22/02/2023 16:49 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bỏ sổ hộ khẩu: Tại sao người dân vẫn phải xin giấy xác nhận cư trú?

Dù "khai tử" sổ hộ khẩu nhưng nhiều nơi ở Hà Nội, người dân vẫn phải xin giấy xác nhận cư trú khi làm một số thủ tục như đăng ký kết hôn, xác nhận tình trạng hôn nhân, chuyển nhượng đất đai.

Bỏ sổ hộ khẩu: Tại sao người dân vẫn phải xin giấy xác nhận cư trú? - Ảnh 1.

Người dân làm thủ tục đăng ký kết hôn ở một phường tại Cầu Giấy (Hà Nội) - Ảnh: GIA HÂN

Cơ sở dữ liệu chưa đầy đủ, chưa chính xác

Ngày 22-2, trao đổi với Tuổi Trẻ Online về vấn đề xác nhận cư trú, bà Nguyễn Thanh Nga, phó trưởng Phòng kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng UBND TP Hà Nội, cho hay các thủ tục hành chính của Hà Nội hiện đã kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu hiện chưa đầy đủ thông tin và chưa chính xác trong một số trường hợp đã gây ra vướng mắc khi giải quyết các thủ tục hành chính ở các địa phương. Đồng thời khiến nhiều người dân khó chịu, nhất là phải xin giấy xác nhận cư trú khi đi đăng ký kết hôn và xác nhận tình trạng hôn nhân.

"Ở đây không phải tất cả đều cần xin giấy xác nhận cư trú. Nếu người dân trên địa bàn đăng ký kết hôn với nhau và dữ liệu cập nhật trên hệ thống thì chỉ cần mang căn cước công dân đến để làm.

Còn các trường hợp từ nơi khác chuyển về Hà Nội hay qua nhiều nơi cư trú khi tra cứu trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thường không chính xác, không trùng khớp. Trong khi sổ hộ khẩu giấy không còn nên để giải quyết, cán bộ phải hướng dẫn người dân sang công an phường/xã xin giấy xác nhận cư trú", bà Nga lý giải.

Về việc người dân phàn nàn làm thủ tục chuyển nhượng đất đai, nhà ở phải xin xác nhận cư trú, bà Nga nói là do yêu cầu của văn phòng công chứng khi làm hợp đồng mua bán, chuyển nhượng.

Một cán bộ phường ở Cầu Giấy (Hà Nội) cho hay thông thường việc xác nhận tình trạng hôn nhân với người đủ 18 tuổi được giải quyết trong vòng một ngày.

Với một số trường hợp sống qua nhiều địa chỉ và nơi xác nhận tình trạng hôn nhân ở phường, nhưng khi tra cứu dữ liệu dân cư không đủ thông tin nên mới phải yêu cầu xin giấy xác nhận cư trú.

Giải pháp nào để giải "bài toán xác nhận cư trú"?

Theo bà Nga, hiện nay ở một số phường vẫn linh động giải quyết nếu người dân còn sổ hộ khẩu giấy chưa bị thu lại hay bản photo công chứng để chứng minh địa chỉ cư trú của mình. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế.

Về lâu dài, bà nói các cơ quan cần tiếp tục thực hiện việc cập nhật kịp thời các thông tin về cư trú của người dân trên hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác, để giúp dễ dàng tra cứu, xử lý.

Với việc cấp giấy xác nhận thông tin cư trú, một nguyên nhân khiến người dân khó chịu là thời gian xin giấy xác nhận cư trú ở một số công an phường/xã dài, thậm chí mất 3-5 ngày mới xin được, trong khi thời hạn có 1 tháng.

Do đó, theo bà Nga, hiện đã có hệ thống tra cứu điện tử nên có thể xây dựng thêm hệ thống để người dân chỉ cần nhập căn cước công dân vào, hệ thống sẽ trả file giống như hộ khẩu điện tử.

"Bản xuất đó sẽ có giá trị như bản xác nhận cư trú mà công an cấp và có giá trị sử dụng lâu dài. Khi làm được nhanh, thuận tiện thì người dân sẽ rất vui vẻ", bà Nga đề xuất.

Còn một cán bộ công an phường ở Hà Nội cho hay theo quy định, với xác nhận thông tin cư trú sẽ trả kết quả cho người dân ngay trong ngày. Với trường hợp cần xác minh do cư trú nhiều nơi, phải gửi văn bản lên cấp trên, thời gian trả lời theo quy định trong 3 ngày.

Bà Nga nêu rõ hiện nay đa phần cán bộ ở các bộ phận một cửa đều làm đúng quy định, hướng dẫn.

Tuy nhiên, có thể ở một số nơi, cán bộ chưa nắm rõ quy trình, thậm chí "lười" tra cứu nên yêu cầu tất cả người dân làm thủ tục phải xin giấy xác nhận cư trú ở công an phường/xã. Điều này rõ ràng là "hành dân".

Hiện phòng đang xây dựng văn bản trình UBND TP để hướng dẫn bộ phận một cửa các địa phương giải quyết vướng mắc.

Khổ với giấy xác nhận cư trú

Theo quy định từ 1-1-2023 không dùng hộ khẩu nữa, người dân xin học, đăng ký định mức điện nước, vay ngân hàng, mua bán tài sản... chỉ cần xuất trình căn cước công dân gắn chip là đủ chứng minh thông tin cư trú.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam yêu cầu kiểm tra giá nước sạch tăng, cao hơn Đà Nẵng

Liên quan việc Công ty cổ phần Cấp thoát nước Quảng Nam áp dụng đơn giá nước sạch mới trong tháng 5, giá nước tăng, tỉnh Quảng Nam yêu cầu kiểm tra.

Quảng Nam yêu cầu kiểm tra giá nước sạch tăng, cao hơn Đà Nẵng

Nam sinh mất 500 triệu sau màn 'đọc lệnh bắt online' của công an giả

Nam sinh 20 tuổi ở Hà Nội bị lừa 500 triệu đồng sau khi nhận cuộc gọi video từ kẻ giả danh công an, dọa liên quan vụ án ma túy, đọc lệnh bắt online.

Nam sinh mất 500 triệu sau màn 'đọc lệnh bắt online' của công an giả

Tổng Bí thư: Không để tình trạng cán bộ mới bổ nhiệm lại bị kỷ luật, xử lý hình sự

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu không để xảy ra tình trạng cán bộ vừa mới bổ nhiệm lại bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tổng Bí thư: Không để tình trạng cán bộ mới bổ nhiệm lại bị kỷ luật, xử lý hình sự

Phát hiện bộ xương người dưới vực sâu đèo Bảo Lộc

Lực lượng chức năng đã khoanh vùng, bảo vệ hiện trường nơi người dân phát hiện một bộ xương người tại vực sâu trên tuyến đèo Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

Phát hiện bộ xương người dưới vực sâu đèo Bảo Lộc

Dân kêu bị nạt nộ khi làm VNeID, công an nói ‘do cấu tạo phòng làm việc'

Công dân phản ánh, kiến nghị Công an tỉnh Khánh Hòa và UBND tỉnh làm rõ thái độ của cán bộ, chiến sĩ Công an phường Ninh Hà, thị xã Ninh Hòa khi người dân đến làm thủ tục VNeID tại trụ sở công an phường này.

Dân kêu bị nạt nộ khi làm VNeID, công an nói ‘do cấu tạo phòng làm việc'

Đề xuất giữ lại 2 Công ty Xổ số kiến thiết Cà Mau và Bạc Liêu sau khi hợp nhất hai tỉnh

Trong cuộc họp giữa hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu bàn về các phương án sau khi hợp nhất, một số đại biểu đề xuất giữ nguyên trạng 7 công ty nhà nước của 2 tỉnh, trong đó có Công ty Xổ số kiến thiết Cà Mau và Bạc Liêu.

Đề xuất giữ lại 2 Công ty Xổ số kiến thiết Cà Mau và Bạc Liêu sau khi hợp nhất hai tỉnh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar