13/04/2025 13:05 GMT+7

Bỏ phố về quê vì hai tiếng gia đình

Chị H. (42 tuổi) hiện sống cùng mẹ và con trai tại một xã vùng cao của Bình Định. Kể về quyết định bỏ phố về quê hơn 6 năm trước của mình, chị H. thoáng bồi hồi nhưng khẳng định không hối hận.

về quê - Ảnh 1.

Công việc không còn quá áp lực vì phải chạy doanh số, KPI như trước, giúp chị có thêm thời gian làm vườn, thực hiện những điều mình thích - Ảnh: NVCC

Chị H. vốn là chuyên viên của một ngân hàng lớn, thuộc chi nhánh TP.HCM. Nguồn lương tương đối ổn định hằng tháng không thể giúp chị mua được một căn nhà tại TP.HCM khi giá nhà đất quá cao.

Gia đình chị thuộc hộ khó khăn trong xã. Chị là con cả, sau chị có 4 đứa em. Nhà chị chẳng có nguồn thu ổn định, ngoài việc đánh bắt cá xa bờ của người cha. 

Sau khi cha chị qua đời đột ngột trên biển, gánh nặng gia đình đè lên vai chị, lúc mấy đứa em còn nhỏ và người mẹ đã đau ốm triền miên hơn chục năm trời.

Bao khoản lương thưởng đều để chi trả sinh hoạt phí, khiến chị chẳng có nổi mấy đồng tiết kiệm. Sau này khi kết hôn, sinh con, rồi chẳng may ly hôn vì bất đồng quan điểm, chị một mình nuôi con mà không nhận được trợ cấp từ chồng. 

Người phụ nữ đơn thân với nguồn thu chỉ duy nhất từ nghề chính dần trở nên kiệt quệ. Đứa trẻ cần tới trường, và chị thì còn ở trọ, không có KT3. Thế là chị đành gửi con về quê cho mẹ cùng em gái chăm hộ.

Quãng thời gian xa con khiến chị hay mắc chứng lo âu. Những lần con ốm, mẹ ốm, một mình em gái chăm sóc thay chị cũng khiến chị rất áy náy. Ngoài tiền bạc, công sức, còn là thời gian của người thân. 

Đứa trẻ lớn dần, cũng cần người ở bên dạy bảo, đưa đón đi học. Khi em gái chuẩn bị kết hôn, không thể ở nhà chăm con giùm chị được nữa, chị quyết định nghỉ việc trong thành phố, về quê sống cùng con trai và mẹ già. Bỏ công việc khá tốt ở phố để về quê là một quyết định khó khăn, nhưng bắt buộc phải lựa chọn.

Sau khi về quê, thời gian đầu chị khá hụt hẫng, bởi công việc mới ngoài quê có mức lương thấp hơn rất nhiều so với công việc cũ ở phố. Nhịp sống ở quê với những công việc vườn tược, quan hệ cùng chòm xóm láng giềng cũng khiến chị bỡ ngỡ. Tuy nhiên, sau một thời gian thích nghi, tự điều chỉnh, chị đã dần hòa nhập và yêu thích với nhịp sống mới. Chị có thời gian chơi với con, chăm mẹ già.

Công việc không còn quá áp lực vì phải chạy doanh số, KPI như trước, giúp chị có thêm thời gian làm vườn, nuôi gà và thực hiện những điều mình thích. Nước lấy từ giếng, rau hái ngoài vườn, trứng gà tự nuôi, khiến những chi phí thuê trọ, điện nước, thức ăn hồi còn ở phố được cắt giảm rất nhiều. Vì vậy, tuy thu nhập giảm đi nhưng chất lượng cuộc sống của chị lại được nâng cao hơn. Chị thấy vui với những điều bình dị mình làm mỗi ngày.

Có lẽ chỉ bản thân mình mới biết đâu là thứ phù hợp. Phố hay quê, lựa chọn đi hay ở, đều không có một công thức riêng. Biết chấp nhận và hài lòng với thứ mình có đã là một dạng hạnh phúc.

Bỏ phố về quê và những cơ hội rộng mở

Bỏ phố về quê không chỉ giúp cá nhân người lao động nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn góp phần vào sự phát triển xã hội.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thượng úy công an góp phần mang 'hạnh phúc' đến với trẻ em vùng cao

Gắn bó với dự án Hạnh phúc cho em từ những ngày đầu, thượng úy Lê Cao Thiên cùng đồng đội đã lan tỏa hành trình đầy nhân văn, biến khát vọng dựng trường, dựng tương lai cho trẻ em vùng cao Sơn La thành hiện thực.

Thượng úy công an góp phần mang 'hạnh phúc' đến với trẻ em vùng cao

Xây công trình biểu tượng ở Bảo tàng Lịch sử quân sự theo lệnh khẩn cấp của bộ trưởng Quốc phòng

Đại tướng Phan Văn Giang yêu cầu các đơn vị xây dựng công trình khu biểu tượng ghi nhận sự hỗ trợ, giúp đỡ của các nước trong các cuộc kháng chiến của Việt Nam, theo lệnh xây dựng công trình khẩn cấp của bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Xây công trình biểu tượng ở Bảo tàng Lịch sử quân sự theo lệnh khẩn cấp của bộ trưởng Quốc phòng

Chàng trai quăng xe, lao tới cứu cháu bé trước mũi tàu hỏa

Trong lúc đi làm về, phát hiện cháu bé đang loạng choạng ở đường ray không lùi lại được, trong khi tàu hỏa đang đến gần, Nam quăng xe lao tới kéo cháu bé ra.

Chàng trai quăng xe, lao tới cứu cháu bé trước mũi tàu hỏa

30 tuổi 30 lần hiến máu: 'Chọn hiến máu để mang lại sự sống'

Trong bối cảnh cả nước thiếu nguồn máu dự trữ, nhiều bạn trẻ ở TP.HCM tham gia hiến máu cứu người. Có bạn vượt qua nỗi sợ hãi lần đầu hiến máu, có bạn hiến máu 30 lần...

30 tuổi 30 lần hiến máu: 'Chọn hiến máu để mang lại sự sống'

Giữa trưa nắng, người dân đến trải bạt ở bờ sông Hàn ‘xí chỗ’ xem chung kết pháo hoa

Trưa 12-7, hàng trăm người dân và du khách đã đổ về hai bờ sông Hàn (TP Đà Nẵng) để chọn chỗ đẹp xem chung kết Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2025, giữa đội chủ nhà Việt Nam và đội Trung Quốc.

Giữa trưa nắng, người dân đến trải bạt ở bờ sông Hàn ‘xí chỗ’ xem chung kết pháo hoa

30 máy bay sẽ bay chào mừng diễu binh dịp Quốc khánh

Theo kế hoạch, 9 tốp bay với 30 máy bay sẽ có màn bay chào mừng trong lễ kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2-9 (A80).

30 máy bay sẽ bay chào mừng diễu binh dịp Quốc khánh
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar