30/10/2023 10:49 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bộ Tài chính điểm danh gần 1.000 dự án lãng phí, không hiệu quả

Báo cáo của Chính phủ do bộ trưởng Bộ Tài chính ký gửi Quốc hội đã làm rõ tình hình xử lý đối với gần 1.000 dự án "treo", không hiệu quả, lãng phí.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc - Ảnh: GIA HÂN

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc - Ảnh: GIA HÂN

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã thừa ủy quyền của Thủ tướng ký báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội về tình hình thực hiện nghị quyết 74 của Quốc hội về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Làm rõ trách nhiệm với các dự án không hiệu quả, lãng phí

Trong báo cáo, Bộ trưởng Phớc đã báo cáo rõ về tình hình xử lý đối với gần 1.000 dự án "treo", không hiệu quả, lãng phí.

Theo đó, thực hiện nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã chủ động thực hiện rà soát, phân loại, làm rõ trách nhiệm đối với các tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến các dự án không hiệu quả hoặc lãng phí, chậm tiến độ, không hoặc chậm đưa đất vào sử dụng nêu tại nghị quyết.

Đồng thời xây dựng kế hoạch, giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hoàn thành các dự án, tránh thất thoát, lãng phí.

Kết quả với 51 dự án, cụm dự án sử dụng vốn đầu tư công và vốn nhà nước khác không hiệu quả hoặc lãng phí, có 8 dự án đã khắc phục tồn tại và đưa vào hoạt động; 1 dự án đã thực hiện thu hồi, thanh lý tài sản.

Cùng với đó, 1 dự án được gia hạn tiến độ thực hiện; 4 dự án điều chỉnh chủ trương đầu tư; 2 dự án đơn vị thực hiện bàn giao cho đơn vị khác quản lý, sử dụng; các dự án còn lại đang rà soát, xử lý theo quy định. Như vậy, đã có 16/51 dự án đã được xử lý.

Đối với 13 dự án, chuỗi dự án trọng điểm trong lĩnh vực điện, than, dầu khí chậm tiến độ, kết quả rà soát, xử lý cho thấy 1 dự án đang triển khai thực hiện; các dự án còn lại đang rà soát, xử lý theo quy định.

Cụ thể, Cần Thơ 1 dự án là nhà máy nhiệt điện Ô Môn I: hoạt động từ năm 2015, hiện đang hoàn thiện dự án chuyển đổi vòi đốt cho tổ máy số 2, dự kiến sẽ đưa vào vận hành đồng bộ với dòng khí đầu tiên vào cuối năm 2026.

Với nhà máy nhiệt điện Ô Môn II, ngày 22-2-2023 Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và liên danh Marubeni và WTO đã ký kết các điều khoản chính của hợp đồng cung cấp khí.

Nhà đầu tư đã làm việc với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) về việc đấu nối lưới điện, phạm vi chiếm đất và các hạng mục dùng chung của dự án, hợp đồng mua bán điện.

Nhà máy nhiệt điện Ô Môn III đang hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định để triển khai dự án.

Nhà máy nhiệt điện Ô Môn IV thì EVN đã hoàn thiện hồ sơ mời thầu EPC của dự án và sẵn sàng phát hành sau khi EVN - PVN thống nhất các điều khoản thỏa thuận về hợp đồng mua bán khí.

Hiện nay, đối với dự án nhà máy nhiệt điện Ô Môn III, IV, Thủ tướng Chính phủ thống nhất đồng ý chủ trương chuyển chủ đầu tư các dự án từ EVN sang PVN và đang triển khai các thủ tục thay đổi theo quy định pháp luật.

314/880 dự án không đưa đất hoặc chậm đưa đất vào sử dụng được xử lý

Với 19 dự án chậm triển khai, có khó khăn vướng mắc để đất đai hoang hóa, lãng phí, báo cáo nêu rõ đang triển khai thực hiện 2 dự án, gia hạn tiến độ sử dụng đất 3 dự án, chấm dứt hoạt động 2 dự án, xem xét giao đất 1 dự án. Còn lại đang thực hiện rà soát, xử lý theo quy định.

Đối với 880 dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng, theo báo cáo, đã chấm dứt hoạt động 22 dự án; quyết định thu hồi đất 126 dự án; gia hạn tiến độ sử dụng đất 93 dự án; rà soát để thu hồi đất 25 dự án.

Ngoài ra, điều chỉnh 10 dự án; đưa vào hoạt động 41 dự án. Còn lại đang thực hiện rà soát, xử lý theo quy định. Như vậy đã có 314/880 dự án được xử lý.

Thời gian tới, Chính phủ nhấn mạnh sẽ tiếp tục thực hiện nghị quyết của Quốc hội để giao các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện rà soát, phân loại, làm rõ trách nhiệm đối với các tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan đến các dự án không hiệu quả hoặc lãng phí, chậm tiến độ, không hoặc chậm đưa đất vào sử dụng nêu tại nghị quyết 74.

Đồng thời xây dựng kế hoạch, giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hoàn thành các dự án tránh thất thoát, lãng phí.

Đoàn giám sát của Quốc hội: 3 chương trình mục tiêu quốc gia đều 'giải ngân chậm'

Sáng 30-10, Quốc hội thảo luận việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về 3 chương trình mục tiêu quốc gia.


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu Hà Nội cấm xe máy chạy xăng vào khu vực vành đai 1 từ tháng 7-2026

Thủ tướng yêu cầu Hà Nội triển khai các giải pháp để tổ chức, cá nhân chuyển đổi xe cộ, bảo đảm đến ngày 1-7-2026 không còn mô tô, xe máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch lưu thông trong khu vực vành đai 1.

Thủ tướng yêu cầu Hà Nội cấm xe máy chạy xăng vào khu vực vành đai 1 từ tháng 7-2026

Ông Trump tuyên bố áp thuế 30% với EU và Mexico từ 1-8

Ngày 12-7, Tổng thống Trump công bố sẽ áp mức thuế 30% với hàng nhập khẩu từ Mexico và Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1-8, sau nhiều tuần đàm phán mà không đạt được thỏa thuận thương mại toàn diện.

Ông Trump tuyên bố áp thuế 30% với EU và Mexico từ 1-8

Tối nay, một khách hàng Vietlott đã trúng số tiền kỷ lục: hơn 344,9 tỉ đồng

Thông tin về kết quả kỳ quay số mở thưởng tối nay 12-7, Vietlott cho biết có một khách hàng đã trúng giải Jackpot hơn 344,9 tỉ đồng, lớn nhất từ trước đến nay.

Tối nay, một khách hàng Vietlott đã trúng số tiền kỷ lục: hơn 344,9 tỉ đồng

Du lịch biển Việt Nam hút khách từ nhiều thị trường mới nổi

Sự xuất hiện của nhóm du khách từ các thị trường mới nổi đang tạo ra nhiều cơ hội cho du lịch biển Việt Nam thay đổi, tăng lợi nhuận và mở rộng thị trường.

Du lịch biển Việt Nam hút khách từ nhiều thị trường mới nổi

Vùng đông bắc TP.HCM có thể thành thung lũng silicon của Việt Nam?

Việc sáp nhập Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu vào TP.HCM hình thành một siêu đô thị sẽ bùng nổ cơ hội đầu tư bất động sản, đặc biệt khu vực đông bắc có mức độ tập trung công nghiệp lớn.

Vùng đông bắc TP.HCM có thể thành thung lũng silicon của Việt Nam?

Gia Lai cấm 650 tàu cá không đủ điều kiện ra khơi đánh bắt

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu xác định rõ 650 tàu cá không đủ điều kiện hoạt động và giao chính quyền địa phương quản lý chặt, không cho ra khơi.

Gia Lai cấm 650 tàu cá không đủ điều kiện ra khơi đánh bắt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar