29/03/2023 09:01 GMT+7

Bộ Quốc phòng trả lời đề xuất học sinh học xong THPT không học đại học, cao đẳng phải nhập ngũ

Bộ Quốc phòng đã có trả lời cử tri tỉnh Quảng Bình về đề xuất học sinh học xong THPT không học đại học, cao đẳng hoặc học xong đại học, cao đẳng phải nhập ngũ.

Bộ Quốc phòng trả lời đề xuất học sinh học xong THPT không học đại học, cao đẳng phải nhập ngũ - Ảnh 1.

Thanh niên lên đường nhập ngũ ở Hà Nội năm 2023 - Ảnh: NAM TRẦN

Không thống nhất khi xét duyệt đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ ở địa phương

Cử tri nêu hiện việc tuyển nghĩa vụ quân sự gặp nhiều khó khăn do thanh niên sẵn sàng, tự nguyện nhập ngũ không nhiều vì lý do như đi xuất khẩu lao động, sức khỏe không đảm bảo, nhập học... đã làm ảnh hưởng đến chất lượng, số lượng tuyển quân hằng năm.

Cử tri đề nghị Bộ Quốc phòng xem xét trình sửa đổi Luật nghĩa vụ quân sự để phù hợp với thực tiễn.

Theo đó cần mở rộng đối tượng nhập ngũ, như học sinh sau khi học xong THPT không học các trường đại học, cao đẳng hoặc sau khi học xong chương trình đại học, cao đẳng cần phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Đồng thời cần sửa đổi tiêu chuẩn về khám tuyển nhập ngũ, nâng phụ cấp đối với tân binh nhập ngũ sau 2 năm thực hiện nghĩa vụ có khoản kinh phí để tháo gỡ khó khăn và có chế tài xử lý những đối tượng trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Trả lời nội dung này, Bộ Quốc phòng cho hay Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 và các văn bản đã quy định rõ các nội dung cơ bản về đăng ký nghĩa vụ quân sự, đối tượng tạm hoãn, miễn gọi nhập ngũ trong thời bình.

Cạnh đó, quy định việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ; tiêu chuẩn tuyển chọn về độ tuổi gọi nhập ngũ, sức khỏe, văn hóa, chính trị, đạo đức; chế độ chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ và thân nhân; chế tài xử phạt...

Thực hiện luật, hằng năm việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ để bổ sung quân số cho các đơn vị thường trực và thay quân theo luật định, tạo nguồn lực lượng dự bị động viên hùng hậu, chất lượng cao...

Qua sơ kết, nghiên cứu, rà soát 6 năm thực hiện luật cũng như thực tiễn, quá trình triển khai thực hiện đã có những khó khăn, vướng mắc.

Trong đó về tạm hoãn gọi nhập ngũ, có nội dung chưa được cụ thể, thiếu chi tiết, dẫn đến không thống nhất trong quá trình thực hiện xét duyệt đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ ở địa phương.

Cạnh đó, chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân đã được các cấp, các ngành quan tâm.

Song so sánh với thu nhập chung của người lao động và mặt bằng đời sống của toàn xã hội chưa bảo đảm công bằng so với các đối tượng tương đương, nhất là công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước và người lao động.

Đồng thời mức trợ cấp xuất ngũ thấp, trong khi công dân nhập ngũ phải gác lại việc học tập, lao động sản xuất, hôn nhân gia đình trong khoảng thời gian trước, trong và sau khi nhập ngũ.

Bộ Quốc phòng nêu rõ sẽ tiếp thu, nghiên cứu, xem xét, chỉ đạo cơ quan chức năng rà soát, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất Chính phủ, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội sửa đổi, bổ sung luật theo chương trình soạn thảo luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.

Đồng thời, hoàn chỉnh hệ thống văn bản liên quan lĩnh vực nghĩa vụ quân sự bảo đảm thống nhất, đồng bộ trong triển khai thực hiện.

Khám tuyển nghĩa vụ quân sự còn vướng mắc, bất cập

Liên quan đề nghị sửa quy định khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự để tránh loại nhầm, Bộ Quốc phòng cho biết, thời gian qua việc tổ chức khám sức khỏe tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ được các địa phương, đơn vị phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ.

Kết quả tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ hằng năm đều đạt 100% chỉ tiêu giao, bảo đảm chất lượng, đúng pháp luật. Riêng sức khỏe loại 1, loại 2 luôn đạt trên 60%.

Song quá trình tổ chức thực hiện khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự đã bộc lộ những vướng mắc, bất cập, nhất là việc tổ chức triển khai thực hiện.

Thực tế công tác này ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức, còn để công dân không đủ điều kiện, tiêu chuẩn sức khỏe nhập ngũ vào quân đội như: di chứng chấn thương để lại, có sẹo bỏng lớn; chấn thương sọ não chưa phục hồi; dương tính với ma túy, tâm thần...; sau phúc tra tiêu chuẩn chiến sĩ mới, phải bù đổi, loại trả.

Từ những vấn đề trên, theo đề nghị của Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế đã ban hành quyết định và chỉ đạo xây dựng dự thảo thông tư mới quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Theo đó, các nội dung địa phương, đơn vị đề nghị sẽ được nghiên cứu xem xét, đưa vào thông tư quy định cho phù hợp...

Bộ Quốc phòng nói về đề xuất tạm hoãn nghĩa vụ quân sự với học sinh trung cấp

Bộ Quốc phòng đã có trả lời các đề xuất tạm hoãn nghĩa vụ quân sự với học sinh trung cấp và giảm thời gian phục vụ tại ngũ từ 24 tháng xuống còn 12 tháng.





Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch UBND TP.HCM tiếp tục đôn đốc giải ngân đầu tư công

Chủ tịch Nguyễn Văn Được yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, địa phương phải đề cao trách nhiệm, chịu trách nhiệm giải ngân đầu tư công.

Chủ tịch UBND TP.HCM tiếp tục đôn đốc giải ngân đầu tư công

Thời tiết hôm nay 15-5: Nam Bộ mưa chiều, Bắc Bộ mưa đêm

Hôm nay 15-5, các tỉnh thành Bắc Bộ và Nam Bộ thời tiết có mưa to vài nơi, mưa tập trung từ chiều tối đến sáng.

Thời tiết hôm nay 15-5: Nam Bộ mưa chiều, Bắc Bộ mưa đêm

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo kiểm tra vụ ngang nhiên xây dựng trái phép dưới chân cầu Nhật Tân

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh giao UBND huyện Đông Anh chủ trì, phối hợp đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra, làm rõ thông tin 'Ngang nhiên san lấp, xây dựng trái phép dưới chân cầu Nhật Tân' mà báo Tuổi Trẻ phản ánh.

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo kiểm tra vụ ngang nhiên xây dựng trái phép dưới chân cầu Nhật Tân

Mang chim trời đến quán cà phê phải có giấy tờ: Kiểm lâm nói gì?

Ông Lê Ngọc Tuấn, chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm TP Huế, chia sẻ với Tuổi Trẻ Online về chuyện mang chim trời đến quán cà phê và việc chứng minh nguồn gốc của chim.

Mang chim trời đến quán cà phê phải có giấy tờ: Kiểm lâm nói gì?

Đánh giá cán bộ, công chức theo KPI, bỏ tư duy biên chế suốt đời

Chính phủ quy định cụ thể tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức công khai, minh bạch, chính xác theo kết quả định lượng theo vị trí việc làm và đảm bảo nguyên lý không có tư duy biên chế suốt đời.

Đánh giá cán bộ, công chức theo KPI, bỏ tư duy biên chế suốt đời

Vụ cựu cục trưởng nhận hối lộ, tiếp tay cho hàng giả: 'Gián tiếp đầu độc người dân'

Đề cập vụ cựu cục trưởng và 4 cán bộ khác nhận hối lộ, tiếp tay cho hàng giả, đại biểu Phạm Văn Hòa nói đó không khác gì việc gián tiếp đầu độc người dân.

Vụ cựu cục trưởng nhận hối lộ, tiếp tay cho hàng giả: 'Gián tiếp đầu độc người dân'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar