31/08/2021 15:59 GMT+7

Bộ Quốc phòng Nhật đề xuất chi 50 tỉ USD mua vũ khí đối phó Trung Quốc, Triều Tiên

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Nếu được thông qua, đây sẽ là ngân sách quốc phòng cao kỷ lục, giúp Lực lượng phòng vệ Nhật Bản có thêm 5 tàu chiến, 1 tàu ngầm tự đóng trong nước và 12 máy bay chiến đấu tàng hình F-35 từ Mỹ.

Bộ Quốc phòng Nhật đề xuất chi 50 tỉ USD mua vũ khí đối phó Trung Quốc, Triều Tiên - Ảnh 1.

Tiêm kích tàng hình F-35 của Nhật Bản - Ảnh chụp màn hình

Trong bản yêu cầu ngân sách được công bố ngày 31-8, Bộ Quốc phòng Nhật Bản nhấn mạnh việc tăng chi tiêu quân sự là cần thiết nhằm đảm bảo năng lực phòng thủ quốc gia.

Cơ quan này đề xuất ngân sách quốc phòng cho năm tài khóa bắt đầu từ ngày 1-4-2022 là 5,48 ngàn tỉ yen (tương đương 49,93 tỉ USD), tăng khoảng 2,6% so với ngân sách quốc phòng của năm tài khóa 2021.

Các yêu cầu chi tiêu lớn bao gồm 130 tỉ yen cho 12 máy bay chiến đấu tàng hình F-35 do Mỹ chế tạo, trong đó có 4 chiếc F-35B có khả năng cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng. Số F-35B này sẽ được biên chế cho các tàu sân bay trực thăng đang được hoán cải.

Bộ Quốc phòng Nhật cũng yêu cầu chi 105 tỉ yen trong năm 2022 cho chương trình phát triển máy bay chiến đấu nội địa thế hệ mới. Dự án đang giao cho Tập đoàn Công nghiệp nặng Mitsubishi, dự kiến hoàn tất vào năm 2030 với chi phí khoảng 40 tỉ USD.

Lực lượng phòng vệ Nhật cũng muốn có các tàu chiến nhỏ gọn mới, phù hợp cho việc bảo vệ các đảo xa xôi cũng như các tên lửa tầm xa, đủ sức tấn công các căn cứ trên lãnh thổ chính của kẻ thù.

Ông Takesada Hideshi, chuyên gia quốc phòng kiêm giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Takushoku, nhận định việc Nhật tăng sức mạnh quân sự là vì lo ngại các mối đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc và Triều Tiên. 

"Sức mạnh quân sự của Trung Quốc đang phát triển nhanh hơn chúng ta tưởng. Trong khi đó, các mối đe dọa từ sự phát triển tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên chưa bao giờ thực sự giảm bớt", ông Takesada nói với Hãng thông tấn AFP.

Ngân sách quốc phòng ngày càng tăng của Nhật Bản cũng là kết quả việc Mỹ yêu cầu Tokyo phải có vai trò lớn hơn trong an ninh khu vực, theo chuyên gia Takesada.

Bộ Tài chính Nhật sẽ xem xét và có thể điều chỉnh yêu cầu ngân sách của Bộ Quốc phòng trước khi gửi lên nội các của Thủ tướng Suga Yoshihide để phê duyệt.

Hãng tin Reuters bình luận việc tăng chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản sẽ không thể theo kịp ngân sách quốc phòng ngày càng phình to của Trung Quốc. Chi tiêu quân sự của Bắc Kinh hiện chỉ đứng sau Mỹ và gấp 4 lần Nhật Bản.

Theo Reuters, chính quyền Nhật nhận thức được việc này và không tập trung chạy đua với Trung Quốc.

Chiến lược của Tokyo là xây dựng một lực lượng được trang bị những thiết bị mới nhất để ngăn chặn Bắc Kinh có các động thái phiêu lưu quân sự, đặc biệt tại các khu vực đang tranh chấp ở Đông Á.

Nhật có kế hoạch triển khai tên lửa gần Đài Loan

TTO - Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã lên kế hoạch triển khai các tên lửa diệt hạm và phòng không cùng 500-600 binh sĩ trên đảo Ishigaki, vốn nằm trên chuỗi đảo khống chế đường ra - vào Thái Bình Dương của quân đội Trung Quốc.

BẢO DUY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Các lệnh trừng phạt này nhắm vào 'hạm đội bóng tối' gồm các tàu chở dầu và các công ty tài chính của Nga, nhằm hạn chế nguồn lực chiến tranh của Matxcơva.

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Video Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nắm chặt ngón trỏ Tổng thống Pháp trong suốt 13 giây, bất chấp sự không thoải mái thấy rõ của đối phương, gây sốt mạng xã hội.

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Nga thả tàu rời cảng Estonia, căng thẳng Biển Baltic có dấu hiệu hạ nhiệt

Estonia thông báo tàu chở dầu Green Admire được cho bị Nga 'bắt giữ' trong lãnh hải nước này đã được thả, dấu hiệu cho thấy căng thẳng Biển Baltic phần nào hạ nhiệt.

Nga thả tàu rời cảng Estonia, căng thẳng Biển Baltic có dấu hiệu hạ nhiệt

Video xúc động về cựu binh hát trong chương trình tài năng Mỹ là sản phẩm của AI

Đoạn video xúc động về cựu binh Thế chiến 2 hát tưởng nhớ người bạn gây sốt mạng xã hội Mỹ, nhưng đây thực chất lại chỉ là sản phẩm dàn dựng bằng công nghệ AI tinh vi.

Video xúc động về cựu binh hát trong chương trình tài năng Mỹ là sản phẩm của AI

Philippines: Tổng thống Marcos mở lối giảng hòa với gia tộc Duterte

Tổng thống Philippines chủ trương "thêm bạn, bớt thù", muốn sử dụng ba năm còn lại của nhiệm kỳ để tập trung thực hiện chương trình nghị sự.

Philippines: Tổng thống Marcos mở lối giảng hòa với gia tộc Duterte

Mỹ thực hiện thành công ca ghép bàng quang đầu tiên trên người

Một nhóm bác sĩ tại miền Nam California, Mỹ vừa thực hiện ca cấy ghép bàng quang đầu tiên trên người, mở ra hy vọng mới cho bệnh nhân mắc các bệnh lý bàng quang nghiêm trọng và khó điều trị.

Mỹ thực hiện thành công ca ghép bàng quang đầu tiên trên người
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar