31/01/2023 11:27 GMT+7

Bộ Quốc phòng đề xuất sửa Luật nghĩa vụ quân sự

Bộ Tư pháp đang xây dựng dự thảo trình Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, trong đó có nghiên cứu, sửa đổi Luật nghĩa vụ quân sự 2015.

Bộ Quốc phòng đề xuất sửa Luật nghĩa vụ quân sự - Ảnh 1.

Các tân binh nhập ngũ năm 2020 tại Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN

Theo dự thảo, Bộ Quốc phòng kiến nghị Chính phủ giao bộ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, đề xuất báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 trong nhiệm kỳ khóa XV. 

Dự kiến trình Chính phủ xem xét tháng 12-2023. Trình Quốc hội xem xét, thông qua Chương trình lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024. Trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5-2025), thông qua tại kỳ họp thứ 10 (tháng 10-2025).

Căn cứ của đề xuất này là sau 6 năm thi hành luật đã có những vướng mắc, bất cập. Trong đó có quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự khi thay đổi nơi cư trú hoặc nơi làm việc, học tập.

Quy định hiện hành công dân nam đủ 17 tuổi trong năm phải trực tiếp đến cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự. Công dân trúng tuyển cao đẳng, đại học khi nhập học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.

Công dân khi thay đổi nơi cư trú, nơi làm việc trong thời hạn 10 ngày phải làm thủ tục di chuyển đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Tuy nhiên đối chiếu với các quy định của pháp luật có liên quan (Luật cư trú) và thực tiễn cho thấy quá trình thực hiện việc đăng ký di chuyển nghĩa vụ quân sự gặp bất cập.

Trong đó còn tình trạng công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự không đăng ký di chuyển nghĩa vụ quân sự từ địa phương nơi đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đến nơi làm việc mới. 

Với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, công tác đăng ký, quản lý nghĩa vụ quân sự chưa thành nề nếp, thực hiện đăng ký di chuyển nghĩa vụ quân sự khi nhập học và đăng ký di chuyển sau khi tốt nghiệp về địa phương, đến nơi làm việc hoặc thôi học chưa chặt chẽ.

Qua đó, tạo kẽ hở để một số công dân trong độ tuổi nhập ngũ trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Cạnh đó là bất cập về số lần gọi nhập ngũ trong năm. Theo đó, hằng năm tổ chức tuyển quân một đợt trong năm đã tạo thuận lợi cho địa phương giao quân, hạn chế đơn thư liên quan về tạm hoãn nghĩa vụ quân sự tại ngũ dịp công dân trúng tuyển đại học, cao đẳng nhập học.

Do đó, việc tuyển quân một đợt trong năm dẫn đến tình trạng một số đơn vị quân, binh chủng kỹ thuật thiếu hạ sĩ quan, binh sĩ là nhân viên chuyên môn kỹ thuật (trong khoảng thời gian huấn luyện chiến sĩ mới và thời gian đào tạo chuyên môn kỹ thuật) nhiều hơn so với tuyển quân hai đợt/năm. 

Tuy nhiên nếu thực hiện tuyển quân hai đợt trong năm cũng không khắc phục được triệt để tình trạng trên và còn gây xáo trộn, tốn kém.

Đặc biệt sẽ phát sinh nhiều đơn thư liên quan đến tạm hoãn nghĩa vụ quân sự tại ngũ vào thời điểm tuyển quân đợt hai như trước khi có luật (tuyển quân 2 đợt/năm).  

Về quy định về tạm hoãn gọi nhập ngũ cũng có bất cập. Quy định hiện nay là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động thì được xem xét tạm hoãn gọi nhập ngũ.  

Tuy nhiên, quy định “người không còn khả năng lao động” thiếu chi tiết, dẫn đến không thống nhất trong quá trình thực hiện xét duyệt đối tượng tạm hoãn gọi nhập ngũ, ảnh hưởng công bằng xã hội. 

Vì người không còn khả năng lao động, được hiểu là người suy giảm % khả năng lao động, cũng có thể hiểu là người đã hết tuổi lao động, có lương hưu, không có lương hưu...

Cùng với đó quy định công dân đang được đào tạo trình độ đại học, cao đẳng hệ chính quy sẽ được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo. 

Song những trường hợp được gia hạn học thêm, lưu ban, nợ môn, thi lại tốt nghiệp chưa được quy định cụ thể, dẫn đến tình trạng công dân lợi dụng để trốn tránh gọi nhập ngũ… 

Về thẩm quyền gọi khám, tiêu chuẩn sức khỏe đối với công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân cũng gây bất cập về chất lượng giao, nhận quân.

Tạo kẽ hở để lọt nguồn gọi nhập ngũ, khó khăn trong quá trình giao chỉ tiêu gọi nhập ngũ.

Bộ Quốc phòng nói gì về đề nghị 'tất cả thanh niên đến tuổi phải đi nghĩa vụ quân sự'?

Cử tri tỉnh Thái Bình đề nghị tất cả nam thanh niên đến tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự rồi mới được đi học đại học, học nghề. Bộ Quốc phòng đã có trả lời việc này.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đấu thầu xe buýt để nâng chất lượng phục vụ hành khách

TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2030, 100% xe buýt sử dụng năng lượng xanh, năng lượng điện.

Đấu thầu xe buýt để nâng chất lượng phục vụ hành khách

Người lái drone cứu 2 em nhỏ giữa sông nói vừa cứu vừa... run

Chính quyền xã Ia Tul (Gia Lai) đang lập hồ sơ đề xuất khen thưởng anh Trần Văn Nghĩa, người điều khiển máy bay phun thuốc sâu cứu hai em nhỏ.

Người lái drone cứu 2 em nhỏ giữa sông nói vừa cứu vừa... run

Điều kiện để người hoạt động không chuyên trách cấp xã được tiếp nhận vào công chức

Quy định bổ sung 3 trường hợp được tiếp nhận vào công chức, trong đó có người hoạt động không chuyên trách cấp xã.

Điều kiện để người hoạt động không chuyên trách cấp xã được tiếp nhận vào công chức

Địa chỉ trụ sở 129 xã, phường mới tại Ninh Bình từ 1-7

Từ 1-7-2025, Ninh Bình hợp nhất với tỉnh Nam Định và tỉnh Hà Nam, lấy tên là tỉnh Ninh Bình. Dưới đây là trụ sở 129 xã phường và công an xã phường tại tỉnh Ninh Bình mới.

Địa chỉ trụ sở 129 xã, phường mới tại Ninh Bình từ 1-7

Quy định mới về số lượng, cơ cấu tỉ lệ các bậc thẩm phán Tòa án nhân dân

Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quy định mới về số lượng, cơ cấu tỉ lệ các bậc thẩm phán Tòa án nhân dân.

Quy định mới về số lượng, cơ cấu tỉ lệ các bậc thẩm phán Tòa án nhân dân

Hộ dân xây tường ngăn giữa sân trường, bức xúc vì 4 đời chủ tịch xã vẫn chưa thể cấp đổi đất

UBND xã chưa thực hiện đổi và cấp đất cho gia đình như thỏa thuận, một người dân bức xúc, xây bức tường trong sân trường mầm non của xã.

Hộ dân xây tường ngăn giữa sân trường, bức xúc vì 4 đời chủ tịch xã vẫn chưa thể cấp đổi đất
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar