thông tin bún chuyển màu từ trắng sang đỏ

Một người dân ở Đà Nẵng mua bún tươi ở chợ mang về nhà ăn, tới tối thì bún chuyển màu từ trắng sang đỏ.

Đà Nẵng xác minh thông tin bún chuyển màu từ trắng sang đỏ

12 người ở Huế mắc liên cầu lợn trong nửa tháng, đã có ca tử vong

Trong hơn nửa tháng qua, ở TP Huế đã ghi nhận 12 người mắc liên cầu lợn, trong đó có một ca tử vong ở bệnh viện.

12 người ở Huế mắc liên cầu lợn trong nửa tháng, đã có ca tử vong
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar