11/10/2024 15:31 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bộ Nông nghiệp nói gì về kiến nghị xây hồ trữ nước ngọt quy mô lớn ở Đồng bằng sông Cửu Long?

Cử tri tỉnh An Giang kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đầu tư xây dựng hồ trữ nước ngọt với quy mô lớn cho Đồng bằng sông Cửu Long.

Bộ Nông nghiệp nói gì về kiến nghị xây hồ trữ nước ngọt quy mô lớn ở đồng bằng sông Cửu Long? - Ảnh 1.

Hồ Ba Tri (Bến Tre) cạn trơ đáy trong mùa khô 2020 - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có công văn trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh An Giang về đầu tư hệ thống trữ nước ngọt và đầu tư xây dựng hồ trữ nước ngọt với quy mô lớn cho Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo cử tri tỉnh An Giang, hiện nay biến đổi khí hậu và tình hình thời tiết diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến nguồn nước của Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh An Giang nói riêng.

Mực nước ở các sông, kênh cấp nguồn xuống thấp và rất thấp đã gây ra sạt lở, sụt lún các cơ sở hạ tầng, thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất của người dân.

Mặt khác tình trạng xâm nhập mặn vào đất liền ngày càng sâu, gây thoái hóa, hư hại đất làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, đa dạng sinh học, tác động đến cuộc sống, sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Sắp có thêm hồ chứa nước ngọt 80 triệu m3

Đối với kiến nghị đầu tư hệ thống trữ nước ngọt để bổ sung vào lượng nước bị thiếu hụt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết bộ đã chỉ đạo và các địa phương tổ chức triển khai theo các hình thức trữ chủ yếu như trữ nước trong mương vườn bằng cách lên liếp, tạo mương trữ nước giữa các hàng cây.

Trữ nước bằng cách đào ao, bể phân tán quy mô hộ, nhóm hộ gia đình, trữ nước trên ruộng (đối với cây lúa) và trữ nước trong lu, vại, bể (phục vụ cấp nước sinh hoạt).

Trữ nước trong hệ thống kênh rạch, theo tính toán của các đơn vị tư vấn của bộ, tổng lượng nước có thể trữ trong hệ thống kênh, rạch các cấp của hệ thống thủy lợi Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 2,5 - 3 tỉ m3 nếu được đầu tư thêm công trình thủy lợi nội đồng và thực hiện linh hoạt quy trình vận hành.

Điển hình, hệ thống thủy lợi bắc Bến Tre hiện đang được đầu tư, khi hoàn thiện thì sông Ba Lai sẽ trở thành 1 hồ chứa nước ngọt với dung tích khoảng 80 triệu m3.

Hiện nay, bộ đang chỉ đạo đầu tư xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt tại các vùng khan hiếm nước, xâm nhập mặn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2026 để cấp nước cho người dân thường xuyên bị thiếu nước sinh hoạt do ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Nghiên cứu xây cống Vàm Cỏ, Hàm Luông

Đối với kiến nghị đầu tư xây dựng hồ trữ nước ngọt với quy mô lớn cho Đồng bằng sông Cửu Long, bộ đánh giá đây là khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng và mạng lưới sông, kênh, rạch dày đặc, việc xây dựng các hồ chứa quy mô lớn trong vùng cũng đã được nghiên cứu bước đầu.

Tuy nhiên, một số vấn đề khá khó khăn cần nghiên cứu sâu hơn để giải quyết, như việc trữ nước quy mô lớn cần giải phóng mặt bằng với diện tích đất rất lớn (đa số là đất canh tác lúa 2-3 vụ/năm), chất lượng nước sẽ bị ảnh hưởng ở những khu vực đất phèn, đất mặn và tốc độ bốc hơi lớn.

Cùng với đó là khó khăn trong đảm bảo an toàn công trình trữ nước (nhất là vào mùa lũ) và trong công tác quản lý, vận hành, khai thác do phải chuyển nước đến vùng khô hạn cách xa hồ chứa nước (phải dùng bơm và các công trình chuyển nước qua các hệ thống sông, kênh, rạch trong vùng).

Một trong những giải pháp được đề xuất hiện nay là xây dựng các hồ trữ nước phân tán để phục vụ nhu cầu tại chỗ, các hồ chứa này chủ yếu được tận dụng các đoạn kênh đã có hoặc các khu đất trũng, ngập nước để giảm bớt diện tích đất sử dụng.

Điển hình như hồ chứa kênh Lấp (tỉnh Bến Tre), hồ chứa nước huyện U Minh (tỉnh Cà Mau), hồ Vị Thủy (tỉnh Hậu Giang)…

Về lâu dài Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục nghiên cứu giải pháp xây dựng các cống lớn kiểm soát cửa sông Cửu Long như cống Vàm Cỏ, cống Hàm Luông…

Khi đó các sông chính sẽ đóng vai trò như những hồ chứa nước để phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho người dân.

Bộ cũng đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang kiến nghị UBND tỉnh An Giang chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tại Chiến lược phát triển trồng trọt và các chính sách hỗ trợ ngành trồng trọt trong chuyển đổi sản xuất nông nghiệp.

Đồng thời, chủ động bố trí và lồng ghép các nguồn lực đầu tư xây dựng mới, sửa chữa, nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi, công trình cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh để phục vụ sản xuất và sinh hoạt thích ứng với biến đổi khí hậu.

Giải pháp đảm bảo nước ngọt khi Campuchia xây kênh đào Phù Nam Techo

Cử tri Tiền Giang kiến nghị tiếp tục có nhiều giải pháp để đảm bảo nguồn nước ngọt cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới, khi Campuchia khởi công dự án kênh đào Phù Nam Techo.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khách phải đền 4,8 triệu đồng vì hút thuốc lá làm thủng nệm khách sạn

Một du khách nghỉ ở khách sạn Cửa Lò, Nghệ An hút thuốc lá làm thủng nệm, phía khách sạn yêu cầu đền 4,8 triệu đồng.

Khách phải đền 4,8 triệu đồng vì hút thuốc lá làm thủng nệm khách sạn

Bà Điểm - xã đông dân bậc nhất TP.HCM: 2 ngày sau sáp nhập đã giải quyết hơn 600 hồ sơ

Sau sáp nhập, xã Bà Điểm (TP.HCM) là một trong những xã đông dân nhất tại TP.HCM. Trong hai ngày (1 và 2-7), Trung tâm phục vụ hành chính công xã Bà Điểm đã giải quyết 610 hồ sơ của người dân.

Bà Điểm - xã đông dân bậc nhất TP.HCM: 2 ngày sau sáp nhập đã giải quyết hơn 600 hồ sơ

Từ tháng 7: Thăng chức, tăng lương, thưởng cho công chức theo kết quả KPI

Công chức sẽ được xếp loại trên cơ sở đánh giá bằng các tiêu chí gắn với tiến độ, số lượng, chất lượng của kết quả theo vị trí việc làm (KPI).

Từ tháng 7: Thăng chức, tăng lương, thưởng cho công chức theo kết quả KPI

49 điểm làm căn cước ở TP.HCM sau sáp nhập với tỉnh Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu

Sau khi tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu sáp nhập vào TP.HCM, hiện tại TP.HCM mới có 49 điểm thu nhận, cấp căn cước, sẵn sàng phục vụ người dân.

49 điểm làm căn cước ở TP.HCM sau sáp nhập với tỉnh Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu

Sun Group đề xuất làm đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa, trình chủ trương đầu tư tháng 10-2025

Ngoài dự án Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa, Sun Group cũng đã đề xuất một số dự án có quy mô lớn, hiện đại với mong muốn góp phần phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM.

Sun Group đề xuất làm đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa, trình chủ trương đầu tư tháng 10-2025

Cụ thể hóa đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số cho đội ngũ giảng viên

Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương triển khai cụ thể hóa nghị quyết phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số cho đội ngũ giảng viên.

Cụ thể hóa đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số cho đội ngũ giảng viên
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar