18/10/2023 11:18 GMT+7

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị điều tra thông tin xuyên tạc nội dung sách giáo khoa

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra nguồn gốc thông tin đang lan truyền trên mạng, đồng thời làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức đăng tải, xuyên tạc.

Hình ảnh đang lan truyền trên mạng xã hội. Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định bài đồng dao "Giã gạo thổi cơm" không có trong sách giáo khoa - Ảnh: MOET

Hình ảnh đang lan truyền trên mạng xã hội. Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định bài đồng dao "Giã gạo thổi cơm" không có trong sách giáo khoa - Ảnh: MOET

Hiện nay, trên mạng xã hội lan truyền nhiều thông tin về một số nội dung được cho là ngữ liệu trong sách giáo khoa như: "Giã gạo thổi cơm", "Bắn tung tóe", "Bạn An dũng cảm", "Bé xách đỡ mẹ", "Vẽ gì khó"...

Trong đó, ngữ liệu trong "Giã gạo thổi cơm" đã dạy trẻ như sau: "Giã gạo thổi cơm trưa/ Còn thừa để đến tối/ Ai vay thì nói dối/ Nhà tôi hết gạo rồi/ Chống cối lên!".

Các bài viết đăng tải trên mạng đều đính kèm trang sách có thông tin ngữ liệu, tạo nhiều tranh cãi. Đa số ý kiến cho rằng những ngữ liệu này không phù hợp và ảnh hưởng đến tư duy của học sinh.

"Những hình ảnh khiến người ta phải giật mình khi sách giáo khoa sao lại dạy trẻ nói dối, vô cảm như vậy?", một phụ huynh đặt câu hỏi.

Các ngữ liệu lan truyền trên mạng xã hội được cho là ngữ liệu nằm trong sách giáo khoa - Ảnh: MOET

Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lên tiếng, khẳng định các ngữ liệu đang gây tranh cãi trên là những nội dung không có trong sách giáo khoa hiện hành đang được thực hiện giảng dạy tại các nhà trường.

"Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra nguồn gốc thông tin trên, đồng thời làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức đăng tải, xuyên tạc", Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin.

Theo đó, các ngữ liệu đang gây tranh cãi nằm rải rác ở một số cuốn sách, truyện khác, không nằm trong sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Cụ thể, ngữ liệu trong "Giã gạo thổi cơm" thực tế nằm trong cuốn "Nựng nựng nà nà" thuộc bộ "Đồng dao cho bé" của NXB Kim Đồng.

Còn bài "Vẽ gì khó" hay "Bé xách đỡ mẹ" cùng nằm trong sách tiếng Việt 1 công nghệ giáo dục từng được sử dụng trong một số trường theo chương trình cũ.

Dư luận mạng tranh cãi về bài thơ "Bắt nạt"

Sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 gồm ba bộ là Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo và Cánh Diều, được đưa vào sử dụng từ năm 2020.

Hiện các khối lớp từ 1 đến 4, 6 đến 8 và lớp 10, 11 đã học theo chương trình và sách giáo khoa mới.

Vài ngày qua, dư luận mạng cũng đã có những tranh luận xoay quanh bài thơ "Bắt nạt" của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 6 thuộc bộ sách "Kết nối tri thức với cuộc sống".

Câu chuyện này từng thu hút sự quan tâm của dư luận vào năm 2021. Những tranh cãi hiện tại cũng chỉ xoay quanh các ý kiến cho rằng bài thơ "khiêu khích sân si, thách thức lòng thù hận", "xui dại trẻ nhỏ", "mới lớp 6 đã hip hop", "mù tạt là gì?"…, không phù hợp đưa vào chương trình sách giáo khoa.

Sách giáo khoa 'cãi nhau' trước thềm khai giảng năm học mới

Mỗi năm, trước thềm năm học mới, giới phụ huynh và học sinh lại nháo nhào đi khắp các nhà sách thu gom từng cuốn sách giáo khoa cho kịp ngày khai giảng...

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Quảng cáo tìm người sang Israel làm việc là giả mạo, Bộ Nội vụ ra khuyến cáo

Bộ Nội vụ khẳng định chưa có chủ trương cho phép tuyển chọn và đưa lao động sang làm việc tại Israel trong tất cả các lĩnh vực ngành nghề.

Quảng cáo tìm người sang Israel làm việc là giả mạo, Bộ Nội vụ ra khuyến cáo

Cháy tại Hòa Phát Dung Quất là tin đồn thất thiệt

Mạng xã hội lan truyền thông tin về vụ cháy tại lò cao ở Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất (Quảng Ngãi), gây hoang mang trong dư luận. Nhưng đây là tin đồn thất thiệt.

Cháy tại Hòa Phát Dung Quất là tin đồn thất thiệt

Nhạc sĩ Viết tiếp câu chuyện hòa bình bác thông tin đánh bản quyền VTV

Một số tin tức nổi bật: Sao Việt chia sẻ khoảnh khắc đáng nhớ nhân Ngày của mẹ; Nhiều phim cho Ngày của mẹ; Nguyễn Văn Chung bác bỏ thông tin đánh bản quyền VTV; 'Điên nữ' Seo Ye Ji khoe ăn bún chả, chuối Việt Nam.

Nhạc sĩ Viết tiếp câu chuyện hòa bình bác thông tin đánh bản quyền VTV

Bị đùa giỡn quá trớn trên mạng, hai hãng thức ăn nhanh lên tiếng cảnh báo

Gần đây xuất hiện hàng loạt tài khoản giả mạo trên các nền tảng Facebook và TikTok, đăng tải các nội dung đùa giỡn quá trớn, thiếu chuẩn mực khiến hãng thức ăn nhanh KFC Việt Nam và Jollibee phải ra thông báo khẩn.

Bị đùa giỡn quá trớn trên mạng, hai hãng thức ăn nhanh lên tiếng cảnh báo

Thực hư chuyện nhà hàng ở Cát Bà thu thêm 100.000 tiền 'phí thái độ'

Nhà hàng Trường Phát ở thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng bị khách tố thu thêm 100.000 tiền 'phí thái độ'. Thực hư thế nào?

Thực hư chuyện nhà hàng ở Cát Bà thu thêm 100.000 tiền 'phí thái độ'

Tổng giáo phận TP.HCM cảnh báo hình ảnh Giáo hoàng Leo XIV tạo ra từ AI

Tổng giáo phận TP.HCM đăng cảnh báo trên Fanpage tổng giáo phận về việc nhiều người chia sẻ hình ảnh Giáo hoàng Leo XIV tạo ra từ AI gây nhiễu loạn thông tin.

Tổng giáo phận TP.HCM cảnh báo hình ảnh Giáo hoàng Leo XIV tạo ra từ AI
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar