23/11/2023 14:15 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Được rút bảo hiểm xã hội một lần không phân biệt trước hay sau luật mới

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu rõ việc điều chỉnh hưởng bảo hiểm xã hội một lần tiếp tục theo hướng người lao động có quyền thực hiện, không phân biệt đóng trước hay đóng sau khi có luật mới.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung - Ảnh: GIA HÂN

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung - Ảnh: GIA HÂN

Sáng 23-11, giải trình thêm về vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần được các đại biểu nêu, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nêu rõ đây là vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm, vừa có tính chất chính trị - xã hội nhưng cũng có tính chất chuyên môn rất cao.

Do đó, ông nói ban soạn thảo và Chính phủ sẽ tiếp tục cân nhắc thấu đáo, nghiên cứu, lấy thêm ý kiến của các đối tượng thụ hưởng, của người sử dụng lao động.

50% là thời gian đóng, chứ không phải mức đóng

Ông cho hay để đưa ra phương án hưởng bảo hiểm xã hội một lần cần hướng tới hai mục tiêu cơ bản.

Cụ thể, thứ nhất, đáp ứng được nhu cầu chính đáng của người tham gia bảo hiểm xã hội vẫn có quyền được rút bảo hiểm xã hội.

Thứ hai, phải phấn đấu để giữ chân người lao động trong hệ thống đảm bảo an sinh xã hội và chăm lo cho người dân khi về già có lương hưu, đảm bảo cuộc sống.

"Hiện tại chúng ta khó có thể đưa ra một phương án tối ưu, phương án chỉ có ưu điểm, mà sẽ đi theo phương án tiếp tục đề xuất, hoặc chọn phương án nhiều ưu điểm hơn.

Chúng tôi cho rằng việc điều chỉnh hưởng bảo hiểm xã hội một lần sẽ tiếp tục theo hướng là người lao động có quyền thực hiện vấn đề này và không phân biệt người đóng trước hay đóng sau khi luật có hiệu lực", ông Dung nêu rõ.

Trước ý kiến một số đại biểu nêu về nhiều mức cho rút bảo hiểm xã hội khác nhau như chỉ được rút 8% người lao động đóng hay đề nghị giữ lại phần 14% người sử dụng đóng, Bộ trưởng nhắc lại phương án 2, người lao động chỉ được rút 50% và bảo lưu 50% còn lại.

Ông lý giải 50% là thời gian đóng, chứ không phải mức đóng. 50% để lại được bảo lưu sẽ ghi nhận trong sổ bảo hiểm xã hội để người lao động tiếp tục được hưởng các quyền lợi.

Khi quay trở lại tham gia bảo hiểm, người lao động sẽ được cộng tiếp vào thời gian đóng. Còn nếu không tái tham gia bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ hưởng trợ cấp hằng tháng khi đến tuổi nghỉ hưu.

"Phương án bảo lưu 50% thời gian đóng đảm bảo quyền của người tham gia hưởng một lần, công bằng giữa người tham gia trước và sau khi luật có hiệu lực, phù hợp với khuyến nghị của tổ chức quốc tế.

Đồng thời, vẫn giữ chân người lao động trong hệ thống an sinh", bộ trưởng nhấn mạnh.

Phương án 2 tối ưu hơn trong tất cả các phương án

Cũng theo Bộ trưởng Dung, phương án của ban soạn thảo nêu ra, số kinh phí khi rút cũng sẽ tương đương với số đóng của người lao động là 8%. Tức là 8% tiền lương đóng của người lao động trong 1 năm sẽ tương đương với 0,96% tháng lương.

Ông cũng nhấn mạnh sẽ khó khắc phục được hạn chế và khó thực thi nếu như theo phương án một số đại biểu Quốc hội nêu.

Vì tỉ lệ đóng và quỹ hưu trí tử tuất của người lao động thời gian qua rất khác nhau. Có thời gian ghi 5%, 6%, 7% và hiện nay là 8%. Nếu tính 8% sẽ không thực hiện được đối với người 5%, 6%, 7%.

Bên cạnh đó, có người hiện nay phải đóng cả 22%, ví dụ phu nhân, phu quân ở các ngoại giao đoàn hay người Việt Nam lao động ở nước ngoài đóng cả 22%.

Thêm đó, có đối tượng cá nhân không phải đóng mà Nhà nước đóng 100% như hạ sĩ quan, binh sĩ, học viên lực lượng vũ trang...

"Do đó có thể thấy phương án 2 là 50% đã tính toán. Đây là phương án tối ưu hơn trong tất cả các phương án đang có hiện nay", ông Dung nhấn mạnh.

Đề xuất tài xế xe công nghệ, shipper đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Đại biểu Trần Thị Diệu Thúy (TP.HCM) đề xuất bổ sung tài xế công nghệ, shipper tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc để có giải pháp đảm bảo an sinh xã hội.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người đàn ông có biểu hiện bất thường mắc kẹt trên biển quảng cáo

Người đàn ông có biểu hiện bất thường leo lên biển quảng cáo cao khoảng 15m và mắc kẹt trên đó. May mắn lực lượng chức năng giải cứu kịp thời.

Người đàn ông có biểu hiện bất thường mắc kẹt trên biển quảng cáo

Đà Nẵng, Nghệ An, Lâm Đồng mưa lớn, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất ở 42 xã, phường

Đà Nẵng, Nghệ An và Lâm Đồng có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to; cảnh báo lũ quét, sạt lở đất ở 42 xã, phường thuộc ba tỉnh này.

Đà Nẵng, Nghệ An, Lâm Đồng mưa lớn, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất ở 42 xã, phường

Bão số 2 mạnh lên cấp 10, giật cấp 12, dự báo còn mạnh thêm

Chiều tối nay, cường độ bão số 2 (bão Danas) mạnh lên cấp 10 (89-102km/h), giật cấp 12. Dự báo bão có khả năng mạnh thêm trong 24 giờ tới.

Bão số 2 mạnh lên cấp 10, giật cấp 12, dự báo còn mạnh thêm

Bắc Kinh ô nhiễm hơn Hà Nội nhưng đã cải thiện được chất lượng không khí

Tình trạng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí nói riêng tại các TP lớn đang vấn đề là thách thức.

Bắc Kinh ô nhiễm hơn Hà Nội nhưng đã cải thiện được chất lượng không khí

Trời mưa 2 xe tải đối đầu, ách tắc đường Hồ Chí Minh

Trời mưa, đường trơn khiến hai xe tải đối đầu trên đường Hồ Chí Minh nhánh Đông qua Quảng Trị, rồi lao vào mái sân nhà dân ven đường.

Trời mưa 2 xe tải đối đầu, ách tắc đường Hồ Chí Minh

Cần ưu tiên 1 triệu mét khối đá làm dự án phục vụ APEC

Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang đã kiến nghị UBND tỉnh này ưu tiên bố trí 1 triệu m3 đá để làm dự án, công trình phục vụ APEC 2027.

Cần ưu tiên 1 triệu mét khối đá làm dự án phục vụ APEC
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar