21/02/2020 14:47 GMT+7

Bộ trưởng 35 tuổi muốn biến tiếng Indonesia thành ngôn ngữ chung của Đông Nam Á

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Đây là tham vọng của Bộ trưởng Văn hóa và giáo dục Indonesia Nadiem Makarim, cựu giám đốc điều hành hãng công nghệ Gojek.

Bộ trưởng 35 tuổi muốn biến tiếng Indonesia thành ngôn ngữ chung của Đông Nam Á - Ảnh 1.

Bộ trưởng Văn hóa và giáo dục Indonesia Nadiem Makarim - Ảnh: REUTERS

Phát biểu tại một cuộc họp giám sát về giáo dục của ủy ban hạ viện, ông Nadiem đề xuất nỗ lực đưa tiếng Indonesia trở thành loại ngôn ngữ chung của khu vực Đông Nam Á, đồng thời giao cho Cơ quan đào tạo và phát triển ngôn ngữ nhiệm vụ biến giấc mơ này thành sự thật.

"Cơ quan đào tạo và phát triển ngôn ngữ có thể biến tiếng Indonesia trở thành ngôn ngữ chung của Đông Nam Á", báo Jakarta Post dẫn lời ông Nadiem.

Theo bộ trưởng này, một trong những cách thức để đạt được mục tiêu ấy là tạo ra những đổi mới trong lĩnh vực ngôn ngữ, bằng cách tích hợp các ngôn ngữ và văn hóa nơi khác để làm cầu nối cho tiếng Indonesia với người dân khắp thế giới.

Mặc dù vậy, vị cựu CEO công nghệ này cũng nhìn nhận đây là nhiệm vụ khó khăn. Ông nói: "Tôi không chắc liệu chúng ta có đạt được mục tiêu không, nhưng chúng ta phải nghĩ lớn".

Nadiem năm nay 35 tuổi, là một trong những doanh nhân nổi tiếng nhất hiện nay của Indonesia. Ông là thế hệ doanh nhân ngành công nghệ nổi lên trong giai đoạn Indonesia phát triển rực rỡ ở lĩnh vực này.

Trước khi gia nhập chính phủ trẻ trung và tài năng của Tổng thống Joko Widodo, ông Nadiem nổi tiếng với việc sáng lập công ty ứng dụng gọi xe Gojek, hiện hoạt động khắp khu vực Đông Nam Á.

Theo ông Nadiem, việc đổi mới, sáng tạo là rất cần thiết trong việc nâng cao vị thế của Indonesia với các nước khác, bao gồm Đông Nam Á.

Indonesia là quốc gia đông dân thứ tư thế giới, với ngôn ngữ chính thức được gọi là "tiếng Indonesia", tức Bahasa Indonesia.

Về mặt văn hóa và ngôn ngữ, Bahasa Indonesia có nhiều điểm tương đồng với tiếng Mã Lai (Malay) của Malaysia, còn có tên là Bahasa Malaysia. Thực tế gốc tiếng Mã Lai cũng được sử dụng ở một số nước có người gốc Mã Lai sinh sống như Singapore, Brunei hay thậm chí Thái Lan.

Nhiều người dù vậy sẽ sốc nếu Đông Nam Á hoặc Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) dùng tiếng Indonesia làm ngôn ngữ chính thức.

Có vẻ người Indonesia không thiếu ý tưởng mới lạ. Vừa qua, cũng có tin bộ trưởng Bộ Điều phối phát triển con người và văn hóa Indonesia, ông Muhadjir Effendy, nói rằng những người giàu ở quốc gia này nên kết hôn với những người ở các gia đình có thu nhập thấp, có như vậy mới giúp giảm tỉ lệ nghèo của đất nước.

Bộ trưởng Indonesia chỉ cách thoát nghèo: 'Chồng nghèo thì phải lấy vợ giàu'

TTO - "Nếu chú rể có xuất thân từ một gia đình nghèo đi cưới cô dâu cũng có xuất thân từ một gia đình nghèo, vậy thì chúng ta sẽ có một gia đình nghèo nữa" - Bộ trưởng Muhadjir Effendy của Indonesia phát biểu.

NHẬT ĐĂNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phần Lan dạy kỹ năng nhận diện tin giả từ bậc mầm non

Các trường học ở Phần Lan đang dạy cho trẻ em kỹ năng nhận biết tin giả và sự thật ngay từ mầm non.

Phần Lan dạy kỹ năng nhận diện tin giả từ bậc mầm non

Văn bản chi cổ tức bị làm giả, HoSE ra cảnh báo về tài khoản 'Người Hải Phòng'

Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) liên tục phải ra thông báo cảnh báo tình trạng giả mạo trên một số ứng dụng mạng xã hội.

Văn bản chi cổ tức bị làm giả, HoSE ra cảnh báo về tài khoản 'Người Hải Phòng'

Trung Quốc tạm giữ hình sự 'Hồng tỷ', gỡ bỏ 14.000 nội dung sai lệch

Người đàn ông giả gái ‘Hồng Tỷ’ bị tạm giữ vì quay lén, phát tán video nhạy cảm của hàng loạt nam giới ở Nam Kinh, Trung Quốc.

Trung Quốc tạm giữ hình sự 'Hồng tỷ', gỡ bỏ 14.000 nội dung sai lệch

Chiêu trò lừa đảo lợi dụng việc sáp nhập các đơn vị hành chính

Lợi dụng những thay đổi trong tổ chức hành chính, các đối tượng lừa đảo đã dựng nên nhiều kịch bản có chủ đích, lợi dụng sự hoang mang của người dân để trục lợi bất chính.

Chiêu trò lừa đảo lợi dụng việc sáp nhập các đơn vị hành chính

Công an làm việc với người phụ nữ đăng tin bảo hiểm y tế tăng phí hơn 30%

Một phụ nữ đăng thông tin thất thiệt lên Facebook với nội dung “bảo hiểm y tế cũng tăng phí >30% kể từ 1-7-2025”, vừa bị công an mời làm việc.

Công an làm việc với người phụ nữ đăng tin bảo hiểm y tế tăng phí hơn 30%

Kiểm chứng tin đồn Triều Tiên thải phóng xạ xuống sông Hàn Quốc

Bức ảnh vệ tinh lan truyền trên mạng cho thấy sông Triều Tiên ô nhiễm phóng xạ chảy sang Hàn Quốc đang gây xôn xao dư luận.

Kiểm chứng tin đồn Triều Tiên thải phóng xạ xuống sông Hàn Quốc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar