16/08/2019 08:12 GMT+7

Bỏ Quỹ bảo trì đường bộ vẫn phải đóng phí

BẢO NGỌC
BẢO NGỌC

TTO - Trước các ý kiến khác nhau quanh đề xuất bỏ Quỹ bảo trì đường bộ của đoàn giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ông Lê Hoàng Minh - chánh văn phòng Quỹ bảo trì đường bộ Việt Nam - cho biết chi tiết việc nếu bỏ quỹ sẽ vẫn thu tiền.

Bỏ Quỹ bảo trì đường bộ vẫn phải đóng phí - Ảnh 1.

Công nhân duy tu đoạn đường trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi - Ảnh: TẤN LỰC

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Minh nói:

- Theo Luật ngân sách nhà nước năm 2015, tất cả các khoản thu phí đường bộ phải nộp vào ngân sách nhà nước. Vì vậy, đoàn giám sát Quốc hội cho rằng hoạt động của Quỹ bảo trì đường bộ chưa phù hợp với quy định mới của pháp luật nên kiến nghị xem xét lộ trình bỏ quỹ.

Vẫn nộp phí bình thường

* Việc bỏ quỹ cụ thể thế nào, thưa ông?

- Phí sử dụng đường bộ được quy định trong Luật phí và lệ phí năm 2015. Theo đó, tất cả người sử dụng đường bộ đều phải nộp phí bảo trì đường bộ nên việc bỏ hay không bỏ Quỹ bảo trì đường bộ sẽ không ảnh hưởng tới việc thu phí bảo trì đường bộ. Tất cả mọi người dân, phương tiện sẽ vẫn phải nộp phí bảo trì đường bộ bình thường.

Phí bảo trì đường bộ sẽ vẫn được nộp qua các trung tâm đăng kiểm, Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ tổng hợp nguồn thu này để nộp trực tiếp vào ngân sách. Sau đó, Nhà nước sẽ cấp nguồn từ ngân sách cho Bộ Giao thông vận tải (GTVT) để thực hiện bảo trì đường bộ. 

Như vậy đề xuất bỏ Quỹ bảo trì đường bộ chỉ có mục đích để sắp xếp, tổ chức lại bộ máy cho phù hợp với quy định pháp luật mới.

* Vậy khi nào sẽ chính thức thực hiện bỏ Quỹ bảo trì đường bộ?

- Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã kết luận, sắp tới sẽ có nghị quyết về vấn đề này. Theo đó, Thường vụ Quốc hội sẽ giao lại cho Chính phủ đánh giá chi tiết một số quỹ đang hoạt động hiện nay (trong đó có Quỹ bảo trì đường bộ) xem quỹ nào hoạt động không hiệu quả, không phù hợp với luật, quỹ nào không cần thiết sẽ báo cáo với Quốc hội quyết định. 

Giờ phải chờ nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sau đó Chính phủ sẽ rà soát để báo cáo Quốc hội tại kỳ họp tháng 10 tới, Quốc hội sẽ đưa ra quyết định cuối cùng.

Bỏ Quỹ bảo trì đường bộ vẫn phải đóng phí - Ảnh 2.

Ông Lê Hoàng Minh

Theo thông lệ quốc tế?

* Có ý kiến cho rằng xe đang đóng phí BOT, phí bảo vệ môi trường qua xăng dầu, chi phí đăng kiểm, việc thu thêm phí bảo trì đường bộ là phí chồng phí?

- Các loại phí đang thu đều căn cứ vào thực tiễn và các thông lệ quốc tế, xe tại nhiều quốc gia cũng đang đóng các loại phí khác nhau. Bộ GTVT đang quản lý phí bảo trì đường bộ, phí qua các trạm BOT. 

Cả nước có khoảng 24.000km đường quốc lộ, đường tỉnh lộ cũng rất nhiều. Trong đó có tới 20.000km đường quốc lộ không thu phí BOT mà chỉ thu phí bảo trì đường bộ, còn lại hơn 2.000km được bàn giao cho các nhà đầu tư BOT.

Một xe sẽ đi trên nhiều tuyến đường khác nhau, có tuyến đường BOT thu phí, có tuyến đường không thu phí, nếu xe không đi vào đường BOT họ sẽ không phải đóng phí.

* Việc thu phí bảo trì đường bộ hằng năm hiện nay được khoảng bao nhiêu tiền và quỹ bảo trì đường bộ đang được chi thế nào?

- Kế hoạch thu phí bảo trì đường bộ năm 2019 được Bộ Tài chính giao khoảng 8.100 tỉ đồng, đến nay đã thu được gần 6.000 tỉ đồng, nguồn phí thu được đã nộp vào ngân sách theo quy định. 

Giờ đoàn giám sát Quốc hội mới nêu việc bỏ quỹ nhưng từ 1-1-2017 toàn bộ nguồn thu của Quỹ bảo trì đường bộ đã được nộp vào ngân sách.

Việc chi quỹ bảo trì đường bộ hằng năm Tổng cục Đường bộ Việt Nam lập kế hoạch bảo trì đường bộ trên cả nước trình Bộ GTVT phê duyệt kế hoạch bảo trì đường bộ, sau đó trình Hội đồng Quỹ bảo trì đường bộ có sự tham gia của đại diện các bộ Tài chính, Kế hoạch - đầu tư, Hiệp hội Vận tải ôtô (đại diện cho người nộp phí) thông qua kế hoạch chi tiền cho kế hoạch bảo trì đường bộ.

8.100 tỉ đồng

Đó là số phí bảo trì đường bộ năm 2019 được Bộ Tài chính lên kế hoạch. Quỹ hiện đáp ứng 40-50% nhu cầu bảo trì đường bộ.

TP.HCM chỉ được hưởng 10 - 20% phí thu được

Theo Phòng quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ Sở GTVT TP.HCM, nguồn thu phí sử dụng đường bộ tại TP.HCM tăng nhanh hằng năm theo số lượng ôtô tăng. Tuy nhiên Quỹ bảo trì đường bộ trung ương cấp về lại TP.HCM quá ít.

Cụ thể, năm 2014 thu 847 tỉ đồng, nhưng Quỹ bảo trì đường bộ trung ương chỉ cấp về TP 73 tỉ đồng; năm 2017 thu 1.116 tỉ, chỉ cấp 226 tỉ đồng, năm 2018 cấp 107 tỉ đồng.

np_conluon_ql1a_huhong 2 2(read-only)

Dải phân cách trên quốc lộ 1, Q.12, TP.HCM bị hư hỏng - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Một cán bộ Phòng quản lý khai thác hạ tầng giao thông đường bộ cho biết theo nghị quyết 18 của Chính phủ, Quỹ bảo trì đường bộ trung ương sẽ cấp khoản thu phí sử dụng đường bộ với tỉ lệ là 35%/năm số tiền thu từ ôtô của TP.HCM. Nhưng thực tế TP.HCM chỉ được nhận 10 - 20%/năm. Sở GTVT đã nhiều lần kiến nghị cấp đủ phí theo nghị quyết 18 nhưng vẫn chưa năm nào được.

Sau khi tiếp nhận quỹ, Hội đồng quản lý quỹ bảo trì đường bộ do Sở GTVT làm chủ tịch ký quyết định chia kinh phí trên về các đơn vị. Bình quân mỗi năm khoảng 20 - 30 hạng mục công trình cho UBND các quận, huyện và các khu quản lý giao thông đô thị để đảm bảo giao thông, gồm các dự án sửa chữa đường, lắp đặt dải phân cách... có kinh phí từ vài trăm triệu đồng/công trình, cao nhất hơn 5 tỉ đồng/công trình.

N.ẨN

TTO - Với các lý do khác nhau, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề nghị bãi bỏ các quỹ ngoài ngân sách nêu trên.

BẢO NGỌC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

ByteDance bác tin bán TikTok cho liên doanh Mỹ

Tổng thống Trump từng tuyên bố ông sẽ tiết lộ những người mua tiềm năng của TikTok trong vòng 2 tuần.

ByteDance bác tin bán TikTok cho liên doanh Mỹ

Thành lập Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ

Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ thực hiện quản lý nhà nước trực tiếp đối với khu công nghiệp, khu chế xuất tại TP Cần Thơ.

Thành lập Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ

Hàng loạt dự án tỉ đô chuyển mình: Vốn bơm mạnh, công trường hối hả

Ngược chiều suy giảm của năm 2024, nửa đầu 2025 đánh dấu cú hích lớn trong giải ngân đầu tư công, với hàng loạt công trình tỉ đô được tăng tốc tiến độ, đẩy mạnh thi công.

Hàng loạt dự án tỉ đô chuyển mình: Vốn bơm mạnh, công trường hối hả

Dự án lấn biển Cần Giờ của Vingroup được duyệt giá đất hơn 27.300 tỉ đồng

UBND TP.HCM vừa ban hành các quyết định phê duyệt giá đất đối với 9 dự án bất động sản trên địa bàn, với tổng số tiền đất hơn 52.000 tỉ đồng.

Dự án lấn biển Cần Giờ của Vingroup được duyệt giá đất hơn 27.300 tỉ đồng

Liên danh Đèo Cả - Fecon - PowerChina - Sucgi muốn được làm metro số 2 và một số metro khác

Liên danh gồm Đèo Cả, Fecon (Việt Nam) và Tập đoàn PowerChina, Công ty Sucgi (Trung Quốc) đề xuất tham gia làm metro số 2 và các tuyến đường sắt đô thị tại TP.HCM.

Liên danh Đèo Cả - Fecon - PowerChina - Sucgi muốn được làm metro số 2 và một số metro khác

Tạm dừng sản xuất, kiểm nghiệm bún tươi đổi màu từ trắng sang đỏ ở Đà Nẵng

Phường Hòa Xuân, TP Đà Nẵng đã yêu cầu cơ sở sản xuất có bún đổi màu từ trắng sang đỏ tạm dừng sản xuất. Đồng thời lấy mẫu kiểm nghiệm số bún đổi màu.

Tạm dừng sản xuất, kiểm nghiệm bún tươi đổi màu từ trắng sang đỏ ở Đà Nẵng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar