06/04/2022 09:05 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bỏ tòa nhà Pháp cổ 4 mặt tiền gần 100 năm tuổi: Lo ngại cao ốc phá vỡ không gian khu Ba Đình

THIÊN ĐIỂU
THIÊN ĐIỂU

TTO - Việc phá dỡ tòa nhà Pháp cổ 4 mặt tiền cạnh quảng trường Ba Đình để thế vào đó một tòa cao ốc đã thu hút sự quan tâm lớn của giới quy hoạch, kiến trúc, những người yêu di sản và người yêu Hà Nội nói chung.

Bỏ tòa nhà Pháp cổ 4 mặt tiền gần 100 năm tuổi: Lo ngại cao ốc phá vỡ không gian khu Ba Đình - Ảnh 1.

Tòa nhà cao tầng nặng nề trên phố Hàng Bài, gần hồ Gươm - Ảnh: T.ĐIỂU

"Sự sáng tạo của các kiến trúc sư không nên bị bóp nghẹt bởi những quy tắc cứng nhắc. Thế giới ngày nay dành sự ngưỡng mộ lớn cho những sáng tạo táo bạo mà các kiến trúc sư tài năng đã đưa vào các thành phố cổ, như kim tự tháp của kiến trúc sư Ieoh Ming Pei làm lối vào của Bảo tàng Louvre ở Paris, hay Bảo tàng Guggenheim Bilbao - một công trình kiến trúc hiện đại tuyệt đẹp được kiến trúc sư người Mỹ gốc Canada Frank Gehry đặt vào thành phố cổ kính Bilbao ở Xứ Basque, Tây Ban Nha. Cả hai đều quyết liệt hiện đại, và chúng mang lại một sự năng động, sức quyến rũ mới cho thành phố cổ kính bao quanh chúng.

Ông Martin Rama - giám đốc dự án Trung tâm phát triển đô thị bền vững thuộc Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

Nhiều người nhắc tới "bài học" tòa nhà 8B Lê Trực xây quá cao sát hông quảng trường Ba Đình để bày tỏ sự kinh ngạc khi TP Hà Nội tiếp tục phê duyệt một dự án cao tầng bên cạnh tòa 8B Lê Trực chỉ mới hoàn thành việc "cắt ngọn" hơn một năm trước.

Bất ngờ và khó hiểu

Chưa nói tới việc phá dỡ công trình nhà xưởng gần 100 năm tuổi được đánh giá là một trong những cấu trúc công nghiệp đẹp và còn nguyên bản nhất ở Hà Nội trong 100 năm qua (theo KTS Trương Ngọc Lân - ĐH Xây dựng Hà Nội), việc cấp phép xây dựng cao ốc đồ sộ với 11 tầng, 1 tum và 6 tầng hầm, với kiến trúc khá nặng nề, xấu xí ở đây khiến rất nhiều người từ giới chuyên gia đến người dân đều bất ngờ, "khó hiểu".

KTS Đào Ngọc Nghiêm, phó chủ tịch Hội Quy hoạch - kiến trúc Việt Nam, tuy chưa chia sẻ quan điểm bởi chưa được xem hồ sơ dự án, nhưng nói ông "bất ngờ" và thấy "hơi lạ" khi bài học về công trình 8B Lê Trực vẫn còn nhãn tiền mà nay lại có thêm tòa cao ốc này.

Ông càng thấy "lạ" hơn bởi mới ngày 21-3, UBND TP Hà Nội ra quyết định ban hành quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch, kiến trúc tại khu vực các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng.

Theo bản quy chuẩn sẽ có hiệu lực từ ngày 10-4 này, quỹ đất sau khi di dời các cơ sở công nghiệp, y tế, giáo dục, cơ quan cần được tính toán cân đối về quy hoạch, phải dành tối thiểu 50% quỹ đất bổ sung các công trình công cộng, các tiện ích đô thị khác còn thiếu (trường học, công viên, cây xanh, thể dục thể thao, bãi đỗ xe, hạ tầng kỹ thuật đô thị).

Chưa kể Hà Nội còn có nhiều quy định trước đó hạn chế chiều cao của các công trình trong khu vực nội đô lịch sử. Nhưng Hà Nội lại cấp phép cho công trình xây dựng "kềnh càng" này, với chức năng thương mại, văn phòng, khách sạn.

KTS Nguyễn Việt Hà - sáng lập chuyên trang về quy hoạch, kiến trúc Ashui.com - nói dự án Postef 61 Trần Phú này đáng lẽ phải tôn trọng giá trị của không gian đô thị và có giải pháp chuyên môn tốt nhất.

KTS Trương Ngọc Lân - người đang tham gia nhóm nghiên cứu về giá trị kiến trúc đặc sắc của các công trình nhà máy thời Pháp thuộc - bày tỏ tiếc nuối khi công trình nhà máy có kiến trúc rất độc đáo và giữ được sự nguyên bản hiếm hoi trong hàng trăm năm này bị đập bỏ.

Về mặt đô thị, xưởng cơ khí bưu điện cùng với các công trình liền kề trên đường Trần Phú là Tu viện Carmel (nay là một phần Bệnh viện Xanh Pôn), Bệnh viện Xanh Pôn, trường nữ sinh (nay là Bộ Tư pháp) đã tạo nên vẻ đẹp đồng bộ cho khu vực về tỉ lệ, chiều cao, phong cách kiến trúc.

Trong khi các công trình kia vẫn đang được giữ gìn thì xưởng cơ khí bưu điện bị đập bỏ để thay bằng cao ốc hoàn toàn thô kệch, không ăn nhập gì với cảnh quan thanh lịch xung quanh.

Bỏ tòa nhà Pháp cổ 4 mặt tiền gần 100 năm tuổi: Lo ngại cao ốc phá vỡ không gian khu Ba Đình - Ảnh 3.

Một tòa cao ốc với kiến trúc khá lạ mới mọc lên ở giữa khu nội đô lịch sử, đoạn gần ngã 5 Cửa Nam - Ảnh: T.ĐIỂU

Công trình mới cần hòa hợp với "hồn nơi chốn"

KTS Trương Ngọc Lân khẳng định dù không mang dấu ấn lịch sử đặc biệt nhưng với giá trị độc đáo của kiến trúc cùng tình trạng nguyên bản có một không hai của mình, xưởng cơ khí bưu điện xứng đáng được bảo tồn ít nhất là một phần cùng với những cây xanh gắn với nó để trở thành một trung tâm văn hóa sáng tạo, thành phố sẽ có một không gian đẹp không kém không gian sáng tạo nổi tiếng 798 ở Bắc Kinh được hình thành từ việc cải tạo một nhà máy cũ.

Ở vai trò một nhà kinh tế, ông Martin Rama - giám đốc dự án Trung tâm phát triển đô thị bền vững thuộc Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam - có cái nhìn thực tế và "kinh tế" hơn.

Theo ông Rama, một thành phố cần thích ứng với thời đại, trở nên đông đúc và cần được đổi mới. Hà Nội rất cần điều đó để tiếp tục duy trì sự thịnh vượng của người Việt Nam.

Vì vậy, không nên chống lại việc xây dựng các công trình mới làm cho trung tâm thành phố trở nên dày đặc hơn. Thậm chí không chống lại sự táo bạo về mặt kiến trúc ở các công trình mới.

Không chống lại sự táo bạo về mặt kiến trúc ở các công trình mới nhưng ông Rama đồng thời nhấn mạnh những công trình mới phải bảo tồn được cái "hồn nơi chốn". Công trình mới phải đạt được sự hòa hợp và tôn vinh được cảnh quan đặc sắc định hình nên cái hồn của nơi chốn, khu vực ấy.

Nhiều cao ốc trong khu phố cũ: sai lầm khó sửa

Góp ý về tình trạng đáng báo động gần đây khi Hà Nội cho phép mọc lên rải rác nhiều tòa nhà cao tầng với kiến trúc đáng thất vọng ở khu nội đô lịch sử, ông Martin Rama cho rằng lý tưởng nhất là các tòa nhà cao tầng này nằm gần khu vực trung tâm thành phố.

Điều đó giúp những người làm việc trong những tòa nhà đó có thể tận hưởng vẻ đẹp của khu phố cổ kính đồng thời giúp ngăn khu phố cũ này bị "mục nát" bởi quá xa nơi hoạt động kinh tế sôi động.

Còn nếu để những tòa nhà cao tầng mọc lên rải rác trong khu phố cũ là một sai lầm khó sửa chữa.

Quận Ba Đình đề nghị giữ lại bức phù điêu ở tòa nhà Pháp cổ đang tháo dỡ

TTO - Cùng ngày Tuổi Trẻ có bài 'Chia tay tòa nhà Pháp cổ 4 mặt tiền cạnh Quảng trường Ba Đình', chiều 4-4, UBND quận Ba Đình đã có công văn đề nghị chủ đầu tư bảo vệ nguyên trạng bức phù điêu ghi dấu lịch sử trên bức tường tòa nhà đang phá dỡ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Trong con hẻm 72 trên đường Bành Văn Trân, quận Tân Bình, TP.HCM có một quán bún riêu khá đặc biệt, bởi được nấu bằng bếp củi trong 48 năm qua.

48 năm bún riêu nấu củi, ngày bán trăm tô, bún nhiều gấp đôi nơi khác

Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Chiều 23-5, đoàn 6 trong các đoàn lãnh đạo TP.HCM đã đến thăm và tặng quà các văn nghệ sĩ tiêu biểu có đóng góp phát triển văn học, nghệ thuật thành phố, đất nước. Đó là NSND Kim Cương, nhạc sĩ Trần Xuân Tiến, nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Lộc.

Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM thăm nghệ sĩ Kim Cương, Trần Xuân Tiến, Nguyễn Hữu Lộc

Hàng nghìn người đội mưa đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Ngày 23-5, hàng nghìn phật tử và người dân từ nhiều địa phương đã đổ về chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) để cung rước xá lợi Đức Phật.

Hàng nghìn người đội mưa đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Lễ khai mạc triển lãm ‘Chủ tịch Hồ Chí Minh - Biểu tượng của hòa bình và hữu nghị’ đã khai mạc ngày 23-5 trong Nhà triển lãm Việt Nam tại EXPO 2025 Osaka, Kansai, Nhật Bản.

Lần đầu tiên tổ chức triển lãm về Bác Hồ tại EXPO 2025 Nhật Bản

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

17 năm làm nghiên cứu thị trường, chị Lương Thúy Phương khát khao xây dựng một nơi khởi lên cho những giấc mơ về truyện tranh Việt Nam, đó là Comic Land Productions.

Comic Land Productions, khởi lên giấc mơ truyện tranh Việt Nam

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai

Sách 'Hồi ức đến tương lai' của giáo sư Trần Văn Thọ tập hợp những bài báo chính luận, ghi chép và tùy bút đầy trăn trở, giàu cảm xúc của ông, một trong những trí thức Việt Nam tiêu biểu tại Nhật Bản.

Giáo sư Trần Văn Thọ gặp gỡ độc giả ba miền với Hồi ức đến tương lai
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar